Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
- Từ " Bập bùng" trong câu thơ " Bập bùng hoa chuối trắng màu hoa ban" không thể thay thế được, mặc dù cũng vẫn có các từ đồng nghĩa không hoàn toàn với " bập bùng" nhưng các từ đó không thể miêu tả được hết cũng như không làm rõ được vẻ đẹp của hoa chuối giữa rừng xanh sâu thẳm.
Bài 2:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
- Công việc của bầy ong là đi hút mật, thụ phấn cho hoa, giúp cho quả trái được đâm chồi, không bị tàn phai theo tháng ngày. Cũng như để không phí phạm những công sức mà con người đã bỏ ra, bầy ong giúp cho họ thu nhận được những gì họ đáng có. Đó là những sản phẩm do chính mồ hôi, nước mắt họ bỏ ra, thật không dễ dàng gì để tiếp nhận được nếu như không có bầy ong.
- Trong câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa nhằm nhấn mạnh công lao của bầy ong trong đời sống kinh tế nông nghiệp. Nếu như không có bầy ong, những bông hoa rực rỡ kia sẽ không thụ phấn, sẽ không ra quả và sẽ héo dần, tàn phai theo tháng ngày. Dù chỉ có một việc rất nhỏ nhưng nó lại cần thiết, quan trọng.
Câu 3:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
- Các từ đồng nghĩa với Bác: Người, ông cụ --------> Làm cho câu thơ không bị lặp lại từ ngữ đã lặp ở câu trước, giúp cho sự diễn đạt được trau chuốt hơn.
- Câu thơ trên đã nói lên được sự nhớ nhung của con người Việt Bắc đối với Bác khi Bác sắp phải trở lại thủ đô Hà Nội ( vì lúc bấy giờ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc đã kết thúc thắng lợi), " mình" trong đoạn thơ này là tác giả. Tác giả rất buồn khi phải xa Việt Bắc và bày tỏ niềm xúc động bâng khuâng đó đối với Bác, rằng Việt Bắc rất nhớ Người, nhớ sự giản dị, thanh bạch của Người.
p/s
Trả lời
Từ "trăm"và từ "ngàn"trong hai câu thơ trên k có nghĩa laf 99+1 và 999+1
Hai câu thơ trên sử dụng bện pháp nghệ thuật so sánh,nhằm giúp ta thấy người con vượt bao gian nan thử thách,cũng k sao sánh đc vs những vất vả ,khó nhọc của mẹ nơi quê nhà,cho ta thấy sự yêu quý,kính trọng và trân trọng những việc mà mẹ đã lm,đã hi sinh
Theo em từ trăm và từ ngàn không có nghĩa là 99+1 hay 999+1 mà từ trăm và từ ngàn là hai từ so sánh : anh chiến sĩ đi nhiều nơi , đi qua rất nhiều kẽ núi , hang động , gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn không bằng người mẹ già tháng ngày mong chờ con về . Qua đó tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật qua từ "CHƯA BẰNG" , cách viết đó giúp em biết được rằng không có gì so sánh được với tình yêu con của cha mẹ du bạn muốn trả cũng không bao giờ trả được !!!
Trong đoạn thơ trên , nhà thơ Bế Kiến Quốc như muốn nói với chúng ta rằng : Ta học hành chăm chỉ thì trong cuốn vở hồng đẹp đẽ của chúng ta sẽ nghi lại những điểm 10 do chính kiến thức mà ngày đêm ta miệt mài học tập . Bởi vậy có thể nói : ngày hôm qua tuy đã qua đinhưng sẽ được nhắc đến khi ta có kiến thức, có thành quả mà "ngày hôm qua" ta đạt được
chúc bạn học tốt ^^
a. Từ ''ta'' trong đoạn thơ là chỉ ''bạn bè năm châu''. Từ '' ta '' là đại từ.
b. Mẹ mới mua một con dao rất sắc.
c. Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh và điệp ngữ.
d. Ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm trong đoạn thơ là muốn nói mọi người trên trái đất này rất đáng quý và màu da của mỗi người cũng rất đáng trân trọng.
