K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2020

Trăng lên đỉnh núi trăng tà
Anh thả tim thật hay là "Auto"

ko thế thiếu me đc....

#Chino

10 tháng 3 2020

 Trúc xinh trúc đứng 1 mình

Tym e vẫn chỉ có mình a thôi.

nh nào các thánh

cs phiền,thấy phiền khi cs ng đăng linh tinh

12 tháng 3 2020

Xin bạn đừng đăng linh tinh 

Chớ ko bị chửi bây giờ rồi đừng có kêu

11 tháng 3 2016

               Cuộc kháng chiến trong quá khứ qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã trở về cuộc sống hằng ngày. Sự bận rộn hôm nay đã khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm trong chiến tranh lại như những thước phim quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm Ánh trăng cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp: không nên sống vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng quá khứ.

                        Hồi nhỏ sống với đồng

                        Với sông rồi với bể

                        Hồi chiến tranh ở rừng

                        Vầng trăng thành tri kỉ.

          Hình ảnh những đồng, sông, bể, rừng nguyên sơ, thuần hậu trong khở thơ đầu này là nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tuổi thơ và năm tháng chiến tranh, cả một quãng đường dài sống trong tình yêu thương, gắn bó với thiên nhiên, với những miền quê ấy, vầng trăng thành tri kỉ. Trăng như mái nhà, như người bạn thân thiết của tâm hồn. Ở đó tâm hồn tình cảm của con người cũng đơn sơ thuần phát như chính thiên nhiên. Trăng và người đã tạo nên mối giao tiếp, giao hòa thủy chung tưởng như không bao giờ có thể quên được.

                      Từ hồi về thành phố

                      Quen ánh điện cửa gương

                      Vầng trăng đi qua ngõ

                      Như người dưng qua đường.

           Khi chiến tranh kết thúc, người lính trở về bị hấp dẫn bởi đô thị với ánh điện, cửa gương, những ánh sáng nhân tạo đã làm họ quên đi ánh sáng tự nhiên hiền dịu của ánh trắng. Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con người thờ ơ, vô tình với những ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí chung một chiến hào mà trăng là biểu tượng.

                          Vầng trăng đi qua ngõ

                          Như người dưng qua đường.

          Từ hình ảnh vầng trăng “tri kỉ”, vầng trằng tình nghĩa trở thành “người dưng qua đường”, Nguyễn Duy đã diễn tả được cái thay đổi của lòng người, cái lãng quên, dửng dưng cùng thời gian “xa mặt cách lòng” đến phũ phàng. So sánh thật thấm thía: “như người dưng qua đường”.

         Cũng như dòng sông có khúc phẳng lặng,êm đềm, cũng có khúc ghềnh thác dữ dội. Cuộc đời vốn cũng nhiều biến động. Ghi lại một tình huống, cuộc sống nơi thị thành của những con người từ rừng về thành phố, Nguyễn Duy đặt con người vào bối cảnh.

                         Thình lình đèn điện tắt

                         Phòng buynh đinh tối om

                         Vội bật tung cửa sổ

                        Đột ngột vầng trăng tròn.

           Khi ánh trăng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao trùm hết không gian thì vầng trăng xuất hiện khiến con người ngỡ ngàng trước ánh trăng thân thương của tuổi thơ trên những nẻo đường ta sống và trong cuộc chiến gian khổ ác liệt. Cuộc sống hiện đại làm cho lòng người thay đổi... Trước người bạn vô tình ấy, trăng chẳng nói, chẳng trách khiến người lính cảm thấy có cái gì rưng rưng. Ánh trăng soi chiếu khiến người ta nhận ra độ lệch của nhân cách mình.

                          Trăng cứ tròn vành vạch

                          Kể chi người vô tình

                          Ánh trăng im phăng phắc

                           Đủ cho ta giật mình.

             Ánh trăng trước sau vẫn vậy mộc mạc, giản dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn đầy một cách trong sáng, vô tư, mặc cho thời gian trôi, mặc cho bạn bầu xưa ai đó quay lưng dù trong quá khứ vốn là tri kỉ. Nhưng trăng cũng khơi gợi niềm xúc động, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong khổ thơ “vô ngôn” thể hiện sự thức tỉnh đáng quý này. Qua bài thơ, Nguyễn Duy đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của lương tri. Dường như cuộc sống mới đầy đủ hơn khiến cho con người lãng quên ánh trăng. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người không bao giờ ngừng nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải một sớm một chiều.

           Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt, nó đòi hỏi lòng dũng cảm của con người. Người lính năm xưa ấy đã dành trọn quá khứ soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả tốt đẹp.

           Ánh trăng là bài thơ không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.

