Đề bài:
Câu 1: Trong các biện pháp dưới đây, theo em, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường?
A. Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rác
B. Khai thác nước ngầm bừa bãi
C. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở
D. Sử dụng phân hóa học và chất bảo vệ thực vật quá mức qui định
Câu 2: Di sản văn hóa bao gồm
A. di sản vật thể
B. di sản phi vật thể
C. di sản dòng tộc
D. DS VH phi vật thể và DS VH vật thể
Câu 3 : Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào xâm phạm quyền trẻ em?
A. Đánh đập, hành hạ trẻ em;
B. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng;
C. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện;
D. Được quyền khai sinh và có quốc tịch;
Câu 4: Hành vi nào dưới đây là phá hoại di sản văn hóa?
A. Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm
B. Tổ chức tham quan tìm hiểu di tích lịch sử
C. Đập phá di sản văn hóa
D. Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.
Câu 5: Những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa , khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là :
A. Truyền thống văn hóa
B. Giá trị văn hóa
C. Di sản văn hóa
D. Thành tựu văn hóa
Câu 6: Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy là nội dung của nhóm quyền nào dưới đây?
A. Nhóm quyền bảo vệ
B. Nhóm quyền chăm sóc
C. Nhóm quyền học tập
D. Nhóm quyền vui chơi
Câu 7 : Những hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Đánh cá bằng mìn, bằng điện;
B. Khai thác rừng trái phép, đốt rừng làm nương rẫy;
C. Thải chất thải công nghiệp vào nguồn nước chưa qua xử lý;
D. Giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi công cộng;
Câu 8: Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì trong các hành vi dưới đây?
A. Tìm mọi cách phản ánh cho cơ quan công an;
B. Im lặng, bỏ qua;
C. Nói với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để nhờ giúp đỡ;
D. Biết là sai nhưng vì bị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ;
Câu 9: Trên đường đi học, A trông thấy bác hàng xóm ném một bì gà chết xuống mương nước của làng. Theo em, bác hàng xóm đã vi phạm pháp luật về
A. bảo vệ di sản văn hóa
B. bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
D. quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em
Câu 10: Trong một lần đi tham quan di tích lịch sử Thành Nhà Hồ ( Vĩnh Lộc – Thanh Hóa ), em thấy những chữ viết chằng chịt lên vách đá, thậm chí còn ghi họ tên, ngày tháng đến thăm quan. Em thấy việc làm đó là vi phạm việc bảo vệ di sản văn hóa nhưng băn khoăn không biết hành vi đó vi phạm nội dung gì trong những nội dung sau đây:
A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
B. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa.
C. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.
D.Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Câu 11: Em tán thành với việc làm nào dưới đây?
A. Khi con đến tuổi đi học cha mẹ mới làm giấy khai sinh cho con.
B. Thường xuyên tổ chức khám sức khỏe cho trẻ em.
C. Lôi kéo trẻ em hút chích ma túy.
D. Không cho trẻ em đi tiêm phòng dịch.
Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sống và làm việc có kế hoạch?.
A. Xác định được những việc cần làm trong tuần.
B. Làm việc theo cảm hứng không cần theo thời gian.
C. Việc đến đâu hay đến đấy.
D. Ưu tiên thực hiện những công việc quan trọng trước.
Câu 13: Việc làm nào sau đây không vi phạm quyền trẻ em?
A. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.
B. Cho trẻ em làm những việc nặng nhọc.
C. Không cho con gái đến trường đi học.
D.Đánh đập, ngược đãi trẻ em.
Câu 14 : Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Thả động vật hoang dã về rừng.
B. Sử dụng tiết kiệm điện, nước sạch.
C. Thải khói, bụi, chất có mùi độc hại vào không khí.
D. Khai thác rừng theo kế hoạch.
Câu 15: Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường?
A. Dùng than tổ ong để đốt thay củi cho đỡ khói và bụi.
B. Bón thật nhiều phân hóa học để cây trồng lên xanh tốt.
C. Xử lý nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước.
D. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây.
Câu 16: Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?
A. Sau giờ học N vui chơi thoải mái, không làm việc gì.
B. A luôn tôn trọng thầy cô giáo.
C. H chăm chỉ làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ nhưng rất ngại học.
D. B thỉnh thoảng hút thuốc lá khi có người rủ.
Câu 17. Sống, làm việc có kế hoạch là:
A. làm việc theo ngẫu hứng.
B. làm việc theo sự sắp xếp của nhà trường
C. làm việc theo sự sắp xếp của bố mẹ
D. sắp xếp những công việc hằng ngày một cách hợp lý
Câu 18. Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan kiểm sát Nhà nước
A. TAND Tỉnh
B. VKSND Tỉnh
C. VKSND Huyện
D. VKS quân sự
Câu 19. Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?
A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
C. Đánh đập, hành hạ trẻ em.
D. Tổ chức cho trẻ em vui chơi
Câu 20. Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan hành chính Nhà nước ?
A. HĐND xã.
B. UBND xã.
C. UBND Huyện.
D. Chính phủ.
Câu 21. Bổn phận của trẻ em là
A. yêu Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tôn trọng pháp luật, tài sản người khác.
B. muốn làm việc gì tùy thích.
C. không tham gia bất cứ một việc gì, kể cả đến trường đi học.
D. đánh bạc, uống rượu, hút thuốc.
Câu 22. Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường trộm cắp em sẽ làm gì?
A. Làm theo lời dụ dỗ.
B. Rủ thêm bạn bè cho đỡ sợ.
C. Nói với ba mẹ, thầy cô và đề nghị được giúp đỡ.
D. Không làm theo và cũng không báo với người lớn.
- Ý nghĩa của câu ca dao này là người nên giữ lời hẹn và tuân thủ cam kết của mình. Nếu một người chỉ hẹn một lần thì nên giữ lời, nhưng nếu hẹn nhiều lần mà không giữ lời thì có thể quên cả mười lời hứa. Câu ca dao này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ lời hứa và trung thực trong mối quan hệ.