Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Vào sinh nhật lần thứ 9 của em, ba đã tặng cho em một chú mèo con. Em thích lắm, bèn đặt tên cho chú là MiMi.
MiMi có bộ lông trắng như tuyết đầu mùa. Hai mắt tròn xoe như hai viên bi, đen láy. Buổi tối, mắt chú như được ai đó lắp đèn phát quang vào mắt. Cái đầu như quả bóng tennis. Hai cái tai nhỏ nhỏ, xinh xinh, luôn dỏng lên để nghe ngóng. Tiếng động cho dù có nhỏ đến mấy chú cũng có thể nghe thấy được. Cái mũi hồng nhỏ nhắn, lúc nào cũng có vẻ ươn ướt như người bị cảm cúm. Bộ vuốt sắc nhọn, vũ khí giúp chú bắt chuột. Cái đuôi cong tít lên khi em chơi với chú. MiMi bắt chuột rất giỏi, nên từ khi có chú không một con chuột nào có thể ăn vụng thóc nhà em nữa. Mỗi khi em về thì MiMi thường chạy ra tận cổng để đón em. Chú cũng rất thích chơi với cuộn len. Chú thích ăn cá vô cùng, mà một điều đặc biệt là chú ăn rất nhanh nhưng không bao giờ bị hóc xương cả.
Gia đình em ai cũng yêu quý MiMi. Nó không chỉ là thú cưng mà còn là một thành viên rất quan trọng trong gia đình.
Học tốt nha bn. Do mk ko có thời gian nên chỉ làm đc đề 1
Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian tuy ngắn mà vui vẻ nhất, ý nghĩ nhất trong đời người. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây phượng vĩ trước cổng trường em
Nhìn từ xa cây phượng như một chiếc ô khổng lồ, màu xanh của lá hòa cùng màu xanh của bầu trời cao vợi trong sáng của mùa hè.Cây phượng vĩ trước cổng trường em đã cao tuổi, thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt nhỏ xíu đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ, tràn đầy nhựa sống mỗi khi hè về.
Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời.Trời hè với những tia nắng chói chang nhưng kì lạ, càng nắng to hoa phượng càng đua nhau đỏ rực rỡ tăng sự tươi mới cho bầu không khí nơi đây, lá phượng cũng xanh ngắt đua lên trời cao. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm, đó là những kỉ niệm khó phai.Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Khi em nghĩ đến lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ trước cổng trường , chẳng có bóng học sinh đến, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ cổng trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.
Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với thời cấp hai của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và bạn bè yêu dấu . Em không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.
Có một loài cây từ lâu đã trở thành sự sống của người dân và trở thành hình tượng bất tử của nhiều vùng quê Việt Nam. Loài cây ấy cũng là nỗi nhớ mong trong lòng của tôi về tuổi thơ êm đềm nơi quê ngoại. Cây dừa ơi! Tôi mãi gọi tên dừa như gọi tên quê hương mình.
Quê ngoại tôi là xứ sở của dừa. Ở đây không chỉ có vài cây, vài rặng dừa mà là cả liếp dừa nối tiếp nhau nhìn xa xa như một cánh rừng. Cây dừa thân to tròn như một chiếc cột lớn giữa nhà. Lá dừa như những ngọn gươm khua xào xạc có lúc lại mềm mại như bàn tay cầm quạt của cô gái đang múa hát. Tôi yêu cái dáng đứng thẳng của dừa và cái ngẩng đầu thách thức dù mưa giông, bão tố. Hứng chịu bao cơ cực của cuộc đời, dừa lại chắt lọc những gì tinh túy nhất vào quả của mình. Có lần tôi đã nghĩ quả dừa giống như những hũ rượu ngàn năm của Tề thiên đại thánh bỏ quên nơi trần gian. Chỉ khác một điều chắc gì rượu quý kia lại thơm ngon bằng nước dừa. Tôi thích thú với những chiếc rễ dừa to to vươn lên mặt đất. Ngày đó, tôi chưa học dừa là loại cây rễ chùm, chỉ biết rằng bộ rễ đồ sộ kia lại có sự sống bền bỉ và bám chặt vào đất giành lấy sự sống của mình.