 

 

21 tháng 6 2018

Trăng sáng quá, em ơi, cứ đi như thế này cả đêm không biết chán. Trăng rải trên đường thơm thơm, trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre xào xạc, trăng thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm, trăng ôm lấy những bộ ngực xanh của những trái đồi ban đêm ngào ngạc mùi sim chín. Trăng ơi, sao trăng khéo đa tình, cứ đi hoài theo chân cô gái Tuyết Trinh và lên cả xào phòng the của người cô phụ
=>Nhaan hoas

22 tháng 6 2018

Trăng sáng quá, em ơi, cứ đi như thế này cả đêm không biết chán. Trăng rải trên đường thơm thơm, trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre xào xạc, trăng thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm, trăng ôm lấy những bộ ngực xanh của những trái đồi ban đêm ngào ngạc mùi sim chín. Trăng ơi, sao trăng khéo đa tình, cứ đi hoài theo chân cô gái Tuyết Trinh và lên cả xào phòng the của người cô phụ

=> phương tiện : dùng từ để nối

=> phương pháp tu từ: điệp từ

1 tháng 11 2018

a) Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói...nở nụ cười tươi đỏ.

=> Khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp và hơn hết cái màu đỏ của những ngôi nhà được vẽ lên một cách sinh động qua phép nhân hóa.

b) Ta đi trăng cũng đi theo/ Đường xa dốc núi đỉnh đèo trăng soi/ Bây giờ trăng đã ngủ rồi/ Ta đi lòng vẫn sáng ngời ánh trăng.

=> Khẳng định trăng là người bạn thân thiết, gắn bó lâu dài qua những động từ và điều đó thể hiện một cách rõ nét nhất khi cùng theo tác giả đi đến mọi nơi, mọi chốn. Đó là người bạn chung thủy, chung tình và là nhân vật quen thuộc trong chặng đường hành quân của các anh bộ đội.

c) Con sông Nậm - Khan ra đến đấy còn làm duyên nũng nịu uốn mình một quãng rồi mới chịu hoà vào MêKông.

=> BPTT nhân hóa làm vẻ đẹp của con sông như nổi bật lên, và diễn tả dòng nước " làm duyên" như một người con gái, qua đó cho thấy hình ảnh con sông ấy thật trẻ trung, đẹp đẽ và phần nào cũng mang nét tự hào của tác giả.

d) Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Nghe thấy tiếng sấm phất cờ mà lên.

=> Từ láy "lấp ló" miêu tả hoạt động lắc đi lắc lại của cây lúa, qua phép nhân hóa mà hành động đó như trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu và cho ta hình dung rõ hơn cảnh lúa " phấp cờ" trước sự thay đổi của thiên nhiên.

