K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2023

Những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến: Đều phê phán những sai lầm, những thói hư tật xấu của con người, để răn dạy và eust ra bài học đạo lí, kinh nghiệm sống.

25 tháng 1 2023

Điểm giống: Đều thuộc thể loại ngụ ngôn

Đều châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu

Điểm khác: 

''Đẽo cày giữa đường'': Phê phán những người không có chính kiến, chỉ biết a dua

''Ếch ngồi đáy giếng'': Phê phán những người hiểu biết nông cạn nhưng hay tỏ vẻ ta đây, coi khinh mọi thứ

''Con mối và con kiến'': Phê phán những người lười lao động, chỉ biết nghĩ lợi trước mắt

chị ơi chị có thể nx các câu tl văn gần đây của em đc ko ạ ?

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

Một số truyện ngụ ngôn đã học: Thầy bói xem voi, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

* Giống: Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác: Được kể bằng văn vần, lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Em khẳng định những câu chuyện trên đều là truyện ngụ ngôn vì chúng đều có đặc điểm tiêu biểu nhất của truyện ngụ ngôn như: 

- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người và không được miêu tả chi tiết về ngoại hình. 

- Nội dung ngắn gọn, thường được viết bằng thơ hoặc văn xuôi. 

- Cấu trúc: Tình hình ban đầu, xung đột, kết quả hoặc giải quyết, đạo đức. 

- Thời gian và không gian không cụ thể.

- Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.

14. Tình huống nào sau đây nói về con người không có chính kiến như trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”?A. Lan là một học sinh chăm chỉ và đầy nghị lực trong cuộc sống.   B. Trên đường về nhà, Mai nhìn thấy một túi nhỏ, bên trong có số tiền khá lớn. Không nghĩ ngợi nhiều, Mai lập tức đem túi cùng số tiền ấy đến công an để trình báo và tìm người đánh rơi.      C. Nga...
Đọc tiếp

14. Tình huống nào sau đây nói về con người không có chính kiến như trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”?

A. Lan là một học sinh chăm chỉ và đầy nghị lực trong cuộc sống.  

B. Trên đường về nhà, Mai nhìn thấy một túi nhỏ, bên trong có số tiền khá lớn. Không nghĩ ngợi nhiều, Mai lập tức đem túi cùng số tiền ấy đến công an để trình báo và tìm người đánh rơi.     

C. Nga là một học sinh giỏi và gia đình cũng rất khá giả. Tuy nhiên, không vì điều ấy mà Nga kiêu căng, ngược lại em luôn tiết kiệm tiền ăn quà vặt của mình để quyên góp, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.            

D. Mỗi lần có việc gì, Kiên đều hỏi ý kiến mọi người mà không quan tâm tới việc nó có phù hợp với bản thân mình hay không.

15. Trước một hiện tượng, sự việc có nhiều ý kiến khác nhau, chúng ta nên.

A. Nghe theo một cách vô điều kiện, không quan tâm tới việc nó có phù hợp hay không.  

B. Từ chối, phản đối tất cả các ý kiến ấy, bảo vệ quan điểm của mình đến cùng.    

C. Lắng nghe, tiếp thu một cách có chọn lọc những ý kiến tốt, phù hợp với mình.

D. Cả A và B đều đúng.

16. “Khi anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn” cho thấy anh thợ mộc đã tự rút ra bài học gì cho mình?

A. Không nên cả tin vào lời nói của người khác.       B. Không nên đổ hết tiền vốn mua gỗ.          

C. Phải có chính kiến riêng của bản thân.      D. Cả A, C đều đúng.

17. Từ bài học rút ra của anh thợ mộc, chúng ta có nên tin và làm theo lời khuyên của người khác?

A. Nên, vì lời khuyên đến từ những người có hiểu biết rất bổ ích.   

B. Không nên, ta cần có chính kiến.  

C. Vừa nên vừa không nên, ta cần lắng nghe những ý kiến bổ ích, đồng thời cũng cần phải có quan điểm cá nhân.  

D. Cả A, B, C đều sai.

18. Câu nói dân gian nào có nội dung giống “Đẽo cày giữa đường”?

A. Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.       

B. Kiến đen tha trứng lên cao,/ Thế nào cũng có, mưa rào rất to.

C. Mười tám cũng ừ,/ Mười tư cũng gật. D. Cả A và C đều đúng.

mik đang cần gấp

1
14 tháng 2 2023

14. Tình huống nào sau đây nói về con người không có chính kiến như trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”?

