K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2019

1) Nhờ phổi( hô hấp): Quá trình đc diễn ra như sau:

+)Phổi nhận khí O2 và đưa chúng đi vào các tế bào để thực hiện quá trình trao đổi chất

+)Tế bào sau khi thực hiện xong quá trình này thì thải ra khí CO2 và cũng đc phổi đưa ra noài

2)

>Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

>Oxi đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

15 tháng 11 2019

thanks cậu nhiều nhaaaaaaaaaaaa

18 tháng 12 2016

Bì hồng cầu chứa hêmôglôbin có đặc tính rất dễ kết hợp với O2 và CO2 thành hợp chất không bền là glôbin oxi và hêmôglôbin cacbonic viết tắt là HbO2 và HbCO2.

9 tháng 4 2017

Cả khí O2 và CO2 đều được vận chuyển trong máu bằng hai hình thức: Hoà tan vật lý và liên kết hoá học. (1) Vận chuyển O2: Lượng khí ôxy trực tiếp hoà tan trong máu để tiến hành vận chuyển là rất ít, lượng hoà tan...

Ảnh minh họa

Cả khí O2 và CO2 đều được vận chuyển trong máu bằng hai hình thức: Hoà tan vật lý và liên kết hoá học.

(1) Vận chuyển O2: Lượng khí ôxy trực tiếp hoà tan trong máu để tiến hành vận chuyển là rất ít, lượng hoà tan đó được quyết định bởi độ cao thấp của phân áp của khí ôxy. Khi áp suất khí ôxy trong túi phổi là 13300Pa, trong mỗi lít máu ở động mạch được trao đổi khí thông qua màng hô hấp chỉ hoà tan 0,3ml khí ôxy, không thể đáp ứng được nhu cầu về khí ôxy của các mô và tế bào. Nhưng khí ôxy bao giờ cũng hoà tan trong huyết tương trước, rồi mới có thể phân đến các tế bào và huyết sắc tố để tiến hành liên kết hoá học.

Khoảng 98% khí ôxy được vận chuyển đến các mô bằng hình thức liên kết với huyết sắc tố trong hồng cầu. Huyết sắc tố có thể liên kết được với ôxy hay không cũng có quan hệ với áp suất khí ôxy. Khi áp suất khí ôxy cao, huyết sắc tố dễ liên kết mềm với ôxy; khi áp suất khí ôxy thấp thì huyết sắc tố dễ phân ly khỏi ôxy.

Khi máu từ tĩnh mạch chảy qua mao mạch phổi, do áp suất khí ôxy trong túi phổi cao đến 13300Pa, nên huyết sắc tố liên kết nhanh chóng với ôxy, hầu như bão hoà hoàn toàn trong máu động mạch. Khi máu trong động mạch chảy ra các mô có áp suất khí ôxy tương đối thấp, thì khoảng 25% khí ôxy phân ly khỏi huyết sắc tố để cung cấp cho tế bào. Với mỗi gam huyết sắc tố đã hoàn toàn bão hoà thì nhiều nhất chỉ liên kết được với 1,34ml ôxy. Trong mỗi lít máu của người lớn bình thường chứa khoảng 14g huyết sắc tố, nên nhiều nhất chỉ có thể liên kết với 18,7ml ôxy. Ở những người thiếu máu, hàm lượng huyết sắc tố tương đối thấp nên lượng khí ôxy vận chuyển trong máu cũng giảm đi.

(2) Vận chuyển của CO2: Độ hoà tan trong nước của CO2 lớn hơn so với ôxy. Lượng CO2 hoà tan trong máu chiếm 7% toàn bộ lượng CO2 vận chuyển. CO2 chủ yếu vận chuyển trong huyết tương, thấm qua màng tế bào vào hồng cầu, dưới tác dụng xúc giác của men anhydrit axit, CO2 hoà vào nước thành axit cacbonnic, rồi liên tiếp phân giải thành ion hydro và ion cacbonnic, rồi liên tiếp phân giải thành ion hydro và ion hydrocacbonat để tiến hành vận chuyển. Ngoài ra, còn có một số lượng nhỏ CO2 liên kết với amoni A rồi vận chuyển đi. Khi máu trong tĩnh mạch chảy qua mao mạch túi phổi thì CO2 ở các hình thức khác nhau lại hoà tan trong huyết tương, thông qua sự phân tán vào túi phổi, sau đó được thở ra ngoài cơ thể.

1.Lấy máu 4 bạn:Trung, Hùng, Dũng, Long tách 2 phần riêng: huyết tương và hồng cầu, sau đó lấy huyết tương và hồng cầu của 4 bạn trộn lẫn vào nhau được kết quả (+:kết dính) (-:Không kết dính) Hồng cầu(cột dưới)/huyết tương(cột ngang) Trung Hùng Dũng...
Đọc tiếp

1.Lấy máu 4 bạn:Trung, Hùng, Dũng, Long tách 2 phần riêng: huyết tương và hồng cầu, sau đó lấy huyết tương và hồng cầu của 4 bạn trộn lẫn vào nhau được kết quả (+:kết dính) (-:Không kết dính)

Hồng cầu(cột dưới)/huyết tương(cột ngang) Trung Hùng Dũng Long

Trung

- - - -
Hùng + - + +
Dũng + - - +
Long + - + -

Xác định nhóm máu của 4 bạn
Long bị mất máu ai có thể cho Long được ?Tại sao ?