26 tháng 8 2017
Trăng vào cửa sổ đòi thơ Chỉ một câu thơ mà nói rõ phẩm chất thi sĩ tuyệt vời của Bác. Không là thi sĩ đích thực, không mang một hồn thơ dạt dào nhạy cảm, không thể viết được một câu thơ như thế – nhất là trong những ngày bề bộn, căng thẳng của chiến trận. Câu thơ dịch của Huy Cận cũng đã "rất thơ", nhưng nếu đọc nguyên tác chữ Hán ta sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ, độc đáo trong hồn thơ của Bác. Trong giấc Mộng Đẹp này trăng nhập hẳn vào thế giới con người (điều chưa từng có trong thơ trăng Bác Hồ), thân mật trong cử chỉ (thôi song – đẩy cửa sổ), tự nhiên trong cách ăn nói (thi thành vị? – thơ xong chưa?), rõ ra người bạn tri âm tri kỉ thường đến với nhà thơ vào những đêm trăng đẹp. Bác phải yêu trăng và yêu thơ đến mức nào thì trăng – thơ mới đi vào trong giấc mơ của Bác để thành giấc mộng đêm thu tuyệt diệu,của Người. Nhưng cái đẹp nhất của giấc mộng này không phải ở trăng – thơ mả ở chính con người. Yêu trăng và yêu thơ như thế, nhưng trăng và thơ đã lùi xuống hàng thứ hai để nhường chỗ cho điều mà, Bác quan tâm, lo lắng nhất – cũng là "ham muốn tột bậc" của Bác: Quân vụ nhưng mang vị tố thi (Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau) Và kì diệu biết bao, điều quan tâm lo lắng vì nước, vì dân ấy lại đến ngay cả trong giấc mơ khi Bác vừa chợp mắt sau một ngày làm việc căng thẳng. Bác tỉnh ngay cả ở trong mộng như xưa kia trong tù, Bác nhớ nước cả trong mơ. "Có đại giác thì mới có đại mộng" (Mai đình mộng kí) – đây là "đại mộng” của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong giấc mơ trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh, là sự hài hòa tuyệt điệu giữa tinh thần chiến sĩ và cốt cách thi sĩ trong con người Bác. Trong cuộc đời và trong thơ ca, từ xưa đến nay, có giấc mộng nào đẹp hơn thế nữa? Nhưng giấc mộng đêm thu ấy chỉ đẹp trọn vẹn với ý nghĩa sâu xa của nó chỉ tiếng chuông lầu báo tin thắng trận. Chuông lầu như cái bản lề nối liền Mộng và Thực, và bài thơ đã được phát triển theo cái tứ độc đáo: từ Mộng đẹp biến thành Thực đẹp: Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. Nếu Mộng đẹp tràn ngập ánh trăng lung linh huyền ảo thì Thực đẹp lại rộn vang tiếng chuông giòn giã báo tin thắng trận. "Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” – tiếng chuông lầu trên núi cổ kính như từ một thời xa xưa vọng về, lại mở ra một hiện thực sống động của cuộc sông đánh giặc ngày hôm nay, làm cho hiện thực ấy càng ngời sáng rực rỡ. Mộng đẹp và Thực đẹp ấy thống nhất với nhau trong cấu tứ thơ Đường: không trực tiếp mô tả sự việc mà chủ yếu là thống nhất hóa sự vật giữa hai mặt đối lập hay hai mặt tương ứng. Thơ trong tù của Bác thường thống nhất giữa hai mặt đối lập, còn thơ kháng chiến của Bác lại thường thống nhất giữa hai mặt tương ứng. Ở bài thơ này là sự thống nhất giữa Mộng đẹp và Thực đẹp, cũng là sự thống nhất giữa Tĩnh và Động, giữa Lãng mạn và Hiện thực. Từ Mộng đẹp mà có Thực đẹp; Thực đẹp là sự phát triển tự nhiên, lôgic, tất yếu của Mộng đẹp, là kết quả của Mộng đẹp đồng thời là sự minh chứng hùng hồn cho Mộng đẹp. Có Mộng đẹp thì mới có Thực đẹp, có "việc quân đang bận" trong giấc mơ trăng thì mới có ”tin thắng trận liên khu báo về" trong cảnh thực. Mộng và Thực hô ứng, xoắn xuýt, cộng hưởng với nhau hoàn chỉnh tứ thơ toàn bài. Và ta hiểu cái "tin thắng trận" này có nguồn gốc sâu xa từ con người mà trong giấc mơ trăng vẫn nhớ đến nhiệm vụ đánh giặc. Con người đẹp ấy có một giấc mơ đẹp và chính cái "đại mộng" này đã làm nên một bài thơ trăng vào loại đẹp nhất trong chuỗi ngọc thơ trăng của Bác: một bài thơ trăng đe báo tin thắng trận, một bài thơ đậm đà phong vị Đường thi nhưng lại ngời sáng tinh thần thời đại.
27 tháng 8 2017

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên thu báo về

=>Nhân hóa

=>Đây là một trong nét đặc sắc thi pháp thơ Hồ Chí Minh. Và đặc biệt cách cấu tứ này giúp ngươi đọc cảm nhận được một điều hết sức tinh tế nhưng vô cùng sâu sắc của Bác đối với trăng. Bác yêu trăng, tình yêu đó gắn chặt với tình yêu Tổ quốc. Đây chính là bài học sâu sắc người đọc thu nhận được khi đọc lại những vần thơ trăng của Bác.

31 tháng 10 2021

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca hiện đại nước nhà, một cây bút trữ tình chính trị nổi bật với những bài thơ lưu lại trong trái tim người đọc nhiều dấu ấn, cảm xúc. “Việt Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu trên chặng đường thơ ông, góp phần khẳng định tên tuổi, tâm hồn và tài năng của hồn thơ này. Trong tác phẩm, đoạn thơ thứ năm đã thực sự để lại nhiều nghĩ suy trong tâm hồn mỗi bạn đọc, góp vào sự sâu sắc và độc đáo của bài thơ.

Nhà thơ Tố Hữu là người con đất Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, cái nôi của văn học dân gian Việt Nam. Có lẽ những nét đẹp của mảnh đất ấy đã bồi tụ nên một hồn thơ dạt dào cảm xúc, sáng tác nên những vần thơ, trang thơ đượm sâu tình cảm, cảm xúc. Nói đến Tố Hữu và sự nghiệp văn học của ông, nhiều người nói chặng đường thơ ông gần như song hành với những giai đoạn lịch sử quan trọng, đáng nhớ của dân tộc. Những tác phẩm ở mỗi thời kỳ của nhà thơ đều có những nét đẹp riêng lưu lại nhiều ấn tượng. Việt Bắc, cái nôi của Cách mạng Việt Nam, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền đất ấy, con người ấy đã chắp cánh cho hồn thơ người nghệ sĩ, người cán bộ cách mạng Tố Hữu viết nên bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ thứ năm trong tác phẩm được đánh giá là một đoạn thơ đặc sắc với nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật ý nghĩa.

