Bài tập:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập:

A.Trắc nghiệm:

1. Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào:

A.   Hoạt động trao đổi chất.

B.   Chênh lệch nồng độ ion.

C.   Cung cấp năng lượng.

D.   Hoạt động thẩm thấu.

2. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc vào:

A.   Gradien nồng độ chất tan.

B.   Hiệu điện thế màng.

C.   Trao đổi chất của tế bào.

D.   Tham gia của năng lượng

3. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?

A.   Đỉnh sinh trưởng                         

B.   Miền lông hút

      C. Miền sinh trưởng                         

      D. Rễ chính

4.Khi trong cây Nồng độ ion K là 0.05% khi nồng độ K trong đất là 0,3% thì cây sẽ

A.   Không hấp thụ ion khoáng này

B.   Hấp thụ chủ động cần cung cấp năng lượng

      C.  Hấp thụ bị động     

      D.  Cây thừa K

5. Các ý sau đây đúng hay sai

A.   Cơ chế hấp thụ nước thụ động giúp cây dễ dàng hút được nước

B.   Hấp thụ chủ động Không cần cung cấp năng lượng

C.  Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây cây bị xót và chết

D.  Có 2 con đường hấp thụ nước và ion khoáng

B. Tự luận:

1. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

2. Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?

3. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết ?

4.Vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?

 

 

3
8 tháng 9 2021

1B. Chênh lệch nồng độ ion.

2D. Cung cấp năng lượng.

3B. Miền lông hút.

B. Tự luận:

1. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

  • Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trướng) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chât tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thâu cao).
  • Khác với sự hẩp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
    • Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ (đi từ môi trường, nơi nồng độ của ion cao vào rễ, nơi nồng độ của ion độ thấp).
    • Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali (K+). di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều građien nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hẩp (phải dùng bơm ion, ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...).

2. Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?

Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ vì:

- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng, CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi

- Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế bào

3. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết ?

Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: ... - Thiếu ôxi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, khônghình thành được lông hút mới. - Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hủy và cây bị chết.

4.Vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?

Cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn vì :

- Rễ cây không hô hấp được do đất ngập nước dẫn đến không hút được nước và muối khoáng.

- Mặt khác, đất ngập mặn có hàm lượng muối cao, nồng độ chất tan cao làm chênh lệch áp suất thẩm thấu bên ngoài lớn hơn rất nhiều so với bên trong tế bào, cây không hút được nước nên chết.

8 tháng 9 2021

\(A\)_Trắc Nghiệm:
Câu 1:B
Câu 2:A
Câu 3:B
Câu 4:B
Câu 5: 
Câu sai: B,D
Câu đúng: A,C

\(B\)_Tự Luận
Câu 1:
- Cơ chế hấp thụ của nước là: Hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động, từ môi trường nhược trương trong đất đến môi trường ưu trương trong rễ cây theo áp suất thẩm thấu.

- Cơ chế hấp thụ của ion khoáng: Có 2 cơ chế
+ Cơ chế thụ động: Khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào rễ (nơi có nồng độ ion thấp) theo gradien nồng độ
+ Cơ chế chủ động: Vận chuyển chủ động ngược chiều gradien nồng độ (nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion thấp). Vận chuyển chủ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.

Câu 2: Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp vì: 

- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào vận chuyển chủ động của chất khoáng, CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi.

- các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ của các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào, làm tăng khả năng hút nước của tế bào

Câu 3: Cây trên cạn ngập úng quá lâu sẽ chết vì: 

- Rễ ngập trong nước làm cho chức năng hô hấp của rễ diễn ra khó khăn hơn, cũng sẽ giảm quá trình hút chất khoáng cần thiết cho cây

Câu 4: Các cây trên cạn không thể sống được trên đất ngập mặn vì: áp suất của nước ngập mặn lớn hơn nước ngọt, nên cây gặp khó khăn trong việc hút nước để nuôi cây, áp suất cao cũng làm cho miền lông hút của các cây trên cạn bị tiêu biến

  ÔN TẬP CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Bài 1: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?  Trả lời Bài 2: Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch?  Trả lời  Bài 3: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh động vật?  Trả lời Bài 4: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động...
Đọc tiếp

 

ÔN TẬP CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Bài 1Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?

 Trả lời

Bài 2: Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch?

 Trả lời

 Bài 3: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh động vật?

 Trả lời

Bài 4: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?

 Trả lời

Bài 5: Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin và trên sợi thần kinh có bao miêlin.