A. Lan là một học sinh chăm chỉ và đầy nghị lực trong cuộc sống.  

B. Trên đường về nhà, Mai nhìn thấy một túi nhỏ, bên trong có số tiền khá lớn. Không nghĩ ngợi nhiều, Mai lập tức đem túi cùng số tiền ấy đến công an để trình báo và tìm người đánh rơi.     

C. Nga là một học sinh giỏi và gia đình cũng rất khá giả. Tuy nhiên, không vì điều ấy mà Nga kiêu căng, ngược lại em luôn tiết kiệm tiền ăn quà vặt của mình để quyên góp, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.            

D. Mỗi lần có việc gì, Kiên đều hỏi ý kiến mọi người mà không quan tâm tới việc nó có phù hợp với bản thân mình hay không.

15. Trước một hiện tượng, sự việc có nhiều ý kiến khác nhau, chúng ta nên.

A. Nghe theo một cách vô điều kiện, không quan tâm tới việc nó có phù hợp hay không.  

B. Từ chối, phản đối tất cả các ý kiến ấy, bảo vệ quan điểm của mình đến cùng.    

C. Lắng nghe, tiếp thu một cách có chọn lọc những ý kiến tốt, phù hợp với mình.

D. Cả A và B đều đúng.

16. “Khi anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn” cho thấy anh thợ mộc đã tự rút ra bài học gì cho mình?

A. Không nên cả tin vào lời nói của người khác.       B. Không nên đổ hết tiền vốn mua gỗ.          

C. Phải có chính kiến riêng của bản thân.      D. Cả A, C đều đúng.

17. Từ bài học rút ra của anh thợ mộc, chúng ta có nên tin và làm theo lời khuyên của người khác?

A. Nên, vì lời khuyên đến từ những người có hiểu biết rất bổ ích.   

B. Không nên, ta cần có chính kiến.  

C. Vừa nên vừa không nên, ta cần lắng nghe những ý kiến bổ ích, đồng thời cũng cần phải có quan điểm cá nhân.  

D. Cả A, B, C đều sai.

18. Câu nói dân gian nào có nội dung giống “Đẽo cày giữa đường”?

A. Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.       

B. Kiến đen tha trứng lên cao,/ Thế nào cũng có, mưa rào rất to.

C. Mười tám cũng ừ,/ Mười tư cũng gật. D. Cả A và C đều đúng.

14 tháng 2 2023

cảm ơn nhéhaha

30 tháng 9 2023

Ví dụ: Treo biển.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

        Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

       Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.

       Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

       Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.

       Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.

       Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.

18 tháng 10 2023
1. Bài học rút ra từ truyện "Ếch Ngồi Đáy Giếng" là sự quan trọng của sự kiên nhẫn và kiên trì. Truyện nhắc nhở chúng ta không nên bỏ cuộc dễ dàng khi gặp khó khăn, mà hãy kiên nhẫn và kiên trì để vượt qua mọi thử thách 2. Đặc điểm của truyện ngụ ngôn trong văn bản "Ếch Đáy Giếng" là việc sử dụng nhân vật và tình huống hư cấu để truyền đạt một thông điệp hay một bài học. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng các hình ảnh, biểu tượng và tình tiết tượng trưng để truyền đạt ý nghĩa sâu sắc 3. Một ví dụ về văn bản khác thể loại trong bài 2 có thể là một bài viết khoa học về quá trình hình thành và phát triển của ếch trong môi trường sống của chúng 4. Công dụng của đấu chấm lửng là tạo ra một dấu chấm ngắn hơn dấu chấm câu thông thường, nhưng vẫn giữ lại một sự liên kết giữa các ý trong câu. Đấu chấm lửng thường được sử dụng để tạo ra sự gián đoạn, sự nghi ngờ hoặc để tạo ra một hiệu ứng câu chuyện dài dòng
bạn tham khảo nha
12 tháng 12 2017

a.RÚt ra kết luận làm thành luận điểm:

- Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng.

- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.

b.

- Xây dựng lập luận chính:

- Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện – kết quả)

- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. (quan hệ suy luận bác bỏ – khẳng định)

– Chẳng hạn, với đề "Không được chủ quan, kiêu ngạo", có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:

  - Mở bài: Không được chủ qua, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.

  - Thân bài:

    + Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.

    + Tác hại của thói huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo.

    + Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.

  - Kết bài: hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi.

19 tháng 2 2021

Thanks bạn