Làm sao có thể kể hết những lợi ích mà loài cây này mang đến cho con người. Ở quê ngoại tôi, dừa chính là nguồn lợi lớn nhất giúp người dân thoát nghèo, có cuộc sống đầy đủ hơn. Nước dừa vừa ngọt vừa thanh lại là thức uống bổ, rẻ nên được hầu hết mọi người ưa chuộng. Thân dừa già làm gỗ, lá dừa, cọng dừa khô làm củi, chiếc chổi bà tôi quét nhà cũng được làm từ những sóng lá nhỏ….Hình như người dân chúng tôi không bỏ đi thứ gì kể cả vỏ trái dừa. Hiếm có loài cây nào lại hữu ích đến thế và cũng hiếm loài cây nào được người dân chúng tôi trân quý đến thế. Hễ thấy một trái dừa khô nào ra mọng là bà tôi lại chọn một nơi tốt nhất để trồng.
Đối với chúng tôi, dừa là cả một miền thơ mộng. Dưới gốc dừa mát rượi, chúng tôi chơi trốn tìm, chơi nhảy dây, chơi nhà chòi. Có khi lại thích thú cuộn những chiếc lá dừa thành kèn rồi thổi tí te vui tai. Tôi yêu dừa như yêu những đứa bạn thân cùng xóm, yêu người dì tốt bụng gần nhà. Ai biết một ngày có cô bé nhớ mẹ ngồi khóc dưới gốc cây, mẹ đi chợ về mua ít bột, lấy nải chuối chín cây, bẻ thêm trái dừa khô làm bánh. Cô quên làm sao được cái hương vị thơm béo của nước cốt dừa hòa vào từng miếng bánh ngọt lịm ăn mãi vẫn không biết ngán. Ôi, cái hương vị của tuổi thơ là những ngọt, bùi của dừa mang lại khiến bao năm tháng trôi qua vẫn không thể nào quên.
Ai dám bảo mình chưa bao giờ thử uống một ngụm nước dừa thanh mát? Ai dám bảo mình sẽ quên hình bóng một loài cây của quê hương? Tôi có cố nhớ đâu sao cái dáng dừa soi bóng nước những trưa hè vẫn in hằn trong trí nhớ. Phải chăng đó sẽ mãi là kí ức, là kỉ niệm tươi đẹp trong đời. Cảm ơn dừa đã cho tôi bóng mát giữa đời thường và cho tôi những ngày tháng tuyệt vời của tuổi thơ.
Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2000 cây số, phong cảnh nơi nào cũng đẹp đẽ, cuốn hút lòng người. Nếu du khách làm một cuộc hành trình xuyên Việt bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam thì khi qua vùng duyên hải miền Trung, ắt hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước rừng dừa bạt ngàn chạy dài ven biển.
Ở dải đất miền Trung quê em, dừa là chủ yếu. Không biết cây dừa mọc trên đất này từ bao giờ và tại sao lại chọn vùng cát trắng, biển xanh là nơi sinh sôi phát triển? Cây dừa thân màu nâu sẫm. Trên thân có nhiều lớp bẹ dừa già đã rụng in thành dấu chi chít. Phía ngọn cây lá mọc thành vòng tròn, xoè đều. Những lá nhỏ màu xanh thẫm mọc nối tiếp nhau xuôi theo hai bên cuốn. Tàu dừa rộng cả mét và dài đến ba, bốn mét. Hoa dừa mọc thành từng chùm lớn, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, màu trắng ngà, có mùi thơm diu nhẹ.
Dừa ra trái quanh năm. Trái kết thành từng quày. Bốn năm quày lớn, nhỏ chen xít nhau thành ngọn. Trái dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại, màu xanh thẫm. Ngoài cùng là lớp vỏ dày, sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát ngọt lành.
