K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2017

gọi công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A là CXHYOZ

Ta có : %O =100-(60+ 13.33)=26.63%

Ta có ;

\(\frac{12x}{60}\)=\(\frac{y}{13.33}\)=\(\frac{16z}{26.67}\)=\(\frac{60}{100}\)= 0.6

do đó : x=\(\frac{60.0,6}{12}\)=3

y=0,6.13,33=8

z=\(\frac{26,67.0,6}{16}\)=1

vậy công thức phân tử của A là C3H8O.

26 tháng 11 2021

Gọi CTHH của hchc A là CxHyClz

dA/h2 = 56,5 => MA = 56,5.2 = 113 (g/mol)

Ta có : \(\dfrac{35,5z}{113}.100\%=62,832\%\Rightarrow z=2\)

=> 12x + y + 35,5.2 = 113

=> 12x + y = 42

x1234
y30186-6
KLLoạiLoạiTMLoại

(những giá trị x >4 đều loại vì y <0)

=> CTHH của A là C3H6Cl2

26 tháng 11 2021

sao lại chọn đc y=6 mà k phải là 18 với 30 ạ

16 tháng 5 2018

%O = 100- (60 + 13,33) = 26,67

Gọi công thức hóa học của A là C x H y O z

Ta có tỷ lệ: x : y : z = 60/12 : 13,33/1 : 26,67/16 = 5 : 13,33 : 1,67 = 3 : 8 : 1

Công thức của hợp chất là  C 3 H 8 O n

Ta có: (12.3+1.8+16)n=60

⇔ 60n= 60 → n=1

Vậy công thức phân tử của  C x H y O z  là  C 3 H 8 O

21 tháng 9 2019

Đáp án: D

Ba hợp chất X, Y, Z có thành phần nguyên tố gồm cacbon, hidro và oxi. Biết cả X, Y đều có khối lượng mol là 76 gam/mol và 1,14 gam mỗi chất X hoặc Y tác dụng hết với Na đều giải phóng 336 ml H2 (đktc). Chất  Y tác dụng với NaHCO3 tạo ra khí CO2. a) Xác định công thức cấu tạo của X, Y. b) Biết rằng Z chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho Z tác dụng với X đun nóng (có H2SO4 đặc xúc tác) thu được...
Đọc tiếp

Ba hợp chất X, Y, Z có thành phần nguyên tố gồm cacbon, hidro và oxi. Biết cả X, Y đều có khối lượng mol là 76 gam/mol và 1,14 gam mỗi chất X hoặc Y tác dụng hết với Na đều giải phóng 336 ml H2 (đktc). Chất  Y tác dụng với NaHCO3 tạo ra khí CO2.

a) Xác định công thức cấu tạo của X, Y.

b) Biết rằng Z chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho Z tác dụng với X đun nóng (có H2SO4 đặc xúc tác) thu được chất hữu cơ P (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam P cần vừa đủ 14,56 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 7:4. Mặt khác, nếu cho 3,44 gam P tác dụng với 20ml dung dịch NaOH 2M thì thấy phản ứng vừa đủ. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của P và Z.

1
4 tháng 3 2018

a) Đặt CTPT chung của X, Y là CxHyOz(y chẵn; y 2x+2):

– Ta có: 12x + y +16z = 76 => z < 4,75

z = 1 => 12x + y = 60  không có công thức phù hợp

z = 2 => 12x + y = 44  =>x = 3; y = 8 CTPT: C3H8O2                          

Từ giả thiết Y + NaHCO3  CO2  Y là axit

Số mol X (Y) = 1,14/76= 0,015; số mol H2 = 0,336/22,4= 0,015

 X có 2 nhóm –OH X có công thức C3H6(OH)2

CTCT của X: CH2OH–CHOH–CH3 hoặc CH2OH–CH2–CH2OH       

z = 3 => 12x + y = 28  x = 2; y = 4 CTPT: C2H4O3

Vì số mol Y = số mol H2  Y có nhóm –COOH và nhóm –OH

CTCT của Y: HO–CH2–COOH                                                          

z = 4 => 12x + y = 12  không có công thức phù hợp.

b)  Xác định công thức cấu tạo của P và Z

– Gọi số mol của CO2 là 7x và H2O là 4x.

