Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những thành công của Nam Cao trong việc xây dựng những hình tượng người nông dân Việt Nam sống dưới ách thống trị nặng nề trong xã hội thực dân nửa phong kiến, những con người phải sống một cuộc đời đầy đau khổ nhưng vẫn mang một vẻ đẹp tâm hồn thật cao quý. Nếu lão Hạc là hình tượng nhân vật gây xúc động bởi tình phụ tử thiêng liêng và nhân cách cao thượng thì ông giáo cũng là điểm sáng về tình thương người, về cách nhìn đầy cảm thông trân trọng đối với người nông dân nghèo đói đương thời.
Trước hết, ta thấy nhân vật “tôi" trong tác phẩm là một người trí thức nghèo. Nghề giáo trong xã hội ấy thường bị thất nghiệp. Mọi mơ ước, lí tưởng, mọi nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ đành bỏ dở và phai nhạt dần. Kể cả những cuốn sách quý giá ông giáo cũng đành bán đi để chữa bệnh cho con. Ông giáo, do đó, rất cảm thông với nỗi đau xót của lão Hạc… ông tâm sự như muốn nói với người bạn đồng cảnh ngộ: “Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!"
Từ kinh nghiệm, từ nỗi đau bản thân, ông giáo dễ dàng thông cảm với lão Hạc. Ông thấy được phẩm chất cao quý của lão Hạc và rất trân trọng lão Hạc. Ông đã nhận xét nếu không hiểu sâu tâm hồn phẩm chất của họ, ta chỉ thấy họ ngu dốt, gàn dở, xấu xa! Ngược lại, đã hiểu và yêu quý lão Hạc, ông giáo ngầm giúp đỡ lão Hạc đến nỗi vợ của ông phàn nàn trách cứ. Đó là thời buổi cái đói khổ và cái chết chóc đang rình rập bất cứ ai! Hiểu nhau ở tinh thần, thể hiện bằng hành động giúp đỡ cụ thể, điều đó rõ là tình cảm sâu xa, nhân hậu.
Tuy nhiên, cả một xã hội đang bị cảnh chết đói đe dọa, có người còn giữ được đạo đức nhân cách, có người phải trộm cắp để sống. Vì vậy, thấy lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông giáo lầm tưởng lão Hạc cũng từ bỏ nhân cách, đói nghèo đến liều lĩnh rồi. Dù vậy, ông giáo cũng suy nghĩ rất nhân hậu: Lão Hạc lại nối gót Binh Tư làm nghề bắt trộm chó để sống, lẽ nào một con người hiền lành chất phác như vậy mà giờ đây lại có ý nghĩ và hành động xấu xa đến nhu thế? Vừa kính nể về nhân cách, vừa thương vì hoàn cảnh túng cùng, ông giáo cảm thấy buồn trước sự suy thoái đạo đức. Đến lúc nghe và thấy cái chết thảm khốc vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo chợt nhận ra: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Thật vậy, cuộc đời chưa hẳn đáng buồn vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Chưa hẳn đáng buồn, vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin cậy của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Nhưng đời đáng buồn theo nghĩa khác: Ông giáo buồn vì con người mà ông đang yêu mến, quý trọng ấy lại nghèo đến nỗi không có cái ăn để tồn tại trên cõi đời này. Cuộc đời con người lương thiện lại bi thảm đến thế? Vậy thì chân lí “ở hiền gặp lành” còn tồn tại nữa chăng?
Đối với lão Hạc, còn quý gì hơn lời hứa thực hiện điều ông trăn trối: Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão… cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào”. Ta như nghe ông giáo đang thề nguyện trước vong linh người đã khuất, ta tin rằng ông sẽ làm tròn lời hứa với lão Hạc.
Truyện Lão Hạc đã cho ta thấy xã hội đương thời có nhiều cảnh bi thương, dồn con người lương thiện vào đường cùng không giúp được, không cưu mang nổi nhau để cuối cùng phải tự kết liễu đời mình một cách thảm thương. Ý nghĩa tố cáo của truyện thật sâu sắc!
Tóm lại, ông giáo là người trí thức, không may mắn trong xã hội đương thời nhưng vẫn có tấm lòng nhân hậu đáng quý, có cái nhìn sâu sắc để cảm thông chia sẻ và quý trọng một người chất phác thật thà như lão Hạc. Biết bao người có lòng nhân hậu mà không giúp nhau vượt qua bi kịch của cuộc sống! Qua ông giáo, ta hiểu cái nhìn cảm thông tin tưởng của Nam Cao đối với nhân cách đáng quý: dù đó là trí thức hay nông dân thì quan hệ giữa họ vẫn là tri kỉ, họ có thể kỉ thác những điều hệ trọng, thiêng liêng nhất đời mình.
Tham khảo:
Em có thể dựa vào bài này để làm thành một bài mới!
Truyện ngắn " Lão Hạc " của Nhà văn nam cao cho em thấy Lão Hạc là 1 người nông dân giàu lòng tự trọng.Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng để chúng ta ca ngợi và noi theo.
Bài 1 :
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
CÂU TRẢ LỜI LÀ : CẬU VÀNG ĐI THẬT RỒI ÔNG GIÁO Ạ !!!!!!!
Tham khảo:
Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Lão thương đứa con trai không đủ tiền lấy vợ mà phải bỏ nhà xa xứ. Ngày đêm lão mong nhớ đến con, lão ân hận, day dứt, buồn bã, đau đớn tuyệt vọng bởi lão không lo được hạnh phúc cho con để con lão phải phẫn chí đi làm đồn điền cao xu. Khi đến bước đường cùng, cuộc sống khó khăn, khốn khổ, vì lão muốn dành mảnh vườn, và tiền số tiền mà lão dành cho con, lão đã chọn đến cái chết, một cái chết đau đớn, dữ dội, ghê gớm như cái chết cậu Vàng – kỉ vật của người con trai. Qua đó ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người cha nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt mà lớn lao của Lão Hạc, một tình thương đầy lòng vị tha, của đức tính cao cả, giàu lòng tự trọng đáng kính.
Tham khảo:
Sau khi bán Vàng, ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn văng những câu chửi thề để chửi chính bản thân mình “ khốn nạn.. Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một con chó là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.
Từ đau đớn thương cậu Vàng đến day dứt lương tâm Lão Hạc chuyển đến sự chua chát trong cuộc đời của mình. Ông nói để hóa kiếp cho con chó ấy nhưng qua đó ta thấy được kiếp người trong xã hội ấy chẳng khác nào kiếp chó. Và dù sao thì cũng phải chết. Qua đây ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một con chó cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với con chó ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân.