K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2022
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. - Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. - Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu...

Giúp mik với 1) Ngyên nhân những cuộc phát kiến lớn về Địa lý lớn ở Châu Âu thé kỉ XV ? Tên nười phát kiến? Tên cuộc phát phát kiến? Thời gian?2) Tổ chức bộ máy chình quyền, quân đội , đời sống xã hội, tình hình, giáo dục, văn hóa xã hội thời Lý3) Diễn biến cuộc kháng chiến lần 2, lần 3 chống quân Mông Nguyên4) Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử cuộc háng chiến chống quân...
Đọc tiếp

Giúp mik với khocroi

1) Ngyên nhân những cuộc phát kiến lớn về Địa lý lớn ở Châu Âu thé kỉ XV ? Tên nười phát kiến? Tên cuộc phát phát kiến? Thời gian?

2) Tổ chức bộ máy chình quyền, quân đội , đời sống xã hội, tình hình, giáo dục, văn hóa xã hội thời Lý

3) Diễn biến cuộc kháng chiến lần 2, lần 3 chống quân Mông Nguyên

4) Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử cuộc háng chiến chống quân Mông Nguyên

5) Nhà Trần phục hồi và phát triển kinh tế ?

6) Sau Khi Ngô Quyền dánh thắng quân Nam Hán 938, ông đã có việc làm gì để củng cố đất nước? Bạn đánh giá như thế nào về công lao Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc ta? Bạn dã làm gì để xứng đáng với công lao to lớn của các anh hùng dân tộc?

Giúp mik nha! Mik cảm ơn

2
27 tháng 12 2016

c4

Nguyên nhân thắng lợi

-Đều có sự tham gia của các tầng lớp nhân dân ,các thành phần dân tộc ,tạo nên khối đoàn kết toàn dân, trong đó các vương hầu quan lại là hạt nhân

-Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

-Sự hi sinh cao cả của toàn dân ta , đặc biệt là quân đội nhà Trần

-Sử dụng chiến lược chiến thuật hợp lí và sáng tạo của người chỉ huy

Ý nghĩa lịch sử

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên ,bảo vệ độc lập dân tộc ,toàn vẹn lãnh thổ,khẳng định sức mạnh:

- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự VN

- Để lại bài học vô cùng quý giá, củng cố khối đoàn kết toàn dân và sự quan tâm của nhà nước đối với nhân dân

-Ngăn chặn những cuộc xâm lăng của quân Nguyên đối với á nước khác

29 tháng 12 2016

Thank you! vui

Câu 1: Nêu nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục hưng?Câu 2: Trình bày nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ và Can-vanh?Câu 3: Nêu những nét lớn về tình hình kinh tế nước ta thời Đinh-Tiền Lê? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển?Câu 4: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt thay đổi như thế nào ở thời ĐinhTiền Lê? Tại sao ở thời...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục hưng?

Câu 2: Trình bày nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ và Can-vanh?

Câu 3: Nêu những nét lớn về tình hình kinh tế nước ta thời Đinh-Tiền Lê? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển?

Câu 4: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt thay đổi như thế nào ở thời ĐinhTiền Lê? Tại sao ở thời Đinh-Tiền Lê các nhà sư lại được trọng dụng?

Câu 5: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dời đô từ Cổ Loa ra Hoa Lư?

Câu 6: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

Câu 7: Em đánh giá như thế nào về hành động trao áo long bào cho Lê Hoàn của Thái hậu Dương Vân Nga?

Câu 8: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? Nhận xét?

Câu 9: Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 do Lê Hoàn chỉ huy?

Câu 10: Tại sao nhà Lý dời đô về thành Đại La?

Câu 11: Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý? Nhận xét?

Câu 12: Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta?

Câu 13: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? Nhận xét về cách kết thúc chiến tranh của ông?