 Trả lời

Bài 6: Nếu bạn lỡ chạm tay phải những chiếc gai nhọn trong bụi cây và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra các tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên?

 Trả lời

Bài 7:  Hãy cho biết con thủy tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào nó. Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?

 Trả lời

Bài 8: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thề trả lời cục bộ (như co một chân khi bị kích thích?

Bài 9:  Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào? Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại? Phản xạ có ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay là phản xạ có điều kiện? Tại sao?

 Trả lời

 Bài 10: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp con chó dại trước mặt.

Bạn sẽ có phản ứng (hành động) như thế nào?

Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại.

Hãy ghi lại rất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại.

Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

 Trả lời

Bài 11: Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc? Xung thần kinh lan truyền theo các bó sợi thần kinh có bao miêlin từ vò não xuống đến các cơ ngón chân làm ngón chân co lại. Hãy tính thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân (cho biết chiều cao của người nào đó là 1,6 m, tốc độ lan truyền là l00m/giây).

Trả lời

Bài 12: Nghiên cứu hình và mô tả cấu tạo của xináp hóa học?

Trả lời

Bài 13: Trả lời các câu hỏi sau:

Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào?

Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo 1 chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thề theo chiều ngược lại?

Trả lời

Bài 14: Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được:

Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay di bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ).

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao).

Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sáng màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

Trả lời

Bài 15: Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thân kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lời các câu hòi sau:

Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao.

Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phút triển có rất nhiều tập tính học được?

 Trả lời

Bài 16: Cho các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm của, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau?

 Trả lời

Bài 17: Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bao vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng,...)

Trả lời

Bài 18: Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng. Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. Tại sao?

Trả lời

Bài 19: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

 Trả lời

Bài 20: Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dụng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.

 Trả lời

Bài 21: Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?

 Trả lời

Bài 22: Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thê nào?

 Trả lời

Bài 23: Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp? Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?

 Trả lời

Bài 24: Tập tính là gì? Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được?

 Trả lời

Bài 25: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng? Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bàng cách nào?

 Trả lời

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG.

Bài 26, 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

123. Ở động vật đa bào:

A. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới         

B. chỉ có hệ thần kinh chuỗi hạch

C. chỉ có hệ thần kinh dạng ống.                   

D. hoặc A, hoặc B, hoặc C

124. Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó?

A. Co những chiếc vòi lại                   

B. Co toàn thân lại.

C. Co phần thân lại.                           

D. Chỉ co phần bị kim châm.

125. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống ở người từ trên xuống theo thứ tự:

A. Não bộ  →   Hạch thần kinh  →  Dây thần kinh   →  Tủy sống.

B. Hạch thần kinh  →  Tủy sống  →  Dây thần kinh  →  Não bộ.

C. Não bộ  →  Tủy sống  →  Hạch thần kinh  →  Dây thần kinh.

D. Tủy sống  →  Não bộ  →  Dây thần kinh  →  Hạch thần kinh.

126. Giả sử đang đi chơi bất ngờ gặp 1 con chó dại ngay trước mặt , bạn có thể  phản ứng ( hành động ) như thế nào?

A. Bỏ chạy.                              

B. tìm gậy hoặc đá để:  đánh hoặc ném

C. Đứng im.                             

D. Một trong các hành động trên.

127. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật:

A. nghành ruột khoang                       

B. giun dẹp, đỉa, côn trùng

C. cá, lưỡng cư, bò sát.                      

D. Chim, thú.

128. Một  bạn học sinh lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Em hãy chỉ ra theo thứ tự:  tác nhân kích thích  →  Bộ phận tiếp nhận kích thích  →  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  →  Bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên:

A. Gai  →  Thụ quan đau ở tay  →  Tủy sống  →  Cơ tay.         

B. Gai  →  tủy sống  →  Cơ tay  →  Thụ quan đau ở tay.

C. Gai  →  Cơ tay  →  Thụ quan đau ở tau  →  Tủy sống.         

D. Gai  →  Thụ quan đau ở tay  →  Cơ tay  →  Tủy sống

129. Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ ( Như co 1 chân ) khi bị kích thích?

A. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên.

B. Mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển 1 vùng xác định của cơ thể

C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.

D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau.

