Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ thí nghiệm trên, ta thấy ảnh của nến tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn. Điều đó cho thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất là ảnh ảo.
Từ thí nghiệm 2, ta có nhận xét
a) khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương
b) độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy nến 2 cũng "sáng lên" là vì các tia sáng từ nến 1 tới gương sẽ phản xạ tới mắt, mọi tia phản xạ có đường kéo dài đều qua nến 2 là ảnh của nến 1 nên ta thấy nến 2 cũng sáng lên.
- Dự đoán hiện tượng đối với chậu cây hoa giấy đang trồng ngoài sáng vào trong nhà:
+ Hiện tượng: Cây bị héo, vàng lá, úa lá, còi cọc.
+ Giải thích: Khi vào trong nhà các điều kiện môi trường đều có sự thay đổi nhất định đặc biệt là ánh sáng (cường độ ánh sáng trong nhà yếu hơn rất nhiều ngoài trời) → cây thực hiện quá trình quang hợp yếu hơn so với ngoài sáng → các chất hữu cơ tạo ra ít hơn trong khi các chất hữu cơ trong cây lại bị phân giải dần dần → cây thiếu chất dinh dưỡng.
- Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:
Phương trình tổng quát của quang hợp:
Nước + Carbon dioxide Ánh sáng, Diệp lục Chất hữu cơ + Oxygen
→ Những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp là:
+ Ánh sáng
+ Nước
+ Carbon dioxide
Quan sát đồ thị Hình 23.6, hãy:
- Nhận xét về ảnh hưởng của hàm lượng khí carbon dioxide đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu.
- Cho biết nồng độ khí carbon dioxide trong không khí đạt bao nhiêu thì cây có thể quang hợp.
- Dự đoán nếu hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí quá cao thì quang hợp của cây sẽ như thế nào.
Hiện tượng nào dưới đây là kết quả của hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Mắt nhìn thấy các vật phía sau tấm kính.
B. Mắt đặt ngoài không khí nhìn thấy con cá trong bể nước.
C. Mắt nhìn thấy bóng cây trên sân trường.
D. Mắt nhìn thấy hình ảnh bầu trời dưới hồ nước.
Khi người ta bật loa phát nhạc (với âm lượng vừa) thì ta sẽ quan sát thấy ngọn lửa của cây nến sẽ dao động. Vì khi loa phát ra âm thanh thì màng loa dao động, dao động của màng loa làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén. Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí quanh ngọn nến liên tục nén, dãn xen kẽ nhau khiến chúng ta nhìn thấy ngọn nến như dao động cùng tiếng nhạc.
- Nhìn chung, ở tất cả các loài cây, hiệu quả quang hợp sẽ tăng khi nồng độ khí CO2 ngoài môi trường tăng và ngược lại nhưng nếu nồng độ khí CO2 tăng quá cao (khoảng 0,2%) sẽ làm cây chết, quang hợp sẽ không xảy ra.
- Tuy nhiên, ảnh hưởng của nồng độ khí CO2 đến quang hợp không giống nhau ở các loài cây. Bằng chứng là qua sơ đồ ta thấy ở cùng một nồng độ khí CO2 nhưng cường độ quang hợp của cây bí đỏ cao hơn của cây đậu.
Câu 1:
Cách làm thí nghiệm để kiểm tra xem ảnh của vật qua gương phẳng có thu được trên màn chắn không?
- Dụng cụ thí nghiệm:
+ 1 gương phẳng
+ 2 viên phấn hoặc 2 pin giống nhau.
+ 1 tấm bìa.
- Bố trí thí nghiệm như hình:
-Tiến hành thí nghiệm:
+ Đặt một viên phấn hoặc 1pin trước gương phẳng (không đặt sát vào kính)
+ Đưa một tấm bìa dùng làm màn chắn ra sau gương.
-Kết quả thí nghiệm: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
Câu 2:
Sau khi tiến hành thí nghiệm, ta có kết quả sau:
+ Độ lớn ảnh của cây nến 1 bằng độ lớn của cây nến 2
+ Khoảng cách từ cây nến 1 đến tấm kính bằng khoảng cách từ cây nến 2 đến gương