12
20 tháng 10 2016

câu 2:

-người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M.Lu-thơ(1483-1546),một tu sĩ ở Đức.ông kịch liệt lên án những hành vi tham lamvà đồi bại của Giáo hoàng,chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội,đòi bãi bỏ những thủ tục,lễ nghi phiền toái,đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

-tại thụy sĩ,một giáo phải cải cách khác ra đời,gọi là đạo Tin Lành,do Can-vanh sáng lập,được đông đảo nhân dân tin theo.

20 tháng 10 2016

câu 4:

  • tổ chức xã hội:
  • 2 TẦNG LỚP BỊ TRỊ THỐNG TRỊ VUA QUAN MỘT SỐ NHÀ SƯ NÔNG DÂN THỢ THỦ CÔNG THƯƠNG NHÂN MỘT SỐ ĐỊA CHỦ NÔ TÌ -các nhà sư vẫn đc trọng dụng vì các nhà sư là những người có học,giỏi chữ hán,đc nhà nước và nhân dân quý trọng.
15 tháng 11 2016

Cho biết đinh bộ lĩnh đã làm gì để thống nhất đất nước?

Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước

15 tháng 11 2016

giải thích lý do đinh bộ lĩnh chọn hoa lư để đóng đô .

Vinh là một vùng đất đẹp, thuận lợi, dân cư sinh sống đông

27 tháng 10 2016

1 chiến tranh xâm lược chống quân nam hán,quân tống,quân khmer

 

27 tháng 10 2016

4.

-chủ động tấn công để phòng thủ.

-đánh vào tâm lí lòng người.

-xây dựng phòng tuyến vững chắc.

-chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.

30 tháng 9 2016

Câu 1 :

+Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
+Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.

Câu 2:

 

Khởi đầu kỷ nguyên độc lập, trải qua 3 triều Ngô (939 - 968), Đinh (968 - 981), Tiền Lê (981 - 1009), nhân dân Việt tiếp tục đấu tranh chống xu hướng cát cứ 12 sứ quân, bảo vệ sự thống nhất và chống quân xâm lược Tống (981), giữ vững nền độc lập.

 

Thời Đinh, tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô đóng tại Hoa Lư, bộ máy nhà nước được tổ chức với hệ thống quan văn võ và bộ phận tăng quan (sư tăng làm quan). Nước được chia làm nhiều đạo. Khoảng năm 970 Đinh Tiên Hoàng phát hành đồng tiền đầu tiên của đất nước: đồng “Thái Bình Hưng Bảo”.

Kinh đô Hoa Lư bấy giờ có diện tích khoảng 300ha - hiện nay thuộc xã Trường Yên, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình - cách La Thành (Hà Nội) khoảng 100km về phía Nam. Đó là một vùng trũng thấp được bao bọc chung quanh phía Đông, Tây, Nam bằng dãy núi đá vôi hiểm trở và sông Hoàng Long ở phía Tây Bắc thành một con hào tự nhiên khiến Hoa Lư trở thành nơi đất hiểm, thuận lợi cho việc phòng thủ. Các vết tích còn lại của tường thành có đoạn lên tới 500m cho thấy Hoa Lư được xây dựng rất kiên cố với kỹ thuật đóng cọc cừ, xây ốp gạch… những viên gạch lớn cỡ 30 x 16 x 4cm trên có hoa văn hoa lá, hoặc có chữ Hán       “Đại Việt quốc quân thành chuyên”,  西  “Giang Tây quân” … tìm thấy rất nhiều ở Hoa Lư đã chứng minh một thời vinh quang của cố đô.

Gạch nền: được phục nguyên từ một mảnh gạch nhỏ. Hoa văn hoa sen trên gạch cho thấy truyền thống trang trí hoa sen trong mỹ thuật Việt Nam có nguồn gốc rất lâu đời mà ngay từ thời Đinh - Thời đại độc lập đầu tiên của Việt Nam đă từng sử dụng.