130. Trùng biến hình thu chân giả để:

A. bơi tới chỗ nhiều ôxi                      

B. tránh chỗ nhiều ôxi

C. tránh ánh sáng chói.                        

D. Bơi tới chỗ nhiều ánh sáng.

131. Kể thứ tự chính xác sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người:

A. Thụ quan đau ở da  →  Đường cảm giác  →  Tủy sống  →  Đường vận động  →  Cơ co

B. Thụ quan đau ở da → Đường vận động   →  Tủy sống  →  Đường cảm giác   →  Cơ co

C. Thụ quan đau ở da  →  Tủy sống    →  Đường cảm giác   →  Đường vận động   →  Cơ co

D. Thụ quan đau ở da  →  Đường cảm giác  →  Đường vận động  →  Tủy sống  →  Cơ co

Bài 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ

132. Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là:

A. – 50mV            

B. – 60mV.           

C. – 70mV.           

D. – 80mV

134. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm K+ - Na+ có vai trò chuyển:

A. Na+ từ ngoài vào trong màng.

B.  Na+ từ trong ra ngoài màng.

C.  K+ từ trong ra ngoài màng.

D. K+ từ ngoài vào trong màng.

135. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi:

A. cổng K+ và Na+ cùng đóng.          

B. cổng K+ mở và Na+ đóng.

C. cổng K+ và Na+ cùng mở.             

D. cổng K+ đóng và Na+ mở.

137. Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (Không hưng phấn) tích điện:

A. Trung tính.                

B. Dương.             

C. Âm.                 

D. Hoạt động

Bài 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH

138. Xung thần kinh là:

A. sự xuất hiện điện thế hoạt động

B. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động

C. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động

D. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động

139. Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự:

A. Mất phân cực ( Khử cực)  →  Đảo cực  →  Tái phân cực.

B. Đảo cực  →  Tái phân cực  →  Mất phân cực ( Khử cực)

C. Mất phân cực ( Khử cực)  →  Tái phân cực  →  Đảo cực

D. Đảo cực   →  Mất phân cực ( Khử cực) →  Tái phân cực.

140. Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại “nhảy cóc”?

A. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.

B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.

C. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.

D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.

Bài 29: TRUYỀN TIN QUA XI NÁP

143. Diện tiếp xúc giữa các nơron, giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là:

A. Diện tiếp diện.            

B. Điểm nối.           

C. Xináp.             

D. Xiphông.

144.Cấu trúc không thuộc thành phần xináp là:

A. khe xináp.        

B. Cúc xináp.         

C. Các ion Ca+.         

D. màng sau xináp.

145.Vai trò của ion Ca+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:

A. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.

B. Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học.

C. Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp.

D. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.

146.Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xináp hóa học bị chậm hơn so với xináp điện là:

A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán.

B. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xináp.

C. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hoá học.

D. Phải có đủ thời gian để phân huỷ chất môi giới hoá học

147.Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:

A. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe  xi náp  → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp   →  axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

B. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe  xi náp  →  axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp  → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp

C. axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp  → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp  →  Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe  xi náp

D. Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp   →  Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe  xi náp  →  axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

Bài 31.32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

 

148. Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau:

A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp         

B. bẩm sinh, học được

C. bẩm sinh, hỗn hợp                         

D. học được, hỗn hợp

 

149.Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính:

A. bẩm sinh          

B. hỗn hợp            

C. học được          

D. cả 3 đều đúng

 

120. Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính:

A. kích thích   →  hệ thần kinh   →  cơ quan thụ cảm   →  cơ quan thực hiện   →  hành động

B. kích thích   →  cơ quan thụ cảm   →  cơ quan thực hiện   →  hệ thần kinh   →  hành động

C. kích thích   →  cơ quan thực hiện   →  hệ thần kinh   →  cơ quan thụ cảm   →  hành động

D. kích thích   →  cơ quan thụ cảm   →  hệ thần kinh   →  cơ quan thực hiện   →  hành động

 

121. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:

A. học được          

B. bẩm sinh          

C. hỗn hợp         

C. vừa bẩm sinh. vừa hỗn hợp

 

122. Người đi máy trên đường thấy đèn đỏ thì dừng lại là tập tính

A. học được          

B. bẩm sinh          

C. hỗn hợp         

C. vừa bẩm sinh. vừa hỗn hợp

 

123. Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập:

A. in vết.               

B. quen nhờn.                 

C. điều kiện hoá.            

D. học ngầm

124. Ngỗng con mới nở chạy theo người là kiểu học tâp:

A. in vết.               

B. quen nhờn.                 

C. điều kiện hoá.            

D. học ngầm

125. Páp Lốp làm thí nghiệm - vừa đánh chuông, vừa cho chó ăn giúp chó học tập kiểu:

A. in vết.     

B. quen nhờn.       

C. điều kiện hoá đáp ứng.

D. học ngầm

 