Rừng dừa quê em có nhiều loại khác nhau: Dừa xiêm thấp lè tè, trái tròn, nước ngọt; dừa nếp lơ lửng giữa trời, trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng…
Cây dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Thân dừa làm máng nước, làm cầu bắt qua kênh mương, làm vật liệu chắn sóng và cát biển. Lá dừa được dùng để gói bánh, làm tranh lợp nhà, làm vật liệu trang trí trong những dịp lễ, Tết; cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm vách. Xơ dừa làm thảm, bện dây rất tốt nhất là đối với người đánh cá vì dây dừa mềm, nhưng chắc, chịu mưa chịu nắng. Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay nhuyễn ra làm phân bón cây xanh rất tốt. Gáo dừa làm gáo, làm muôi, làm đồ thủ công trang trí mỹ nghệ đẹp tuyệt vời. Cùi dừa non làm bánh kẹo, làm mứt; cùi dừa già ép lấy dầu, sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt nước dừa ngọt mát là thứ nước giải khát tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè.
Trong rừng dừa xanh tốt bao thế hệ cây nối tiếp nhau. Bên cạnh gốc dừa lão bạc phếch màu thời gian là những gốc dừa tơ đang vươn lên mạnh mẽ. Cả không gian tràn ngập một màu xanh mát mắt. Trời xanh, nước xanh và dừa xanh kết hợp hài hoà tạo nên một khung cảnh êm đềm thơ mộng hiếm có. Gió thổi lồng lộng, những hàng dừa xào xạc vi vu ngân lên một bản đàn bất tận.
Dừa mọc khắp nơi, từ ven biển cho đến trong làng, mọc cả ngoài đồng, ngoài bãi. Dưới bóng dừa râm mát, người dân quê em vui sống một cuộc sống lao động, tuy vất vả nhưng yên bình biết mấy! Bởi vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cây dừa mãi mãi song hành cùng với con người.
“Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung
Mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng, có hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp của nó đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh rừng dừa bát ngát tượng trưng cho linh hồn của quê hương nên mỗi khi nghĩ đến một nỗi xúc động, bâng khuâng khó tả lại trào dâng.
Bài tham khảo 2
Quê em có hàng dừa rất xanh mát, tuổi thơ của em gắn bó rất nhiều với những cây dừa mang lại bóng mát và những trái quả ngọt.
Từ xa xa cây dừa cao, to, thân cây dừa được bao bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ cứng, bên ngoài sần sùi màu nâu đen. Dáng cây đứng thẳng như chiếc cột điện cao chót vót nhưng cũng có những cây dáng hơi nghiêng. Rễ dừa bò lên mặt đất nhìn như những chú rắn. Vào những buổi trưa hè, em thường ngồi dưới đây để hóng mát, những trái dừa rất mát và ngọt, nước uống giải khát rất thích hợp trong mùa hè.
Tàu dừa có lá non lẫn lá già, khi là già rụng lá non sẽ phát triển. Khi làn gió thoảng qua, lá dừa xôn xao đung đưa xào xạc. Vào mùa, dừa ra hoa, từ nách của các tàu dừa, những bẹ non bắt đầu lộ ra. Hoa mọc thành chùm trên một cái cuống dài và có nhiều nhánh phụ. Hoa dừa màu vàng nhạt, hoa li ti rụng trắng cả góc vườn, có mùi thơm dịu nhẹ. Nước dừa non uống thật ngon, đây là nước uống vừa sạch vừa rẻ mà ai cũng yêu thích.
Trong cuộc sống dừa là loại cây có nhiều công dụng, mỗi bộ phận của cây đều có những tác dụng riêng với con người, từ lá cho đến quả đều mang lại những lợi ích kinh tế như thân dừa làm cột, vỏ dừa phơi khô làm củi đun nấu hàng ngày, làm dây thừng để cột… Dừa là loài cây rất hữu ích với con người cũng như có nhiều công dụng quan trọng mà mọi người đều yêu thích.
Cây dừa quê em như một kỷ niệm tuổi thơ, những buổi trưa hè nóng nực mà có những trái dừa giải khát rất tuyệt vời. Cây dừa cũng tượng trưng cho nét đẹp của làng quê xanh tươi, em mãi yêu và giữ gìn những cây dừa này mãi xanh tươi.
Bài tham khảo 3
Có một loài cây từ lâu đã trở thành sự sống của người dân và trử thành hình tượng bất tử của nhiều vùng quê Việt Nam. Loài cây ấy cũng là nỗi nhớ mong trong lòng của tôi về tuổi thơ êm đềm nơi quê ngoại. Cây dừa ơi! Tôi mãi gọi tên dừa như gọi tên quê hương mình.