Tượng chim: có hình dạng một con vịt ngồi xếp cánh, đầu quay về phía sau. Tượng bị găy đầu và được phục nguyên lại. Đây là loại tượng chim được trang trí trên các công trình kiến trúc thời đầu độc lập. Từ thế kỷ XI, tưng chim được chế tác đứng trên ngói bò làm vật trang trí trên nóc cung điện với trình độ mỹ thuật cao hơn, đẹp hơn (Xem hình số 26), sau TK XV, ít thấy loại tượng này.

 

 

 

Tiền “Thái Bình Hưng Bảo”: hình tròn lỗ vuông, có gờ viền mép và viền lỗ ở cả 2 mặt. Mặt tiền 4 chữ Hán     “ Thái Bình Hưng Bảo” đọc trên xuống, bên phải qua. Lưng tiền 1 chữ Hán  “ Đinh” nằm ở cạnh dưới lỗ vuông. Chữ “Đinh” chính là quốc tính, họ của vua nước Đại Cồ Việt: Đinh Bộ Lĩnh. Tiền “Thái Bình Hưng Bảo” chính là biểu hiện của ý chí độc lập được đúc kết lại sau hơn 1.000 năm lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.

Tiền “Thiên Phúc trấn bảo”: hình tròn lỗ vuông, có gờ viền mép và viền lỗ ở cả 2 mặt. Mặt tiền 4 chữ Hán    “Thiên Phúc Trấn Bảo” đọc trên xuống, bên phải qua. Lưng tiền 1 chữ Hán  “ Lê” đối lưng với chữ  Thiên. Chữ “Lê” chính là quốc tính, họ của vua nước Đại Cồ Việt: Lê Hoàn.

Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn được triều thần suy tôn làm vua, lập ra nhà Lý. Tiếp nối sự nghiệp độc lập, năm 1010, nhà Lý dời đô về La Thành (Hà Nội ngày nay) và đổi tên kinh đô là Thăng Long. Năm 1054 Lý Thánh Tông khẳng định tên nước là Đại Việt.

 Dưới thời Lý, song song với việc xây dựng hoàng thành Thăng Long, công cuộc tổ chức và kiến tạo đất nước được đẩy mạnh: nhà Lý chia nước làm nhiều lộ và phủ (đơn vị như tỉnh ngày nay), ban hành bộ Hình thư (1042), hoàn chỉnh quan lại theo hệ thống cửu phẩm (1089) và các tăng quan, định quân hiệu hoàn thiện quân chính quy, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (nhà nước có việc thì ra làm lính, bình thường ở nhà làm ruộng), đắp đê Cơ Xá hình thành hệ thống đê điều thành Thăng Long, có nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Về ngoại thương năm 1149 lập thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay) buôn bán với nước ngoài. Thuyền buôn các nước trong khu vực như Tiêm La (Thái Lan), Trảo Oa (Java - Indonesia), Lộ Lạc (Sarawak? - Malaysia) đều đã đến đây trao đổi hàng hóa... Về giáo dục, năm 1070 xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử, xác định ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo- Trung quốc. Năm 1075 nhà Lý mở khoa thi đầu tiên lấy người làm quan và từ đó về sau định kỳ tổ chức các kỳ thi chọn nhân tài. Năm 1076 mở Quốc tử giám - trường đào tạo con em của triều đình. Về văn hóa nghệ thuật: ca múa nhạc, lễ hội, sáng tác thơ văn, sáng tạo chữ Nôm, điêu khắc, kiến trúc… đồng loạt phát triển rực rỡ trong đó tiêu biểu nhất là cụm kiến trúc hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột (1049) và nghệ thuật múa rối nước... Về an ninh quốc phòng giữ vững biên giới phía Bắc và mở rộng lănh thổ về phía Nam. Năm 1171, Lý Anh Tông cho vẽ quyển địa đồ đầu tiên của Đại Việt [40, tr.104].

Hai chiến công oanh liệt của thời Lý là trận đánh Khâm Châu, Liêm Châu (thuộc Quảng Đông), Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay) do Lý Thường Kiệt và Tôn Đản chỉ huy năm 1075 và trận đánh đuổi quân xâm lược Tống năm 1077 tại phòng tuyến sông Cầu dưới sự lãnh đạo của thái úy Lý Thường Kiệt.

Trong cuộc chiến cam go chống quân xâm lược Tống tại phòng tuyến sông Cầu, xuất hiện bài thơ thần trên sông Như Nguyệt:

南國山河南帝居,

截然定分在天書.

如何逆虜來侵犯,

汝等行看取敗虛.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. ”

Nghĩa là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở,

Rành rành đă định tại sách Trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay bị đánh thua tơi bời”

Bài thơ hùng tráng khẳng định quyền bất khả xâm và ý chí quyết tâm đánh giặc, vẳng ra từ một ngôi miếu thờ thần trên sông Cầu trong không gian vắng lặng đầy căng thẳng và chết chóc của đêm khuya chờ địch, đã trở thành một bài hịch - một tuyên ngôn có hoàn cảnh ra đời oai hùng và lãng mạn độc nhất trong lịch sử Việt Nam.

 Cuối thời Lý, nền văn minh Thăng Long đã hình thành trên cơ sở quốc gia Đại Việt hùng mạnh.

Thời Lý đã sản xuất một khối lượng hiện vật to lớn, nhưng những gì còn lại tới ngày nay không nhiều, một phần mất mát đó là do thời gian và khí hậu, phần khác gấp nhiều lần là do tàn phá của chiến tranh trong thời Trần, đặc biệt đáng kể là trong cuộc chiếm đóng của quân Minh đầu TK XV.

 - Đồ đất nung: thời Lý phát triển rất mạnh để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước nhất là xây dựng hoàng thành Thăng Long và các nhu cầu khác của nhân dân. Đó là các loại gạch, ngói in nổi hoa dây, sen, cúc, hồi văn, rồng phượng, bướm… và các loại hình tượng dùng trong kiến trúc như: rồng, phụng, mặt hổ, lá đề, tháp, phỗng…

Thời Lý, đạo Phật được tôn sùng: chùa tháp được xây dựng khắp nơi, hình tượng Phật, đồ vật phục vụ thờ cúng được chế tác nhiều với tính mỹ thuật và tính dân tộc cao. Khối hoa sen nói trên gồm 2 lớp cánh sen lớn nhỏ tỏa ra từ một hình trụ tròn, trên mỗi cánh sen trang trí chạm chìm cúc dây. Đây là một trong những hiện vật liên quan đến đạo Phật, gợi nhớ bệ hoa sen của Thích Ca sơ sinh, cũng có thể là vật dùng trong buổi lễ tắm Phật.

Viên gạch không có hoa văn, trên mặt gạch nổi lên 2 hàng chữ Hán theo chiều dọc từ phải sang trái:

     

     

Lý Gia Đệ Tam Đế Chương

Thánh Gia Khánh thất niên tạo

Nghĩa là: làm vào năm thứ 7 niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh đời vua thứ 3 triều Lý (tức đời vua Lý Thánh Tông, dương lịch là năm 1065).

 So với các viên gạch thời Đinh thì viên gạch này lớn hơn, lại ghi rõ niên hiệu và năm thực hiện, tuy chỉ là biểu hiện trên một hiện vật nhỏ bé là viên gạch song đó là điều trước đây chưa từng có và sau này cũng không có, chứng tỏ ý thức chủ nhân và chủ quyền đất nước được nhà Lý hết sức quan tâm. Loại gạch này đã góp phần xây dựng nên kinh đô huyền thoại: hoàng thành Thăng Long thời Lý.