126. Khi thấy đói bụng chuột chạy vào lồng nhấn bàn đạp để lấy thức ăn là kiểu học tập:

A. in vết.     

B. quen nhờn.       

C. học khôn.         

D. điều kiện hoá hành động.

127. Tinh tinh xếp các hòm gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiểu học tập:

A. in vết.               

B. học khôn.         

C. học ngầm   

D. điều kiện hoá.                    

 

128. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. đây là 1 ví dụ về hình thức học tâp:

A. quen nhờn.                          

B. điều kiện hoá đáp ứng.         

C. học khôn.                   

D. điều kiện hoá hành động.

 

129. Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải 1 bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập:

A. in vết.               

B. học khôn.         

C. điều kiện hoá đáp ứng.

D. học ngầm

 

130. Nếu thả 1 hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa , rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ  không rụt đầu và chân vào mai nữA. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập:

A. in vết.               

B. quen nhờn.                 

C. học ngầm                   

D. học khôn.

 

131. Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi là tập tính:

A. kiếm ăn.           

B. bảo vệ lãnh thổ.          

C. sinh sản.                    

D. di cư.

132. Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính:

A. kiếm ăn.           

B. sinh sản.                    

C. di cư.                

D. bảo vệ lãnh thổ.

 

134. Đến mùa sinh sản Công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông là tập tính:

A. kiếm ăn.           

B. bảo vệ lãnh thổ.          

C. sinh sản.                    

D. di cư.

 

135. Cò coăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính:

A. kiếm ăn.           

B. sinh sản.                    

C. di cư.                

D. bảo vệ lãnh thổ.

 

136. Trong 1 đàn gà có 1 con có thể mổ bất kì con nào trong đàn là tập tính:

A. thứ bậc.            

B. bảo vệ lãnh thổ.          

C. vị tha.               

D. di cư.

 

137. Kiến lính sắn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính:

A. thứ bậc.            

B. bảo vệ lãnh thổ.          

C. vị tha.              

D. di cư.

 

138. Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính:

A. bảo vệ lãnh thổ.         

B. sinh sản.           

C. Xã hội.             

D. kiếm ăn

 

139. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính:

A. bảo vệ lãnh thổ.         

B. sinh sản.           

C. di cư.                

D. Xã hội

 

140. Chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính:

A. bảo vệ lãnh thổ.         

B. sinh sản.           

C. di cư.                

D. Xã hội

 

141. Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính:

A. bảo vệ lãnh thổ.         

B. sinh sản.           

C. di cư.                

D. Xã hội

 

142. Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính:

A. sinh sản.             

B. bảo vệ lãnh thổ.        

C. di cư.                 

D. Xã hội

 

143. Dạy voi, khỉ, hổ làm xiếc ừa ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:

A. săn bắn.           

B. giải trí.    

C. bảo vệ mùa màng.      

D. an ninh quốc phòng

 

144. Dạy chó, chim ưng săn mồi là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:

A. săn bắn.           

B. giải trí.    

C. bảo vệ mùa màng.      

D. an ninh quốc phòng

 

145. Làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:

A. săn bắn.           

B. giải trí.    

C. bảo vệ mùa màng.      

D. an ninh quốc phòng

 

146. Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:

A. săn bắn.                     

B. giải trí.    

C. bảo vệ mùa màng.                

D. chăn nuôi

 

147. Ứng dụng chó để  bắt kẻ gian và phát hiện ma tuý là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào.

A. săn bắn.           

B. giải trí.              

C. bảo vệ mùa màng.      

D. an ninh quốc phòng.

 

 

 

 

 

 

1
16 tháng 2 2022

1 Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

3 Chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật:

+ Đại não ngày càng phát tiển thể tích tăng , có những trung khu phản ứng có chức năng riêng  như trung khu vận động , cảm giác, ...

+ Có khả năng phối hợp nhiều phản ứng phức tạp và hình thành được nhiều phản xạ có điều kiện thích  nghi với đời sống môi trường luôn thay đổi: từ những động vật chỉ có toàn phản xạ có điều kiện đên hệ thần kinh có thể hình thành nhiều phản xạ có điều kiện khỉ , động vật linh trưởng

+ Số lượng tế bào thần kinh ngày càng nhiều, phân bố ngày càng tập trung, mức độ chuyên hoá ngày càng cao.

+ Hệ thần kinh lưới đối xứng toả tròn => hệ thần kinh chuỗi hạch => dạng ống đối xứng hai bên.