Tk mình nha mọi người! Mình là thành viên mới.
a.Chỉ đồng bào, dân tộc Việt Nam
b.Em là một học sinh xuất sắc
c.MIêu tả, nhân hóa
d.Ý nói về mỗi con người đều có một kỹ năng hay cuộc sống riêng.Ko có ai là vô bổ
Trương Định (1820 – 1864) có tên đầy đủ là Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định. Ông sinh ra tại miền đất miền Trung nhiều nắng và gió Quảng Ngãi (trước là làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nay thuộc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).
Cha Trương Định là Lãnh binh Trương Cầm – là Hữu thủy Vệ dưới thời vua Thiêu Tri. Trương định kết hôn với vợ là bà Lê Thị Thưởng vào năm 1844. Ông còn có một bà vợ khác là Lê Thị Sanh.
Dưới thời nhà Nguyễn, Trương Định là một võ quan. Còn dưới thời Pháp giai đoạn 1859 -1864, ông trở thành người đứng đầu nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp, khẳng định tinh thần yêu nước dũng cảm khi đứng lên bảo vệ Tổ Quốc.
Trương Định sinh ra tại Quảng Ngãi nhưng nơi làm lên tên tuổi cũng như dấu ấn cuộc đời ông chính là Gia Định. Tại Gia Định, Bình Tây đại nguyên soái không tiếc sức người, sức của hết lòng đánh Tây.
Trương Định (chữ Hán: 張定; 1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864, trong lịch sử Việt Nam.
Mục lục
- 1Thân thế, sự nghiệp
- 1.1Trở thành thủ lĩnh chống Pháp
- 1.2Tuẫn tiết
- 2Tuyên bố
- 3Nhận xét
- 4Gia quyến
- 4.1Người vợ chính
- 4.2Người vợ thứ
- 5Lăng mộ
- 6Chú thích
- 7Liên kết ngoài
Thân thế, sự nghiệp
Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.
Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).
Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ,[1] hàm chánh lục phẩm
Trở thành thủ lĩnh chống Pháp
Mộ và đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), và từng đánh thắng đối phương ở Cây Mai, Thị Nghè...[2]
Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường.
Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mườivà kéo dài đến tận biên giới Campuchia.
Kể về ông ở giai đoạn này, sử nhà Nguyễn chép:
Trương Định am hiểu võ nghệ, dũng cảm, mưu lược. Tự Đức năm thứ 14 (1861), thành Gia Định hữu sự [3], Định hưởng ứng việc nghĩa, chiêu mộ thú dõng được hơn 6.000 người, lại kiêm quản những đầu mục thân hào mộ việc nghĩa, dồn lập 18 cơ quân, luôn chống đánh người Pháp, thu được súng ống khí giới và đúc chế thêm để dùng, được bạt bổ làm Quản cơ lĩnh Phó Lãnh binh Gia Định [4].
Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Cũng theo sử nhà Nguyễn thì:
Tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài [Tự Đức] truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên. Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòanhững người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản hiểu dụ". Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm [5].
Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, xưng là Trung thiên tướng quân[6], và được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.
Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công. Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.
Tháng 9 năm 1863, tướng Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.
Tuẫn tiết[sửa | sửa mã nguồn]
Bàn thờ Trương Định ở bên trong đền
Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời[7] thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống)[8]. Để bảo toàn khí tiết, ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864 [9]. Khi ấy, ông 44 tuổi.
Hay tin Trương Định tuẫn tiết, vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Ngãi). Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp thêm 6 năm nữa.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế điếu ông. Trích giới thiệu một bài:
Trong Nam, tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ
Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Quả ấn Bình Tây đất vội chôn
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ
Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.
Tuyên bố[sửa | sửa mã nguồn]
Tuyên bố của Trương Định trong thư trả lời thư dụ hàng của tướng Pháp Bonard vào cuối năm 1862:
“ | Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta. | ” |
Ông trả lời Phan Thanh Giản về việc bãi binh chống Pháp: “Triều đình nghị hòa thì cứ nghị hòa còn việc của Định thì Định cứ làm. Định thà đắc tội với Triều đình chứ không nỡ ngồi nhìn giang san này chìm đắm...”
Tuyên bố của Trương Định gửi các quan ở Vĩnh Long, để tỏ ý ly khai với Nam triều (vì sau hòa ước Nhâm Tuất, vua Tự Đức ra lệnh ông phải bãi binh) vào tháng 2 năm 1863:
“ | Muốn trở lại y như xưa, dân chúng ba tỉnh yêu cầu chúng tôi đứng đầu khởi nghĩa, chúng tôi không thể làm gì được khác. Chúng tôi chuẩn bị chiến đấu vào hướng Đông cũng như hướng Tây, chúng tôi chống đối và chiến đấu. Chúng tôi sẽ đánh ngã bọn giặc cướp... | ” |
“ | Chúng ta thề sẽ đánh mãi và đánh không ngừng, khi ta thiếu tất cả sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm võ khí cho quân lính ta... | ” |
Hịch của Trương Định (tháng 8 năm 1864):
“ | Lòng dân đã muốn ta lên làm nguyên nhung ba tỉnh, ta trông vào lòng dân yêu thương không phai lạt của mọi người đối với ta. Thế là xong bất dung tha giặc cướp. | ” |
Mấy đoạn trích trên, được ghi trang trọng tại đền thờ Trương Định, ở ngay trung tâm thị xã Gò Công.
Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng đài Trương Định ở trung tâm thị xã Gò Công
- Trung úy Léopold Pallu (1828-1891), sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của Phó đề đốc Charner, và là người chỉ huy đội thủy quân lục chiến đánh vào Đại đồn Chí Hòa, thành Định Tường (Mỹ Tho), viết:
Lúc bấy giờ (tháng 6 năm 1861) có một người An Nam rất cương quyết và hào hùng tên là Trương Dinh[10] cho biết sẽ dấy loạn khởi nghĩa trong toàn xứ...Là một trong số những người nhiều nghị lực nhất, anh ta đánh lừa là đã chết trong trận Gò Công, nhưng sau đó lại xuất hiện và chiến đấu trong hết mùa mưa...Mãi về sau này, khi ta đã chiếm Biên Hòa, tên Trương Dinh tung hoành tàn phá hết hai vùng tứ giác của ta...[11]
- Trong sách Sài Gòn xưa-Ấn tương 300 năm của nhà văn Sơn Nam có đoạn:
Yêu nước đậm đà, khảng khái trước nghĩa lớn, đứng hàng đầu trong phong trào kháng Pháp ở Nam Kỳ vẫn là Trương Định. Mang ơn vua, giữ đất cho vua (Gò Công là nơi phát tích của Phạm Đăng Hưng và con gái là bà Từ Dũ), nhưng chống lệnh khi cắt đất cho Pháp. Trương Định và dân đồn điền lợi dụng địa hình rừng ngập mặn Gò Công để khởi nghĩa, đắp đập, xây lũy. Giặc phải vất vả, tổ chức nội ứng mới giết được ông, qua nhiều cuộc hành quân cấp tướng, bố trí súng lớn trên thuyền nhỏ, để di chuyển nơi nước cạn. Địch phải đem xác ông phơi trước chợ để làm chứng cớ...và chôn ông giữa chợ, nếu chôn nơi hẻo lánh, e nghĩa quân lập đàn tế cờ, phục thù cho chủ tướng. Cụ Đồ Chiểu đã đem tất cả tâm huyết viết bài văn tế ông và 10 bài liên hoàn[12].
Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]
Người vợ chính[sửa | sửa mã nguồn]
Lê Thị Thưởng (?-?) là con gái một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công). Bà và Trương Định kết hôn năm nào không rõ, nhưng theo sử sách thì ...vào năm 1854, nhờ sự trợ giúp của gia đình bên vợ, Trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận (Gò Công)[13].
Sau khi chồng và con mất vì việc nước, chép chuyện của bà như sau:
(Trương Định) sau vì thất lợi mà mất, con ông là (Trương) Tuệ cũng chết vì việc quân, vợ (Trương) Định là Lê Thị Thưởng vì không nơi nương tựa nên về quê quán (Quảng Ngãi, quê chồng) làm ăn. Năm (Tự Đức) thứ 27 (1874), quan tỉnh Quảng Ngãi tâu rằng, (Trương) Định là người có nghĩa khí rất đáng khen mà nay vợ của (Trương) Định lại là người nghèo khổ, rất đáng thương. Vậy, xin cấp dưỡng suốt đời cho (vợ Trương Định) mỗi tháng 20 quan và 2 phương gạo...