2.Bảng sau thống kê thành phần không khí hít vào, thở ra

Động tác/Loại khí CO2 O2 N2 Hơi nước
Hít vào 20,96% 0,03% 79,01% Ít
Thở ra 16,4% 4,1% 79,50% Bão hòa

-Giải thích sự khác nhau của thành phần khí hít vào và thở ra
-Giả sử người đó 18nhịp/phút (500ml) Tính:
+Khí O2 lấy vào bằng đường hô hấp trong ? ngày
+Khí CO2 lấy vào bằng đường hô hấp trong ? ngày
-Hít thở sâu 14nhịp/phút(600ml).Hiệu quả hô hấp sẽ như thế nào? Giải thích.
(Khí trong dường dẫn khí 150ml)
-Nêu ý nghĩa của việc hít thở sâu khi còn trẻ.

0
20 tháng 12 2016

-trong không khí có O2 nếu con người và sinh vật có thể hô hấp được

-CO2:dùng bơm để bơm không khí vào một cái cốc đựng nước vôi trong tháy nước bị đục chứn tỏ trong không khí có CO2

-bụi: bằng mắt thường ta cũng có thể nhìn thấy bụi

-hơi nước :bơm không khí vào một cái bao khô,buộc kín,sau một thời gian thấy nước ngưng tụ trên bề mạt bao chứng tỏ trong không khí có hơi nước

TL
31 tháng 8 2020

Đáp án: Tế bào hồng cầu.

26 tháng 7 2016

Giải : Gọi CTPT chất A là CxHyCl( ko có oxy ).

Theo bảo toàn nguyên tố thì :            

nC = nCO2 = 0.22/44 = 0.005 mol

nH2 = nH2O = 0.09/18*2 = 0.01 mol

nAgCl = nCl  =0.01 mol

  à x : y : v = 0.005 : 0.01 : 0.01 = 1:2:2 à CT đơn giản nhất : (CH2Cl2)n . Ta có MA = 5*17 = 85 à n= 1

Vậy CTPT chất A là : CH2Cl2

Đây là Hóa mà

27 tháng 11 2021

- Hô hấp cung cấp O2 và CO2 cho sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể; đồng thời thải O2 và CO2 từ các tế bào, cơ thể ra ngoài tránh gây độc.

- Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào.

Cau 2 :

a) Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào của CO2 từ tế bào vào máu.

O2, CO2 khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

b)

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

Câu 3 : 

Khi chúng ta chạy cơ thể vận động nhiều cơ thể cần nhu cầu O2 lớn hơn nên chúng ta thở gấp để tăng cường cung cấp O2 cho cơ thể, khi ta dừng lại cơ thể cần một thời gian để điều hòa nên chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa rồi mới hô hấp trở lại bình thường

27 tháng 11 2021

THAM KHẢO!

1. Vai trò:

- Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể.

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Sự thở
- Sự trao đổi khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở tế bào.

2. 

a. Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu → tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic → mao mạch.

b. 

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

3. Khi chúng ta chạy cơ thể vận động nhiều cơ thể cần nhu cầu oxy lớn hơn nên chúng ta thở gấp để tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể, khi ta dừng lại cơ thể cần một thời gian thích ứng nên chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa rồi mới hô hấp trở lại bình thường

Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới: A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước môC. Máu D. Cả ý B và C đều đúngCâu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.C. Cơ thể thải CO2 và chất bài...
Đọc tiếp

Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:

A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô

C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng

Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:

A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.

B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.

C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.

D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.

Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:

A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên

Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:

A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể

Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2

C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2

Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:

A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt

B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.

D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C

Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:

A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo

Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:

A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.

C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.

Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:

A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin

Câu 10: Tá tràng là nơi:

A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non

C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già

Câu 10: Môn vị là:

A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy

C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày

3
14 tháng 12 2016

Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:

A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô

C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng

Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:

A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.

B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.

C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.

D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.

Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:

A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên

Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:

A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể

Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2

C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2

Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:

A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt

B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.

D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C

Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:

A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo

Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:

A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.

C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.

Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:

A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin

Câu 10: Tá tràng là nơi:

A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non

C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già

Câu 10: Môn vị là:

A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy

C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày

14 tháng 12 2016

Câu 1. A

Câu 2. D

Câu 3. C

Câu 4. B

Câu 5. B

Câu 6. D

Câu 7. C

Câu 8. C

Câu 9. C

Câu 10. A

Câu 11. C

1 tháng 11 2018

Nơi xảy ra trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường(4 chữ ) PHỔI

Đây là đơn vị cấu tạo nên phổi(7 chữ) PHẾ NANG

Nơi không khí vào và ra đồng thời làm ấm không khí bảo vệ cơ thể(11 chữ) ĐƯỜNG DẪN KHÍ

Đây là quá trình cung cấp O2 và loại bỏ CO2 ra khỏi cơ thể(5 chữ) HÔ HẤP

Đây là cơ quan hô haaps chứa nhiều tế bào lim phô(4 chữ) BÍ RỒI!!!

Đây là cơ quan có chức năng phát âm(9 chữ) THANH QUẢN

3 tháng 8 2017

Đáp án B

Hệ nội tiết và hệ thần kinh có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.