Trong đó:

-Hệ thần kinh lưới số tế bào thần kinh ít, phân bố rải rác đều khắp cơ thể có thể phản ứng lại với tất cả phản ứng nhưng hiệu quả phản ứng thường thấp 

-Hệ thần kinh chuỗi hạch lượng tế bào thần kinh hơn, phân bố tập trung thành hạch tuy nhiên hiệu quả phản ứng chưa cao 

-Hệ thần kinh dạng ống: tiến hóa nhất  vì số lượng tế bào thần kinh lớn tập trung lại ở não và tủy sống và các hạch có hệ thống dây thần kinh  ngoại biên  mang lại hiệu quả phản ứng nhanh, chính xác, ít tốn năng lượng

4 Chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật:

+ Đại não ngày càng phát tiển thể tích tăng , có những trung khu phản ứng có chức năng riêng  như trung khu vận động , cảm giác, ...

+ Có khả năng phối hợp nhiều phản ứng phức tạp và hình thành được nhiều phản xạ có điều kiện thích  nghi với đời sống môi trường luôn thay đổi: từ những động vật chỉ có toàn phản xạ có điều kiện đên hệ thần kinh có thể hình thành nhiều phản xạ có điều kiện khỉ , động vật linh trưởng

+ Số lượng tế bào thần kinh ngày càng nhiều, phân bố ngày càng tập trung, mức độ chuyên hoá ngày càng cao.

+ Hệ thần kinh lưới đối xứng toả tròn => hệ thần kinh chuỗi hạch => dạng ống đối xứng hai bên.

Trong đó:

-Hệ thần kinh lưới số tế bào thần kinh ít, phân bố rải rác đều khắp cơ thể có thể phản ứng lại với tất cả phản ứng nhưng hiệu quả phản ứng thường thấp 

-Hệ thần kinh chuỗi hạch lượng tế bào thần kinh hơn, phân bố tập trung thành hạch tuy nhiên hiệu quả phản ứng chưa cao 

-Hệ thần kinh dạng ống: tiến hóa nhất  vì số lượng tế bào thần kinh lớn tập trung lại ở não và tủy sống và các hạch có hệ thống dây thần kinh  ngoại biên  mang lại hiệu quả phản ứng nhanh, chính xác, ít tốn năng lượng

5 Giống nhau:

- Xung thần kinh lan truyển do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ nơi này đến nơi khác

Khác nhau:

Trên sợi thần kinh không có miêlin

Trên sợi thần kinh có miêlin

Lan truyền liên tục

Lan truyền theo kiểu nhảy cóc

Do mất phân cực → đảo cực → tái phân cực liên tiếp từ vùng này đến vùng khác

Do mất phân cực → đảo cực → tái phân cực từ eo ranvie này sang eo Ranvie khác

 Chậm (thần kinh giao cảm 5m/s)

Tốc độ nhanh (thần kinh vận động 120m/s)

6 Tác nhân kích thích là: gai nhọn.

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là: thụ quan đau ở tay.

- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là: tủy sống.

- Bộ phận thực hiện phản ứng là: cơ tay.  
7 7 - Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân thủy tức, xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh, làm cho thủy tức co toàn bộ cơ thể để tránh tác nhân kích thích.

- Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì phản ứng của thủy tức do hệ thần kinh điều khiển.

8 Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên khi bị kích thích tại một điểm nào đó, hạch thần kinh phụ trách vùng bị kích thích đó sẽ xử lí thông tin nhận được và đưa lệnh đến bộ phận trả lời tương ứng nên động vật trả lời cục bộ.

9 Cung phản xạ gồm các bộ phận:

    + Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan đau ở da.

    + Đường dẫn truyền vào: sợi cảm giác của dây thần kinh tủy.
    + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin: tủy sống.

    + Đường dẫn truyền ra: sợi vận động của dây thần kinh tủy.

    + Bộ phận thực hiện phản ứng: Cơ ngón tay.

- Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ. Khi kim châm vào tay, thụ qua đau ở da tiếp nhận kích thích và truyền đến tủy sống qua sợi thần kinh cảm giác; tủy sống tiếp nhận thông tin từ đó tổng hợp, phân tích và hình thành các xung thần kinh theo sợi thần kinh vận động truyền đến các cơ ngón tay làm ngón tay co lại.

- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện vì phản xạ này là phản xạ tự vệ, chỉ trả lời những kích thích tương ứng. Đây là phản xạ mang tính chất đơn giản và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Phản xạ này là phản xạ sinh ra đã có, có tính chất bền vững và được di truyền.