Quê ngoại tôi là xứ sở của dừa. Ở đây không chỉ có vài cây, vài rặng dừa mà là cả liếp dừa nối tiếp nhau nhìn xa xa như một cánh rừng. Cây dừa thân to tròn như một chiếc cột lớn giữa nhà. Lá dừa như những ngọn gươm khua xào xạc có lúc lại mềm mại như bàn tay cầm quạt của cô gái đang múa hát. Tôi yêu cái dáng đứng thẳng của dừa và cái ngẩng đầu thách thức dù mưa giông, bão tố. Hứng chịu bao cơ cực của cuộc đời, dừa lại chắt lọc những gì tinh túy nhất vào quả của mình. Có lần tôi đã nghĩ quả dừa giống như những hũ rượu ngàn năm của Tề thiên đại thánh bỏ quên nơi trần gian. Chỉ khác một điều chắc gì rượu quý kia lại thơm ngon bằng nước dừa. Tôi thích thú với những chiếc rễ dừa to to vươn lên mặt đất. Ngày đó, tôi chưa học dừa là loại cây rễ chùm, chỉ biết rằng bộ rễ đồ sộ kia lại có sự sống bền bỉ và bám chặt vào đất giành lấy sự sống của mình.
Làm sao có thể kể hết những lợi ích mà loài cây này mang đến cho con người. Ở quê ngoại tôi, dừa chính là nguồn lợi lớn nhất giúp người dân thoát nghèo, có cuộc sống đầy đủ hơn. Nước dừa vừa ngọt vừa thanh lại là thức uống bổ, rẻ nên được hầu hết mọi người ưa chuộng. Thân dừa già làm gỗ, lá dừa, cọng dừa khô làm củi, chiếc chổi bà tôi quét nhà cũng được làm từ những sóng lá nhỏ….Hình như người dân chúng tôi không bỏ đi thứ gì kể cả vỏ trái dừa. Hiếm có loài cây nào lại hữu ích đến thế và cũng hiếm loài cây nào được người dân chúng tôi trân quý đến thế. Hễ thấy một trái dừa khô nào ra mọng là bà tôi lại chọn một nơi tốt nhất để trồng.
Đối với chúng tôi, dừa là cả một miền thơ mộng. Dưới gốc dừa mát rượi, chúng tôi chơi trốn tìm, chơi nhảy dây, chơi nhà chòi. Có khi lại thích thú cuộn những chiếc lá dừa thành kèn rồi thổi tí te vui tai. Tôi yêu dừa như yêu những đứa bạn thân cùng xóm, yêu người dì tốt bụng gần nhà. Ai biết một ngày có cô bé nhớ mẹ ngồi khóc dưới gốc cây, mẹ đi chợ về mua ít bột, lấy nải chuối chín cây, bẻ thêm trái dừa khô làm bánh. Cô quên làm sao được cái hương vị thơm béo của nước cốt dừa hòa vào từng miếng bánh ngọt lịm ăn mãi vẫn không biết ngán. Ôi, cái hương vị của tuổi thơ là những ngọt, bùi của dừa mang lại khiến bao năm tháng trôi qua vẫn không thể nào quên.
Ai dám bảo mình chưa bao giờ thử uống một ngụm nước dừa thanh mát? Ai dám bảo mình sẽ quên hình bóng một loài cây của quê hương? Tôi có cố nhớ đâu sao cái dáng dừa soi bóng nước những trưa hè vẫn in hằn trong trí nhớ. Phải chăng đó sẽ mãi là kí ức, là kỉ niệm tươi đẹp trong đời. Cảm ơn dừa đã cho tôi bóng mát giữa đời thường và cho tôi những ngày tháng tuyệt vời của tuổi thơ.
Tham Khảo!!