Nghĩ về người con Việt Bắc, những đồng bào thân thương một thời gắn bó thủy chung, nghĩa tình, một nỗi nhớ da diết, đậm sâu bỗng trào dâng trong trái tim, tâm hồn người cán bộ cách mạng, hay có lẽ cũng chính là tiếng lòng Tố Hữu. Nhà thơ gợi ra hình ảnh người mẹ của nhân dân, người mẹ nuôi bộ đội với hình ảnh gần gũi và rất đỗi thiêng liêng:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”

Một người mẹ chịu thương chịu khó. Một người mẹ tảo tần vì con, vì bộ đội, vì đất nước, nhân dân. Đó là người mẹ Việt Bắc từng ngày lao động miệt mài đóng góp cho cuộc kháng chiến, từng ngày nuôi giấu cán bộ cách mạng. Viết về người mẹ ấy, nhà thơ Tố Hữu có hình ảnh “nắng cháy lưng”. Không tả rõ nét dáng hình người mẹ Việt Bắc, chỉ ba chữ đó thôi cũng đã đủ tái hiện lên chân thực, trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp lao động của người mẹ Việt Nam thời chiến. Gần gũi, bình dị nhưng vô cùng mạnh mẽ, trang thơ Tố Hữu cho ta thấy mẹ là một phần của những trang sử hào hùng, là hậu phương đắp bồi yêu thương, sức mạnh cho những người lính chắc tay súng ra chiến trường giành lại tự do cho dân tộc, đất nước.

Tiếp nối trong dòng chảy ký ức dạt dào, thiết tha ấy, nhà thơ Tố Hữu gợi ra một bức tranh Việt Bắc với khung cảnh, với nhịp sống, âm thanh quen thuộc:

"Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan”

Bên cạnh cái khốc liệt của khói lửa chiến tranh, cái tang thương của mất mát, hy sinh, vẫn còn rộn rã ở đó một cuộc sống ngập tràn âm thanh nơi miền cao Việt Bắc. Bên cạnh những giờ tập luyện mệt nhoài chuẩn bị cho cuộc chiến, những giây phút căng thẳng khi đối mặt địch, các cán bộ cách mạng của ta cũng hòa mình vào cuộc sống nơi núi rừng Việt Bắc, cùng đồng bào, cùng nhân dân xây dựng cuộc sống. Những người cán bộ đến gieo hy vọng về ngày độc lập. Họ gieo con chữ, họ thắp niềm tin, những lớp Nha bình dân học vụ để xóa mù chữ cho đồng bào vì thế mà được mở ra ở khắp mọi nơi. Hồ hởi, phấn chấn và ngập tràn hy vọng, không khí đó dường như ắp đầy khắp các bản làng Việt Bắc, ngập tràn trong hình dung tưởng tượng của mỗi người đọc khi đến với trang thơ giàu hình ảnh, cảm xúc của Tố Hữu.

“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”

Với vốn ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh của mình, nhà thơ Tố Hữu đã giúp người đọc hình dung ra không gian, không khí rộn ràng niềm vui của quân dân Việt Bắc sau những giờ phút chiến đấu ác liệt. Văng vẳng trong không gian thanh bình ấy là tiếng “mõ rừng chiều” gọi trâu về của người lao động. Âm thanh tiếng giã gạo đêm khuya, tiếng chày tiếng cối hòa cùng tiếng suối xa càng đậm tô thêm bức tranh sinh hoạt thân thương, gần gũi, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Việt Bắc. Những âm thanh ấy cùng hòa quyện lại, một cách rất riêng, tạo nên một khúc nhạc ấn tượng mà chỉ riêng núi rừng Việt Bắc có, do những con người Việt Bắc cùng cán bộ cách mạng thời kỳ kháng chiến xây đắp nên.

Bài thơ “Việt Bắc” đã gieo vào trái tim người đọc bao thế hệ rất nhiều cảm xúc, nghĩ suy khác nhau. Ở mỗi đoạn thơ, mỗi hình ảnh, nhịp điệu thơ đều chứa chan tâm tư người chiến sĩ hay cũng chính là nhà thơ. Khổ thơ thứ năm đã góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm, những giá trị nội dung, nghệ thuật của “Việt Bắc” đã góp phần làm tăng sự giàu có, đa dạng trong chùm thơ kháng chiến đồng thời khẳng định tài năng, sự tinh tế trong hồn thơ Tố Hữu.

31 tháng 10 2021

Dàn ý mà cậu

16 tháng 12 2021

vẫn là Everest nha, nhưng ko hỏi linh tinh trên này nx đc ko, từ nãy h báo cáo nhiều quá mỏi tay:)))

16 tháng 12 2021

xem những người báo cáo mik ở đâu vậy

16 tháng 7 2016

he he

nhớ ko nhầm thì này của HCM mà

17 tháng 7 2016

mu hahahhahaha