10 Khi đang chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt, bản thân sẽ có phản ứng đầu tiên là dừng lại, đứng im sau đó có thể bỏ chạy.

- Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại là:

    + Bộ phận tiếp nhận kích thích: Mắt.

    + Bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động: Não bộ.

    + Bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại là: Các cơ chân.

- Những suy nghĩ diễn ra trong đầu khi đối phó với chó dại: Chó dại rất nguy hiểm, nếu bị cắn sẽ bị nhiễm virut dại và có thể chết, con chó lại rất hung hăng nên tốt nhất là bỏ chạy, chạy đến chỗ nào thì an toàn.

Ngoài ra, các suy nghĩ diễn ra trong não có thể rất nhau ở mỗi người như: nên làm thế nào bây giờ, nếu để chó dại cắn rất nguy hiểm, chó dại có virut gây bệnh dại, nên bỏ chạy hay nên chống lại, nếu bỏ chạy chó dại có thể sẽ đuổi theo…

- Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới biết được như thế nào là chó dại và biết chó dại nguy hiểm như thế nào. Dựa vào kinh nghiệm đã có mà cách xử lí thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn đến hành động của mỗi người cũng khác nhau.

11 Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do các bao miêlin có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin được.

- Thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân là:

1,6 : 100 = 16. 10-3 giây.

12 Chùy xinap: Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước xinap. Trong chùy xinap có chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin,.....)

Khe xinap: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau xinap.

Màng sau xinap: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin. 

13 Quá trình truyền tin quá xináp diễn ra như sau;
    + Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
    + Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.
    + Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
- Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

15 Do động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập.

→ Các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh.

- Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm, có tuổi thọ dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sống → cơ sở hình thành nhiều tập tính học.

16 Tập tính kiếm ăn: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.

- Tập tính bảo vệ lảnh thổ: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh linh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.

- Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái.

- Tập tính di cư: sếu đầu đỏ, hạc di cư theo mùa.

- Tập tính xã hội: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn.

17 Các ví dụ trong cuộc sống rất phong phú:

- Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí).

- Dạy chó, chim ưng săn mồi (săn bắn).

- Làm bù nhìn để ở ruộng mương đuổi chim chóc phá hoại màa màng (bảo vệ mùa màng).

- Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng (chăn nuôi).

- Sử dụng chó để phái hiện ma túy và bắt kẻ gian (an ninh quốc phòng,...)
 18 Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

   Ví dụ: trùng giày bơi đến nơi có nhiều oxi, thủy tức co mình lại khi có vật thể chạm vào nó, giun co mình, tay người chạm vào vật thể nhọn sẽ lập tức co rụt lại,…

19 * Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.

* Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.

* Hệ thần kinh ống hình thành nhờ số lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần kinh tập trung mạnh ở phía đầu dẫn đến não bộ phát triển.

20 Khi bị kích thích phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống khác với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng lưới vì: động vật có hệ thần kinh dạng ống có hệ thần kinh (đặc biệt là não bộ) phát triển, có khả năng xử lí thông tin ở mức cao (thu thập, phân tích, so sánh, xử lí thông tin) do vậy việc trả lời kích thích cũng nhanh chóng và chính xác hơn nên hiệu quả cao hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Ví dụ: Khi có một vật nhọn chạm vào cơ thể thủy tức (hệ thần kinh dạng lưới) thì toàn bộ cơ thể thủy tức co rụt lại. Khi vật nhọn chạm vào cơ thể giun đốt (hệ thần kinh dạng chuỗi hạch) thì một phần cơ thể co lại, tốc độ nhanh hơn so với thủy tức. Khi vật nhọn bất ngờ chạm vào tay người (hệ thần kinh dạng ống) thì người lập tức rụt tay lại, tốc độ rất nhanh.

21 * Điện thế nghỉ: là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (không bị kích thích), phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.

 * Sự hình thành điện thế nghỉ:

      + Nồng độ ion K+ ở bên trong màng tế bào cao hơn bên ngoài màng tế bào, nồng độ ion Na+ở bên ngoài màng tế bào cao hơn ở bên trong màng tế bào.

      + Trên màng tế bào: cổng K+ mở, cổng Na+ đóng, ion K+ ở mặt trong màng di chuyển ra bên ngoài màng và nằm sát màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, mặt trong màng tế bào tích điện âm.

      + Bơm Na - K vận chuyển K+ từ bên ngoài màng vào bên trong màng, giúp duy trì nồng độ K+ bên trong màng cao hơn bên ngoài màng .

