K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.a) Đột nhiên lão bảo tôi:- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm...
Đọc tiếp

Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.

a) Đột nhiên lão bảo tôi:

- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.

b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

c) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

d) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn […].

e) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…

1
20 tháng 1 2018

Thán từ trong trích đoạn văn bản Lão Hạc (Nam Cao):

8 tháng 11 2021

trường tv chỉ  tính cách : gàn dở ngu ngốc, xấu xa, bần tiện, bỉ ổi.. -.-

8 tháng 1 2019

Chọn đáp án: C

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

Bài 1: Cho đoạn văn sau:“.....Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu, thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thương ...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi . Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?...”             ...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho đoạn văn sau:

“.....Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu, thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thương ...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi . Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?...”

                                                                                (“ Lão Hạc” – Nam Cao)

Xác định tập hợp từ và gọi tên trường từ vựng có trong đoạn văn trên?

Bài 2: Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ sau đây:

A. Thầy thuốc, thầy giáo,cô giáo, kế toán, kĩ sư...

B. Nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên...

C. Thịt, cá, trứng, sữa....

0
Bài 1: Cho đoạn văn sau:“.....Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu, thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thương ...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi . Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?...”             ...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho đoạn văn sau:

“.....Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu, thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thương ...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi . Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?...”

                                                                                (“ Lão Hạc” – Nam Cao)

Xác định tập hợp từ và gọi tên trường từ vựng có trong đoạn văn trên?

Bài 2: Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ sau đây:

A. Thầy thuốc, thầy giáo,cô giáo, kế toán, kĩ sư...

B. Nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên...

C. Thịt, cá, trứng, sữa....

1
19 tháng 9 2021

1.

gàn dở , ngu ngốc , bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn, thương, ác, khổ,đau

=> Trường từ vựng: Tính cách

2. 

a, Nghề nghiệp

b, Con người

c, Thực phẩm

22 tháng 11 2021

Chế giễu những người có tật xấu,ác độc hại người khác. Những người này khiến ta phải lơ đi,không quan tâm đến họ và ta cảm thấy họ đáng bị như vậy, mặc dù họ bị lơ đi,không ai quan tâm đến rất đáng thương nhưng việc làm của họ khiến người khác ghét bỏ,...

E nghĩ như vậy thôi.