Năm (Tự Đức) thứ 34 (tức năm 1881), lại cấp thêm cho người vợ (của Trương Định) mỗi tháng 10 quan, đồng thời, sai xã ấy phải thỉnh thoảng đến thăm. Khi bà mất, (vua ban) cho 100 quan tiền (để mai táng).[14]
Người vợ thứ[sửa | sửa mã nguồn]
Trần Thị Sanh (1820-1882) là em con cô của thái hậu Từ Dụ[15]. Trước khi về làm vợ thứ Trương Định, bà từng có một đời chồng là ông Dương Tấn Bổn và một cô con gái tên Dương Thị Hương[16]. Ông Bổn mất sớm[17], tình nghĩa vợ chồng đứt đoạn, bà Sanh quyết chí lo chuyện làm ăn và trở thành một trong những người giàu có ở xứ Gò Công.
Giàu có, bà Sanh dùng tiền mua lúa gạo, nhờ Trương Định đem cứu tế dân, và còn đưa tiền cho ông Định quy tụ dân đi khai khẩn đất đai. Sau khi chồng chết được 2 năm, bà về làm hầu thiếp cho Trương Định[17], nên dân gian mới gọi là bà Hầu.
Gò Công có bốn tổng giàu,
Mà riêng có một bà Hầu giàu to.[18]
Khi Trương Định phất cờ đánh Pháp, bà Sanh (khi này đã trở thành vợ thứ Trương Định) lo việc rèn vũ khí, tích trữ lương thực cho nghĩa quân. Khi chồng mất, bà đem xác ông về chôn tại Gò Công.
Năm 1864, sau khi Trương Định tuẫn tiết, bà Sanh vào chùa quy y, giao quyền trông nom gia sản cho con riêng Dương Thị Hương và rể là Tri huyện Trường Bình...
Lăng mộ[sửa | sửa mã nguồn]
Mộ Trương Định ban đầu (1864) được làm bằng hồ ô dước và trên bia đá có khắc mấy chữ: Đại Nam - An Hà lãnh binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân Trương công húy Định chi mộ. Nhà cầm quyền Pháp bắt đục bỏ hàng chữ Bình Tây Đại tướng quân và phạt bà Sanh 10.000 quan tiền vì tội lập bia trái phép.
Năm 1874, bà Sanh làm đơn xin tu sửa mộ cho chồng. Lần này mộ Trương Định được xây bằng đá hoa cương, có 3 bức hoành phi và 6 trụ đá ghi lại thân thế và sự nghiệp của ông. Một lần nữa, các hoành phi và trụ đá bị Pháp ra lệnh đục bỏ...[19]
Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết: "Trải nhiều năm Pháp thuộc, mộ Trương Định trở thành hoang phế. Sau có bà Huỳnh Thị Điệu, còn gọi là bà Phủ Hải[20], cho sửa chữa lại. Năm 1956, được sửa sang lần nữa"...[21]
Từ năm 1972 đến năm 1973 xây thêm đền thờ. Lăng mộ và đền thờ Trương Định đã được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia ngày 6 tháng 12 năm 1989.
Lễ hội tưởng niệm ông diễn ra tại đây các ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch hàng năm.
Những câu thơ trên gời cho em nhớ đến sự kiền lịch sử : Điện Biên Phủ
hai câu trên gợi cho em nhớ đến Trận đánh Điện Biên Phủ của quân và dân ta là một trận đánh lịch sử, mang ý nghĩa thời đại sâu sắc. Khi các chiến sĩ ta quần nhau với địch trong những chiến hào ở Điện Biên Phủ, có hang nghìn triệu người lương thiện khắp thế giới hồi hộp chờ tin các anh. Với tầm nhìn của một nhà cách mạng chiến lược, với biệt tài dựng lên những khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn của chiến trường Điện Biên, Tỗ Hữu đã khẳng định niềm vui và tự hào này không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của nhân dân toàn thế giới:
“Điện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta
Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hòa vui chung”.
chúc bạn hk tốt