22 Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực khi tế bào bị kích thích.

Giai đoạn mất phân cực: -70mV → 0

Khi bị kích thích, tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động → gây nên sự khử cực (cửa Na+ mở, Na+ từ ngoài vào tế bào) → trung hoà điện giữa hai màng tế bào.

- Giai đoạn đảo cực: 35mV

Cổng Na mở rộng → Na+ từ bên ngoài di chuyển ồ ạt vào trong tế bào → bên trong tế bào tích điện dương, bên ngoài tích điện âm

- Giai đoạn tái phân cực: -70mV

Cổng K+ mở rộng, cổng Na+ đóng lại. K+ đi qua màng tế bào ra ngoài → bên ngoài tích điện dương và bên trong tích điện âm → tái phân cực.

23 Chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong việc truyền tin qua xináp: Chất trung gian hóa học được giải phóng khỏi các bóng xináp sẽ đi qua khe xináp và gắn vào thụ thể ở màng sau xináp, làm thay đổi tính thấm ở màng sau và làm xuất hiện xung thần kinh (điện thế hoạt động) lan truyền đi tiếp. 

24 tập tính bẩm sinh là tập tính được đi chuyền qua gen… 

Ví dụ về tập tính bẩm sinh:
Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả
Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú bú ngay
Ví dụ về tập tính học được:
Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn
Chuột nghe tiếng mèo phải chạy xa

25  * Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thế khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

 * Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: đảm bảo các cá thể phân bố hợp lí để tồn tại.

9 tháng 3 2023

a) Hiểu như sau: 9 giờ là số giờ đêm dài nhất (số giờ không nhận ánh sáng tối đa) đối với cây ngày dài. Vì vậy, tất cả các quang chu kì có số giờ đêm dưới 9 giờ sẽ làm cho cây ngày dài ra hoa.

b) Ví dụ : 17 giờ chiếu sáng/7 giờ trong tối hoặc 18 giờ chiếu sáng/ 6 giờ trong tối, hoặc 15 giờ 30 phút chiếu sáng/ 8 giờ 30 phút trong tối.

c) Cây đó có thể ra hoa được vì thời gian ban đêm đã được cắt ngắn lại và ít hơn độ dài đêm tiêu chuẩn (9 giờ) (thời gian quyết định quá trình ra hoa và ta đã cắt đêm dài 12 giờ tối thành 2 đêm ngán là 6 giờ tối).

Ví dụ : cây thanh long ra hoa trái vụ vào mùa đông khi ta thắp đèn ban đêm.

10 tháng 3 2023

cô ơi

 

 

a. Theo sinh học, biến thái là gì? Hãy lấy ví dụ về ba loài động vật phát triển qua biến thái.

- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

- Ví dụ: Bướm, châu chấu, ếch 

b. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng trong khi bướm trưởng thành thường không gây hại cho côn trùng?

- Do sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzyme tiêu hóa cellulose nên tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả thấp, vì thế sâu cần phải ăn thật nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Việc ăn lá cây của sâu bướm khiến cây trồng bị phá hoại. Khi bướm trưởng thành sống bằng cách hút mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzyme saccharase tiêu hóa đường saccharose. Việc hút mật hoa của bướm trưởng thành không hề gây hại gì cho cây trồng mà còn giúp ích cho việc thụ phấn của cây trồng

9 tháng 3 2023

- Cây thanh long là cây dài ngày (số giờ chiếu sáng, tiếp nhận ánh sáng nhiều hơn số giờ trong tối ban đêm). Vì vậy thời gian càng nhận ánh sáng càng nhiều thì khả năng ra hoa của các cây thanh long càng cao, bởi thế nên cần thắp đèn vào ban đêm ở các vườn cây trồng thanh long để kích thích cây ra hoa, kết trái, tăng năng suất, thu trái vụ.

9 tháng 3 2023

- Thân nhiệt chim mẹ ấm, cung cấp nhiệt độ phù hợp để hợp tử trong vỏ trứng phát triển, lớn dần phá bỏ lớp vỏ đá vôi cứng phía ngoài.

- Bên cạnh đó, việc ấp trứng này cũng là cách chim mẹ có thể bảo vệ những quả trứng trước những kẻ thù lăm le ăn chúng trước khi mà chim con được nở ra.

- Một phần khi chim mẹ ấp trứng, khả năng rất cao chim con khi nở ra sẽ thấy chim mẹ đầu tiên, nó sẽ tin rằng đó là mẹ của mình. 