  Bảo toàn khối lượng: 17,2 + 32.0,65 = 7x.44 + 18.4x x = 0,1

nC = 7.0,1 = 0,7 (mol); nH = 2.4.0,1 = 0,8 (mol); nO = 0,5 (mol)

CTĐGN của P là C7H8O5 (Cũng là CTPT)                                         

– Số mol P tác dụng với NaOH = 3,44/172= 0,02 (mol); nNaOH  = 0,04 (mol)

 Tỉ lệ phản ứng là 1: 2  P phải có 2 nhóm chức tác dụng được với NaOH. Vì P có 5 nguyên tử oxi nên CTCT của P là

HOOC–C C–COOC3H6OH. Vậy Z là HOOC–C C–

21 tháng 4 2023

\(n_{CO_2}=\dfrac{8,8}{44}=0,2\left(mol\right)\) -> \(n_C=0,2\)

\(n_{H_2O}=\dfrac{3,6}{18}=0,2\left(mol\right)\) -> \(n_H=0,4\)

\(m_C+m_H=0,2.12+0,4=2,8\left(g\right)\)

-> Trong A có \(m_O=6-2,8=3,2\left(g\right)\)

\(n_O=\dfrac{3,2}{16}=0,2\left(mol\right)\)

Gọi CTPT của A là \(C_xH_yO_z\)

\(x:y:z=n_C:n_H:n_O=0,2:0,4:0,2=1:2:1\)

\(\Leftrightarrow\left(CH_2O\right)_n=60.\Rightarrow n=2\)

a. CTPT của A là \(C_2H_4O_2\)

b. CTCT thu gọn: 

 \(CH_3COOH\)

mình không gõ được CTCT chi tiết (bạn lên mạng xem nhé)

c. \(CH_3COOH+NaOH\rightarrow CH_3COONa+H_2O\)

3 tháng 3 2021

Theo gt ta có: $n_{H_2O}=0,3(mol)$

Vì X là chất hữu cơ nên bắt buộc có C mà đốt cháy ra H2O nên trong X phải có H

Bảo toàn H ta có: $m_{C}=2,4(g)\Rightarrow n_{C}=0,2(mol)$

Từ đó chia tỉ lệ tìm được CTĐGN của X là $(CH_3)_n$

Mà $M_X=15.2=30$. Do đó X là $C_2H_6$

15 tháng 2 2018

Theo đề bài: cho A phản ứng với dung dịch NaOH thu được glixerol và 2 muối của 2 axit đơn chức, A chỉ chứa 1 loại nhóm chức

=> A là este 3 chức phản ứng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:3 tạo ra 0,02 mol glixerol nên tiêu thụ 0,06 mol NaOH, tạo ra 0,04 mol 1 muối và 0,02 mol muối còn lại.

A + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 2R1COONa + R2COONa

0,06     ←          0,02           →      0,04     → 0,02

=> nNaOH dư = 0,025.4 – 0,06 = 0,04 mol

Ta lại có: Axit X ít hơn Y 2 nguyên tử C và có cùng số nguyên tử H.

=> Gọi CTPT của các muối của X, Y với số mol tương ứng là CnHmCOONa x mol và Cn+2HmCOONa y mol.

Bảo toàn Na ta có:

nNa2CO3 = 1/2nNaOH bđ = 0,05 mol

Dẫn hỗn hợp khí và hơi sau khi đốt cháy B vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì xảy ra phản ứng: Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

=> nCO2 = nBaCO3 = 195,03/197 = 0,99 mol

Bảo toàn C ta có (n+1)x + (n+3)y = 0,05 + 0,99 =1,04 (*)

Xét 2 trường hợp có thể có với este A.

Trường hợp 1: A chứa 2 gốc axit X và 1 gốc axit Y

=>  x = 0,04 mol, y = 0,02 thay vào (*) thì n = 15,67 vô lí (loại).

Trường hợp 2: A chứa 2 gốc axit Y và 1 gốc axit X

=> x = 0,02 mol, y = 0,04 mol thay vào (*) thì n =15

Khi đó 19,24 gam hỗn hợp B gồm: C15HmCOONa 0,02 mol, C17HmCOONa 0,04 mol và NaOH dư 0,04 mol.

=> 0,02(247 + m) + 0,04(271 + m) + 0,04 . 40 = 19,24

=> m = 31 (thỏa mãn)

=> 2 muối thu được là C15H31COONa và C17H31COONa

Este A có dạng:

CTPT của A là C55H98O6