Bài làm 1:Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường. Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Bài làm 2: Hè vừa rồi, em được ba cho về thăm quê nội ở Cần Giuộc, Long An. Sau một đêm nghỉ ngơi thoải mái, sáng hôm sau em theo bác Ba ra thăm đồng. Cánh đồng này có tên là đồng Thượng, nằm dọc theo con lộ đất đỏ như son, nối từ Cần Giuộc đến vùng ngoại ô quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Trời đã sáng hẳn. Đằng đông, mặt trời như một trái bóng lớn màu hồng đang từ từ nhô lên, tỏa những tia nắng hình rẻ quạt. Sương đọng li ti trên lá cây, ngọn cỏ. Không khí trong lành, mát mẻ thật dễ chịu. Bác Ba quẩy đôi thùng tưới đi trước, em vác chiếc cuốc trên vai, cố đi nhanh cho kịp bác. Đến thửa ruộng của nhà, bác dừng lại rồi đưa tay khoát một vòng, tươi cười nói với em: – Cháu thấy phong cảnh quê mình đẹp không? Em thích thú gật đầu và mê mải ngắm nhìn cánh đồng buổi sớm trải dài trước mắt một màu xanh mướt của lúa, của ngô khoai đang độ lớn. Thoảng trong gió mùi đòng đòng lúa thơm ngọt quyện với mùi bùn ngai ngái tạo nên hương vị khó quên của đồng quê. Đây đó, có tiếng lích rich của những chú chim trong ruộng lúa. Con mương chạy dài cắt ngang cánh đồng, dọc hai bên bờ là hàng dương thẳng tắp. Phía đất trũng hơn cấy lúa, phía đất cao dùng để trồng hoa màu. Những luống rau cải xanh, cải trắng non tươi xen lẫn với những luống cà chua, xà lách, hành hoa… mơn mởn. Bác Ba gánh nước từ dưới mương lên tưới rau. Nước theo vòi hoa sen tỏa đều trên mặt ruộng. Bụi nước li ti lấp lánh ánh mặt trời. Em giúp bác nhổ cỏ, bắt sâu. Trên các thửa ruộng khác, vài tốp nông dân đang cần mẫn làm việc. tiếng nói, tiếng cười văng vẳng. Chẳng mấy chốc, nắng đã trải vàng rực khắp cánh đồng. Người nông dân Cần Giuộc quê em suốt đời gắn bó với ruộng vườn. Bao nhiêu mồ hôi đã đổ xuống đất này cho lúa thêm xanh, cho rau thêm tốt. Người yêu thương đất, đất nuôi người. Bộ mặt quê hương em không ngừng thay đổi và mỗi ngày một tươi đẹp hơn.
Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.
Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.
Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.
Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.
Vườn nhà em có rất nhiều loại cây, tuy nhiên em vẫn thích những loại cây có tỏa bóng mát để mấy đứa trẻ xóm em có thể vui chơi thỏa thích cho mùa hè. Và em vẫn thích nhất là cây bàng.
Cây bàng là loại cây hiếm người trồng ở trong vườn, nó chủ yếu được trồng ở sân trường để che bóng mát. Nhưng em không biết từ lúc em sinh ra đã thấy cây bàng mọc lên từ bao giờ. Cũng không hiểu vì sao em lại thích thú với loại cây này.
Cây bàng nhà em cao và to, tỏa tán rộng xum xuê một góc vườn. Thân cây bàng không to như cây xà cừ, nên chỉ cần một vòng tay ôm là em có thể ôm được cây bàng. Vỏ thân bàng xù xì, có mọc lên nhiều ụ to như những khối u bám chặt không chịu dứt ra. Rễ của cây bàng lan ra rộng xung quanh nhìn như những con rắn khổng lồ bò ngổn ngang trên mặt đất.
Những chiếc rễ đó là nơi để chúng em ngồi vui chơi, độc sách hay nghe người lớn kể chuyện. Em cũng không biết được rễ của cây bàng đâm xuống lòng đất sâu như thế nào.
Lá cây bàng thay đổi theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè lá bàng xanh mướt, nhìn lá nào lá nấy to và xanh rất thích mắt. Còn mùa thu và đông thì lá bàng chuyển sang màu vàng rồi màu đỏ và bắt đầu rụng đầy ở gốc cây. Ba em bảo đó là mùa bàng thay lá, khi nào mùa xuân đến thì lá bàng mới bắt đầu đâm chồi, nảy lộc thành những chiếc lá to. Mỗi lần có những cơn gió thổi qua, lá và lá cọ xát vào nhau tạo nên những âm thanh nghe vui tai.