9 tháng 3 2023

Việc ấp trứng ở hầu hết các loài chim có tác dụng cung cấp và đảm bảo điều kiện nhiệt độ phù hợp giúp hợp tử phát triển bình thường.

BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Câu 1.    Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng? TRẢ LỜI: -        Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước, đặc biệt hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn...
Đọc tiếp

BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

Câu 1.    Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?

TRẢ LỜI:

-        Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước, đặc biệt hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, nhờ vậy sự hấp thu nước và các ion khoáng được thuận lợi.

Câu 2.   Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

TRẢ LỜI:

Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng, rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào làm lông hút chết và không hình thành được lông hút mới. Do đó cây không hấp thu được nước dẫn đến mất cân bằng nước và cây bị chết.

Câu 3.   Nước được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng con đường nào?

TRẢ LỜI

Dòng nước và ion khoáng từ đất đi vào mạch gỗ theo hai con đường:

-        Con đường thứ nhất đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào, đó là con đường gian bào. Khi đi vào nội bì bị đai Caspari chặn lại nên phải chuyển vào con đường tế bào chất. Đai Caspari điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ

-        Con đường thứ hai xuyên qua tế bào chất của các tế bào (con đường tế bào chất)

Câu 4.   Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

TRẢ LỜI:

-        Cơ chế hấp thụ nước: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế chủ động (hiện tượng thẩm thấu); nước di chuyển từ nơi môi trường có nồng độ chất tan thấp (đất - môi trường nhược trương) vào môi trường có nồng độ chất tan cao (tế bào rễ)

-        Các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo 2 cơ chế:

       Thụ động: theo chiều nồng độ từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

       Chủ động: đối với một số ion cây có nhu cầu cao như (K+) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và phải cần cung cấp năng lượng ATP của quá trình hô hấp.

Câu 5.   Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?

TRẢ LỜI:

Trong quá trình hô hấp của rễ đã tạo ra các sản phẩm trung gian. Sản phẩm này góp phần làm tăng áp suất thẩm thấu của lông hút và tạo động lực hấp thụ nước và khoáng từ môi trường

Hô hấp tạo ra năng lượng ATP, nhờ đó mới vận chuyển chủ động các ion khoáng đi ngược gradien nồng độ.

Câu 6.   Trình bày vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể thực vật?

TRẢ LỜI:

-        Nước tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào

-        Nước là môi trường thuận lợi cho các phản ứng trao đổi chất và tham gia các phản ứng sinh hóa trong cơ thể

-        Nước đảm bảo độ nhớt chất nguyên sinh, độ bền vững của hệ thống keo

-        Nước là dung môi hòa tan các chất trong cơ thể

-        Nước điều hòa nhiệt độ cơ thể

Câu 7.   Cho biết vị trí và vai trò của đai Caspari trong cơ chế hấp thu nước?

TRẢ LỜI:

-        Vị trí vòng đai Caspari: Bao quanh tế bào nội bì.

-        Vai trò: Điều chỉnh lượng nước và kiểm soát các chất khoáng hòa tan đi vào

Câu 8.   Làm thế nào để những cây gỗ lâu năm có thể  vận chuyển được nước từ rễ lên lá?

TRẢ LỜI:

Những cây thân gỗ sống lâu năm có thể cao hàng chục thậm chí hàng trăm mét, nhưng rễ cây vẫn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước cho toàn bộ phần thân bên trên. Cây có thể vận chuyển nước lên cao như vậy là nhờ sự phối hợp của 3 lực:

+       Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước tạo ra, lực này đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước.

+       Áp suất rễ tạo ra lực đẩy do cơ chế hấp thu nước ở rễ tạo ra

 

+       Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.

 

BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

Câu 1.   Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến lá.

TRẢ LỜI:

Mạch gỗ gồm các quản bào và mạch ống đều là những tế bào chết. Khi chúng thực hiện chức năng mạch dẫn, chúng trở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và thành bên đục thủng lỗ. Thành được linhin hóa bền chắc, chịu được áp lực của dòng nước bên trong.

Chúng nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô lá, tạo thuận lợi cho dòng vận chuyển nước và các ion khoáng di chuyển bên trong. Các ống cùng loại hoặc khác loại sẽ xếp kề nhau hoặc chồng lên nhau và thông với nhau nhờ hệ thống các lỗ bên, nhờ đó đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục (kể cả trường hợp một số ống nào đó bị tắc hay hư hