K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2021

Câu 1 : 

Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất (thổ nhưỡng).

Các nhân tố quan trọng hình thành các loại đất trên bề mặt Trái Đất là đất mẹ, sinh vật và khí hậu. 

Câu 2 : 

 Lớp vỏ sinh vật (sinh vật quyển) là những sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái đất.

Câu 2:

 Lớp vỏ sinh vật (sinh vật quyển) là những sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái đất.

1/ a ) Đ .

 b) S .

2/ Đúng .

11 tháng 6 2021

1/

a) Đúng

b) Sai

2/ Đúng

14 tháng 12 2016

1.-Cấu tạo Trái Đất gồm có 3 lớp :
+Lớp vỏ
+Lớp trung gian
+Lõi
-Lớp vỏ là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như : không khí , nước , sinh vật ... và là nơi sinh sống , hoạt động của xã hội loài người .
Tick cho mình nga~ Arigatou

14 tháng 12 2016

2. -Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất , có tác động nén ép vào các lớp đá , làm cho chúng bị uốn nếp , đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất

Tham khảo :

Câu 1 :

- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau (các loại đất đá… mau nóng, nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn), dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sau trong lục địa cũng khác nhau.

- Vì vậy, về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.

Câu 2 :

- Khái niệm: Lớp đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa.

- Trong các nhân tố hình thành đất, quan trọng nhất là: đá mẹ, sinh vật và khí hậu.

 
    + Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ ảnh hưởng đến mầu sắc và tính chất đất.

    + Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

    + Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

    + Ngoài ba nhân tố chính trên, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình, thời gian hình thành đất và con người.

Câu 1: Khoáng sản làA. những tích tụ tự nhiên khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng.B. những tích tụ vật chất trong lòng đất, được con người khai thác và sử dụng.C. những nơi tập trung các loại nguyên tố hóa học trong lớp vỏ Trái Đất.D. những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu của ngành công nghiệp.Câu 2: Phân theo công dụng, dầu mỏ thuộc loại khoáng sản nào?A. Kim...
Đọc tiếp

Câu 1: Khoáng sản là

A. những tích tụ tự nhiên khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng.

B. những tích tụ vật chất trong lòng đất, được con người khai thác và sử dụng.

C. những nơi tập trung các loại nguyên tố hóa học trong lớp vỏ Trái Đất.

D. những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu của ngành công nghiệp.

Câu 2: Phân theo công dụng, dầu mỏ thuộc loại khoáng sản nào?

A. Kim loại đen

B. Phi kim loại.

C. Nhiên liệu.

D. Kim loại màu.

Câu 3. Thành phần nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong không khí?

A. Khí Ôxi.

B. Khí Nitơ.

C. Khí Cacbon.

D. Khí Hiđrô.

Câu 4: Ranh giới của các vành đai nhiệt trên Trái Đất là

A. các chí tuyến và vòng cực.

B. các đường chí tuyến.

C. các vòng cực.

D. đường xích đạo.

Câu 5: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu?

A. 2 đới.

B. 3 đới.

C. 4 đới.

D. 5 đới.

Câu 6: Khí áp là

A. sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

B. sự chuyển động của không khí.

C. sức ép của không khí lên lớp vỏ Trái Đất.

D. sự chuyển động của không khí từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp.

Câu 7: Nguyên nhân nào sinh ra gió ?

A. Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vùng.

B. Do sự khác nhau về độ cao.

C. Do sự chênh lệch khí áp cao và khí áp thấp giữa hai vùng.

D. Do sự khác nhau về vĩ độ.

Câu 8: Các loại gió chính trên Trái Đất là

A. gió Tín phong và gió Đông cực.

B. gió Tín phong và gió Tây ôn đới.

C. gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

D. gió Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

Câu 9: Căn cứ để phân chia khối khí nóng và khối khí lạnh là gì?

A. Độ cao.

B. Vĩ độ.

C. Nhiệt độ.

D. Kinh độ.

Câu 10: Loại gió nào thổi thường xuyên trong đới nóng (đới nhiệt đới)?

A. Gió Đông cực.

B. Gió Tín phong.

C. Gió Đông Bắc.

C. Gió Đông Nam.

Câu 11: Các hình thức vận động của nước biển và đại dương là

A. sóng, thủy triều và dòng biển.

B. sóng và các dòng biển.

C. sóng và thủy triều.

D. thủy triều và các dòng biển.

Câu 12: Sóng là gì?