Nhiều người vẫn bảo bàng không có hoa, nhưng thực ra hoa của cây bàng bị che lấp sau lá, những chùm hoa trắng li ti núp thật kín sau những chiếc lá to. Và khi đã đến thời kì thì quả bàng được hình thành. Quả bàng hình bầu dục, có màu xanh thẫm. Khi chín có màu vàng. Đây là loại quả gắn liền với kí ức tuổi thơ của nhiều đứa trẻ quê em. Quả bàng ăn bùi bùi, thanh thanh rất thích. Nhiều đứa trẻ vẫn giành nhau từng quả bàng vì không phải mùa nào bàng cũng ra nhiều quả.
Mỗi lần dứng dưới cây bàng, em lại thích thú vì nó là loại cây thân thuộc của gia đình em.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
THAM KHẢO:
Ở quê em, mỗi nhà đều có một khu vườn nhỏ trồng rau, cây trái. Mỗi người với sở thích, nhu cầu khác nhau thì sẽ có những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là ở bất kì khu vườn nào trong xóm em cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối. Bởi đơn giản, giống cây này không chỉ dễ trồng, ít công chăm sóc, lại còn đem lại giá trị kinh tế cao.
Giống chuối được trồng nhiều nhất ở quê em là giống chuối lùn. Gọi là chuối lùn vì nó gần như là loại thấp nhất trong các giống chuối. Nhưng một cây chuối lùn trưởng thành cũng cao từ 1m6 đến 1m8. Thân cây chuối thẳng đuột, to tròn như cột nhà, với nhiều kích thước khác nhau. Cây nhỏ thì thân chỉ to như bắp đùi của người lớn, cây to thì thân phải to đến con nít ôm không xuể. Thân chuối thực ra được tạo từ nhiều lớp bọc sát vào nhau như bánh bông lan cuộn, chứ không đặc một khối như các loại cây thân gỗ khác. Các lớp bên ngoài, gần gốc có màu xám sẫm, càng lên cao chuyển sang xanh đậm, rồi xanh ngọc. Rễ của cây chuối là rễ chùm, tuy không to, dai, chắc như các cây ăn quả khác, nhưng nó vẫn giúp cây bám rất chắc vào mặt đất. Bởi nó còn có một phần gốc cắm xuống lòng đất, thường được gọi là củ chuối.
Cây chuối không mọc thành các cành, mà chỉ có lá thôi. Lá chuối mọc trực tiếp từ phần ngọn của thân cây chuối. Từng lá chuối to, dài như cánh quạt trần tỏa ra tầng tầng, lớp lớp. Mỗi lá chuối sẽ có sống lá to, nằm ở giữa, và phần lá tỏa ra hai bên, liền thành một tảng chứ không chẻ thành nhiều phần nhỏ như lá dừa. Lá chuối càng ở dưới thấp thì sẽ càng to và có màu xanh sẫm hơn lá ở trên. Lá chuối non ban đầu dựng thẳng như thân cây, cuốn chặt như một phong thư chưa được mở. Sau nó sẽ lớn hơn, đậm màu hơn, cứng cáp hơn mà mở bung ra, duỗi thẳng.
Cây chuối kết trái không có thời gian cố định. Cứ khi tích lũy đủ chất, hấp thu đủ tinh hoa đất trời thì nó sẽ ra trái. Từ ngọn cây chuối nhú ra chồi hoa. Khi hoa nở ra, bên trong nó là các lớp nhụy hoa, Từng lớp thụ phấn thành từng nải chuối, kéo dãn dài ra tạo thành cả một buồng chuối to. Tất nhiên, cũng không có giới hạn nào cho một buồng chuối cả. Có buồng chỉ có vài ba nải, có buồng đã ghi nhận đến cả gần trăm nải. Mỗi quả chuối dài và cong cong như lưỡi liềm, thường to bằng tay lái xe máy. Mỗi cây chuối lùn, cả cuộc đời chỉ cho ra quả một lần. Sau lần đó, nó sẽ không thể ra hoa kết trái nữa. Mà dành sức dưỡng lên những cây con mọc sát cạnh mình, chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo. Những cây con đó, được mọc lên từ phần rễ, phần gốc của cây chuối ban đầu. Đó chính là lý do mà cây chuối thường mọc thành bụi, thành cụm.
