Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1.
- Nhận xét về cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
+ Về cấu tạo: gồm có 4 từ - có nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống)
+ Ta không thể thay thế bất cứ từ nào trong cụm từ này và cũng không thể chêm xen một từ khác vào, cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.
= > Bởi cụm từ đã có cấu tạo cố định, các từ tạo nên chúng đã lên kết thành một khối hoàn chỉnh, nếu ta thay đổi nó sẽ trở nên cọc cạch, mất đi sự hoàn chỉnh.
- Kết luận về cụm từ:
+ Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo cố định
+ Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Ý nghĩa của cụm từ lên thác xuống ghềnh.
+ Nghĩa đen: Lên – xuống: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau Thác – ghềnh: sự khó khăn, nguy hiểm.
+ Nghĩa bóng: là vượt qua những nơi có nhiều gian nan nguy hiểm.
Câu 2 :
- Xác định vai trò của thành ngữ.
+ Bảy nổi ba chìm - > làm vai trò vị ngữ của câu
+ Tắt lửa tối đèn - > làm bổ ngữ cho động từ phòng.
- Cái hay của hai câu thành ngữ trên.
+ Ngắn gọn, hàm súc tiết kiệm được lời.
+ Tính hình tượng cao vì cho ta nhiều ấn tượng sinh động.
a) “Lên thác xuống ghềnh” : Trải qua nhiều phen gian nan, nguy hiểm
- Không thể thay hoặc chêm xen được vì ý nghĩa của cụm từ trở nên lỏng lẻo
- Không thay đổi vị trí được vì đây là cụm từ có trật tự cố định.
- Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có cấu tạo cố định.
b) Thành ngữ bảy nổi ba chìm giữ chức vụ vị ngữ trong câu.
Thành ngữ tắt lửa tối đèn làm phụ ngữ của danh từ
Cái hay của thành ngữ lên thác xuống ghềnh mang ý nghĩa hàm ẩn, chỉ sự vất vả , long đong, phiêu dạt . . .(có hình tượng)
Thành ngữ tắt lửa tối đèn chỉ sự khó khăn hoạn nạn . . . có hình tựơng
a, Nghĩa đen: Hồ Xuân Hương tả chiếc bánh trôi nước trong trạng thái được luộc chín:
- Vừa trắng lại vừa tròn
- Bảy nổi ba chìm
- Tùy sự khéo léo của người nặn bán
- Lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh
b, Tác giả thể hiện tài tình phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
- Từ “thân em” – cách nói phổ biến trong dân gian- gợi lên hình ảnh thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp về phẩm chất của người phụ nữ
- Tình thương, sự thông cảm, thái độ khẳng định, ngợi ca
⇒ Hình ảnh bánh trôi nước tượng trưng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến dù bị xô đẩy vẫn trong trắng, chung thủy, son sắt
c, Hồ Xuân Hương có những bài thơ tả cảnh, tả vật khác như Cái quạt, Qủa mít, mời trầu
- Điểm chung: Mượn hình ảnh của sự vật để cất lên tiếng nói thương cảm, bênh vực và nâng đỡ người phụ nữ
- Nghĩa bóng, tả người con gái mới quyết định giá trị của bài thơ.
Thành ngữ là: bảy nổi ba chìm với nước non
Giải thích: Câu thành ngữ trên chỉ số phận lận đận, mong manh của phụ nữ trong xã hội phong kiến
câu 1
Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương
câu 2
Thất ngôn tứ tuyệt
nêu cách làm bánh trôi nước
câu 3
từ với
ý nghĩa:ghép 2 câu bảy nổi ba chìm-nước non
mang ý nghĩa kết hợp
1. Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
2. nổi - chìm
rắn - nát
Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
1) Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” (chìm) và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” (nổi). Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi... tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi. Ba và bảy là hai số đếm.
2) Trái nghĩa:
Nổi-Chìm.để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy
B2:
Gia đình là một thành phần không quan trọng thể thiếu của mỗi chúng ta. Nó vừa là điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc của một đời người.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.