- Gốm tráng men: thời Lý chủ yếu là đồ đựng và đồ mỹ thuật với khuynh hướng thể hiện hoa sen gồm các loại men trắng, trắng ngà, men ngọc ngả màu nước dưa, men xanh lục, men nâu. Gốm Lý có nét thanh nhã với xương gốm mỏng, men mỏng và đường nét mảnh. Vì sử dụng chủ yếu là đất sét trắng nên xương gốm thường có màu khoai sọ. Tuy nhiên men có độ bám không chắc với xương gốm nên hiện nay có nhiều sản phẩm bị tróc men. Nhìn chung gốm thời Lý nhẹ lửa và nhẹ cả về trọng lượng. Hoa văn trên đồ gốm thời Lý tương tự như hoa văn trên đồ đất nung nhưng được trang trí với các thủ pháp khác biệt: khắc chìm, in khuôn… Loại hình đồ đựng thường gặp là : thạp, bát, đĩa, hộp, ấm, bình, liễn, ống nhổ… Gốm men thời Lý chủ yếu phục vụ tầng lớp trên.

 Bát có xương gốm mỏng, dáng phễu nhẹ nhàng, thanh thoát với màu xanh lục nền nã. Mặt ngoài bát không trang trí. Trong lòng in khuôn chìm hồi văn và vân khánh.

 - Hiện vật chất liệu đá thời Lý thường là các loại bia kỷ niệm, các loại hình tượng tôn giáo và các tượng linh thú: voi, trâu; một số là hiện vật kiến trúc như đá tảng kê chân cột.

Câu 4:

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
Câu 5:

a) Nguyên nhân thắng lợi -Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều. -Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc. - Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt. - Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động... b) Ý nghĩa lịch sử - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao. - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
Chúc bạn học tốt

1 tháng 10 2016

Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì ? 

- Vì nhà Tống gặp phải  nhũng khó khăn chồng chất trong nước ngân khố cạn kiệt , tài chính nguy ngập , nội bộ mâu thuẫn , và thường xuyên bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu ,....

nên mới dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng nói trên nên mỚI XÂM LƯỢC ĐẠI VIỆT

 

1 tháng 10 2016

Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đách giặc của Lý Thường Kiệt 

 Là Tiến công trước để tự vệ , ngồi yên đọi giặc không bằng đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc 

25 tháng 12 2016

2. Phương đông
- Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn
- Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao
- Nền kinh tế dựa trên Nông nghiệp là chính, kết hợp TCN
- Xã hội phân chia 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân
Phương tây
- RA đời muộn, kết thúc sớm
- Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định
- Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính

25 tháng 12 2016

4. kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ 3

* Chọn phương án trả lời đúng nhất - (mỗi ý đúng 0,25 điểm).Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII làA. tượng Phật Bà Quan Âm (Bắc Ninh).​B. chùa Tây Phương (Hà Nội).C. chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).​D. Khuê văn các (Hà Nội).Câu 2. Kinh đô nước ta dưới triều Nguyễn đặt ởA. Hà Nội.​B. Sài Gòn.​C. Phú Xuân (Huế).​D. Đà Nẵng.Câu 3. Tên một làng tranh dân gian nổi...
Đọc tiếp