A. Là sự chuyển động của nước biển.

B. Là sự dao động tại chỗ của các hạt nước biển và đại dương.

C. Là sự chuyển động của nước do gió tạo ra.


 
D. Là sự dao động của nước biển do động đất sinh ra.

Câu 13: Sông chính, phụ lưu và chi lưu hợp lại với nhau tạo thành

A. mạng lưới sông.

B. lưu vực sông.

C. hệ thống sông.

D. dòng sông.

Câu 14: Nguyên nhân nào sinh ra thủy triều?

A. Do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. Do Trái Đất có sức hút.

C. Do sự vận động của nước biển và đại dương.

D. Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 15: Sông là gì?

A. Là dòng chảy của nước từ nơi địa hình cao về nơi địa hình thấp.

B. Là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

C. Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

D. Là dòng chảy của nước trên bề mặt lục địa.

Câu 16: Căn cứ để phân chia ra khối khí lục địa và khối khí đại dương là

A. vĩ độ.

B. kinh độ.

C. bề mặt tiếp xúc.

D. nơi xuất phát.

Câu 17: Hai hệ thống sông lớn nhất của Việt Nam là

A. sông Hồng và sông Cửu Long.

B. sông Hồng và sông Đồng Nai.

C. sông Thái Bình và sông Cửu Long.

D. sông Thái Bình và sông Đồng Nai.

Câu 18: Hai thành phần chính của đất là gì?

A. Chất khoáng và chất hữu cơ.

B. Chất mùn và không khí.

C. Nước và không khí.

D. Chất hữu cơ và nước.

Câu 19: Sinh vật có mặt ở đâu trên Trái Đất?

A. Các lớp đất đá, khí quyển.

B. Các lớp đất đá và thủy quyển.

C. Các lớp đất đá, khí quyển, thủy quyển

D. Khí quyển và thủy quyển

Câu 20: Gió là

A. sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

B. sự chuyển động theo chiều thẳng đứng của không khí.

C. sự chuyển động của không khí từ biển vào đất liền.

D. sự chuyển động của không khí từ đất liền ra biển.

6
23 tháng 5 2021

c1 a 

c2 c 

c3 d 

c4 a

c5 b

c6 c

c7 d

c8 a

c9 b .....c10. c

23 tháng 5 2021

1A

2C 

3B

4B

5D

6C

7C

8D

9C

10B

11A

12B

13C

14D

15B

16C

17A

18A

19C

20A

18 tháng 5 2019

Các ảnh hưởng:

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

23 tháng 5 2017

Có j k z bn? Sao bn lại đăng tên bài hc lên đây? Mk k hỉu!

20 tháng 12 2021

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
20 tháng 12 2021

 Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

14 tháng 9 2018

- Khái niệm: Lớp đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa.

- Trong các nhân tố hình thành đất, quan trọng nhất là: đá mẹ, sinh vật và khí hậu.

+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ ảnh hưởng đến mầu sắc và tính chất đất.

    + Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

    + Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

    + Ngoài ba nhân tố chính trên, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình, thời gian hình thành đất và con người.

19 tháng 5 2022

Tham khảo

Vai trò của lớp đất đối với sinh vật ( thực vật, động vật,....):Là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của con người cũng như các loài sinh vật khác

Chứa thành phần nước và không khí giúp cho sinh vật phát triển

các nhân tố là :

-Đá mẹ : là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng

- sinh vật : là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ

- khí hậu gây thuận lợi hay khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và hữu cơ trong đất

-> ngoài 3 yếu tố trên,sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình , thời gian hình thành đất và sự tác động của con người

19 tháng 5 2022

tham khảo

 Vai trò của lớp đất đối với sinh vật (thực vật, động vật,....) + Là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của con người cũng như các loài sinh vật khác. + Chứa thành phần nước và không khí giúp cho sinh vật phát triển.

- Các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất hình thành đất là: đá mẹ, khí hậu và sinh vật, vì: + Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra chất khoáng. + Khí hậu bao gồm nhiệt độ và lượng mưa tạo ra môi trường thuận lợi hoặc khó khăn quyết định quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất + Sinh vật là nguồn gốc sinh ra chất hữu cơ trong đất.

 

16 tháng 8 2016

Vì chúng tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất và chúng có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.