Đối với người dân quê em, thì cây chuối không có bộ phần nào là bỏ phí cả. Quả chuối lúc chín ăn thơm, ngọt, bùi. Khi còn xanh thì có thể làm món chuối chiên ngào đường, hay làm nộm, ăn với gỏi cuốn. Hoa chuối khi đã kết trái xong, thái mỏng trộn với rau sống ăn bún, phở. Lá chuối thì dùng để gói bánh, bọc xôi, còn phần thân thì làm thức ăn cho gia súc. Thế là chẳng để thừa cái gì.
Từ bé, hình ảnh những tàu lá chuối rung rinh trong gió như những cánh chim khổng lồ đã in sâu vào trong tâm trí của em. Em mong rằng, rồi mai đây, dù kinh tế phát triển, cuộc sống có đổi thay như thế nào, thì cây chuối vẫn sẽ được người dân quê em yêu quý, gắn bó như hiện tại.
1 .
Quê tôi ở tỉnh Hà tây, nay thuộc thành phố Hà nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó cũng chính là đặc sản cuả quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn.
Ở nhà bà tôi, có trồng một cây bưởi. Bà kể lại rằng từ trước khi qua đời, ông tôi đã trồng cây bưởi này, đúng dịp mẹ sinh tôi. Đến bây giờ cây đã cao to bằng ngôi nhà hai tầng. Dầm mưa dãi nắng nhiều năm, thân cây trở nên bạc phếch, đã thế còn mọc những u tròn, sần sùi, to bằng cái nắm tay. Cành cây vươn xa, tán lá rộng tỏa bóng mát cho chúng tôi ngày còn thơ ấu. Lá cây màu xanh sẫm, trông như những nậm rượu nhỏ, đu đưa trong gió. Hoa bưởi nhỏ xinh, trắng muốt tỏa hương thơm dìu dịu, thu hút nhiều loại ong bướm ve vãn. Hương bưởi đã từng đi vào rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.
Vào tháng giêng, tháng hai Âm lịch, khi mưa xuân phơi phới đầy đường làng, những cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch. Nhớ những ngày còn bé, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau vào vườn nhặt những cành hoa kết thành vòng đeo đầy cổ, đầy tay. Có vài cậu nhóc nghịch ngợm, leo trèo làm cho những cánh hoa đang cựa mình tung ra, rơi lả tả xuống sân. Lũ con gái nhìn lên, xuýt xoa, tiếc nuối. Lại những buổi trưa hè, tôi hay trốn mẹ ra ngồi gốc bưởi vừa thưởng thức mùi hương ngọt ngào, quyến rũ mà đến tận bây giờ vẫn không thể quên được. Mùng một đầu tháng hay ngày rằm, mẹ tôi thường ra vườn từ sớm, hái những cành hoa bưởi còn đọng sương mai trân trọng đặt lên bàn thờ thắp hương. Nhìn bóng mẹ lặng lẽ đứng bên bàn thờ, tôi càng thêm nhớ tới ông hơn.
Ngày còn bé, hai chị em tôi rất điệu, chỉ thích để tóc dài rồi tết thành hai bím. Qua cả mùa đông hanh hao, ẩm ướt mà tóc cuả chúng tôi vẫn mượt mà, óng ả. Bởi mẹ tôi thường hái lá bưởi cùng một số các lá khác trong vườn đun nước gội đầu cho chúng tôi, mẹ bảo như thế tóc mới đẹp. Mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng cùng cái mượt mà, tinh khiết của dầu bưởi đan vào từng sợi tóc. Cuối tháng ba, cây bưởi bắt đầu ra hoa kết trái. Ban đầu, nó chỉ bé bằng quả bóng bàn nhỏ. Thế rồi quả bưởi to dần theo năm tháng. Nó to bằng quả cam rồi đến bằng miệng bát ô tô. Vào tháng tám, những trái bưởi to, tròn trịa, mọng nước sai lúc lỉu trên cây. Quả bưởi chuyển từ màu xanh sẫm sang rám vàng trông rất bắt mắt. Mỗi lần về quê, bà thường ra vườn chọn những quả bưởi to tròn và ngọt nhất bổ ra cho cả nhà cùng nếm thử. Đưa múi bưởi chạm vào đầu lưỡi, mùi vị ngọt lịm, thơm thơm như tan trong miệng mà không ở nơi nào có được.
Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu.
Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần trong những kỉ niệm không bao giờ phôi pha...
2.
“ Be bé bằng bông. Hai má hồng hồng” Ôi, bé đáng yêu của chị, ngủ ngoan nào.” Tôi hát chưa hết bài mà bé đã ngủ. Các bạn biết đó là ai không? Đó chính là búp bê của tôi đó.
Ôi, búp bê thân yêu của tôi mới xinh làm sao! Bé là món quà của mẹ tặng cho tôi nhân dịp sinh nhật lần thứ 8. Tôi thích quá, đặt ngay cho bé cái tên nghe rất Tây : An – na. Bởi vì An – na có mái tóc xoăn màu vàng hung, cái môi thì đỏ chon chót chum chúm cười. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới chín. Nếu là bạn, chắc bạn cũng phải thơm vào má bé An – na của tôi đấy. An – na không cao lắm, hơn 3 năm rồi mà bé chẳng nhớn chút nào cả, chỉ cao bằng cái phích nước nhà tôi thôi. Bé có làn da màu hồng nhạt, với đôi tay mềm mại, chũn chĩn, ai nắn cũng cảm thấy thinh thích. Bố tôi bảo đó là cao su dẻo nên nó mơi mềm mại như vậy. Búp bê An – na của tôi biết hát nữa đấy. Khi tôi à ơi vỗ nhẹ vào sau lưng bé. “ Bé hát cho chị nghe nào”, một bài hát mừng sinh nhật lại vang lên. Tôi vỗ lại là bé ngừng hát ngay. Bé đứng được đấy, Đôi chân bé đeo một đôi giày nhựa màu trắng thật xinh. Bé thích mặc chiếc váy màu xanh dương, trông bé cứ như công chúa trong cung điện lộng lẫy. Hè vừa rồi, chị em tôi đã mấy lần may cho An – na váy mới nhưng xem ra An – na không thích những cái váy đó. Em vẫn mặc chiếc váy màu xanh dương kia thôi. Vì nó hợp với em hơn. Khi bé ngủ, hai mắt bé nhắm nghiền lại. Bé ngủ thật ngon lành. Tôi nhẹ đắp chăn cho bé. Bé vẫn mỉm cười, hình như bé đang mơ một giấc mơ đẹp. Khi tỉnh giấc, béđứng thẳng lên, toét miệng cười, đôi mắt màu xanh , tròn , mở thật to nhìn tôi trìu mến. “ Bé ngoan của chị, sao cứ nhìn chị thế!”.Từ ngày có bé An – na, sau những giờ học căng thẳng, tôi lại dành thời gian chơi với búp bê An – na. Lúc tôi chải đầu cho bé, lúc tôi may áo cho bé, lúc tôi nói chuyện vui buồn cùng bé. Bao giờ bé cũng chỉ cười. Một hôm, bà tôi bị ốm phải đi viện, tôi hỏi An – na: “ Em có thương bà của chị không?” Bé chỉ cười, tôi giận bé, vứt bé lên nóc tủ. Nhưng tôi thấy mình thật quá quắt. Tôi nghe thấy An – na khóc. Ấy vậy, tôi lại ôm bé vào lòng: “ Chị xin lỗi, từ nay chị không bỏ em nữa”.
Đấy búp bê An – na của tôi là vậy đấy. Dù đi xa tôi vẫn nhớ cái miệng tươi cười và ánh mắt thơ ngây của bé. Nó là niềm vui của tuổi thơ tôi. Tôi luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận chẳng để bẩn đâu. Búp bê An – na ơi, em mãi vui vẻ và hồn nhiên , có những ước mơ đẹp của tuổi thơ cùng chị nhé.
P/s : Không nhận gạch đá !
bn cs copy mạng k z