* Chọn phương án trả lời đúng nhất - (mỗi ý đúng 0,25 điểm).
Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII là
A. tượng Phật Bà Quan Âm (Bắc Ninh).​B. chùa Tây Phương (Hà Nội).
C. chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).​D. Khuê văn các (Hà Nội).
Câu 2. Kinh đô nước ta dưới triều Nguyễn đặt ở
A. Hà Nội.​B. Sài Gòn.​C. Phú Xuân (Huế).​D. Đà Nẵng.
Câu 3. Tên một làng tranh dân gian nổi tiếng thế kỉ XIX là:
A. Bát Tràng         B. Đông Hồ​      ​C. Đình Bảng  ​ ​ D. Thăng Long
Câu 4. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là
A. lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
B. bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
C. nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm.
D. sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 5. Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?
A. Phú Xuân. ​B. Thăng Long.​C. Bình Định.​D. Thanh Hóa.
Câu 6. Việc làm nào không phải của nhà Nguyễn sau khi được thành lập?
A. Ban hành bộ luật Hồng Đức.
B. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
C. Xây dựng thành trì ở kinh đô, nhà vua trực tiếp điều hành công việc.
D. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất.
Câu 7. Thời kì nào nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ?
A. Thời kì nhà Đinh.​B. Thời kì nhà Ngô.
C. Thời kì nhà Lý.​D. Thời kì nhà Trần.
Câu 8. Thời Lê sơ là thời kì nào trong lịch sử nước ta?
A. Thời kì Lê Hoàn và Lê Long Đỉnh lên làm vua (980 - 1009).
B. Thời kì Lê Lợi lên ngôi vua (1428 - 1527).
C. Thời kì Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
D. Thời kì Trịnh Tùng giúp nhà Lê diệt nhà Mạc, khôi phục vương triều Lê.
Câu 9: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Câu 10: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?
A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.
D. Được nhà Tống giúp đỡ.
Câu 11. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định chủ quyền dân tộc.​​B. Phô trương thanh thế.
C. Muốn lên ngôi từ lâu.​D. Uy hiếp địch.
Câu 12. Cách  đánh giặc của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến có điểm gì giống nhau?
A. Tổng tiến công ngay từ đầu.
B. Dụ địch ra hàng.
C. "vườn không nhà trống” đẩy giặc vào thế bị động.
D. Phòng thủ biên giới vững chắc.

2

- Sai thì choii

* Chọn phương án trả lời đúng nhất - (mỗi ý đúng 0,25 điểm).

Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII là

A. tượng Phật Bà Quan Âm (Bắc Ninh).​B. chùa Tây Phương (Hà Nội).C. chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).​D. Khuê văn các (Hà Nội).

Câu 2. Kinh đô nước ta dưới triều Nguyễn đặt ở

A. Hà Nội.​B. Sài Gòn.​C. Phú Xuân (Huế).​D. Đà Nẵng.

Câu 3. Tên một làng tranh dân gian nổi tiếng thế kỉ XIX là:

A. Bát Tràng         B. Đông Hồ​      ​C. Đình Bảng  ​ ​ D. Thăng Long

Câu 4. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là

A. lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

B. bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

C. nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm.

D. sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.

Câu 5. Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?

A. Phú Xuân. ​B. Thăng Long.​C. Bình Định.​D. Thanh Hóa

.Câu 6. Việc làm nào không phải của nhà Nguyễn sau khi được thành lập?

A. Ban hành bộ luật Hồng Đức.

B. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

C. Xây dựng thành trì ở kinh đô, nhà vua trực tiếp điều hành công việc.

D. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất

Câu 7. Thời kì nào nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ?

A. Thời kì nhà Đinh.​B. Thời kì nhà Ngô.C. Thời kì nhà Lý.​D. Thời kì nhà Trần.

Câu 8. Thời Lê sơ là thời kì nào trong lịch sử nước ta?

A. Thời kì Lê Hoàn và Lê Long Đỉnh lên làm vua (980 - 1009).

B. Thời kì Lê Lợi lên ngôi vua (1428 - 1527).

C. Thời kì Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

D. Thời kì Trịnh Tùng giúp nhà Lê diệt nhà Mạc, khôi phục vương triều Lê.

Câu 9: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?

A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

D. Được nhà Tống giúp đỡ.

Câu 1. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định chủ quyền dân tộc

.​​B. Phô trương thanh thế.

C. Muốn lên ngôi từ lâu

.​D. Uy hiếp địch.

Câu 12. Cách  đánh giặc của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến có điểm gì giống nhau

?A. Tổng tiến công ngay từ đầu.

B. Dụ địch ra hàng.

C. "vườn không nhà trống” đẩy giặc vào thế bị động

.D. Phòng thủ biên giới vững chắc.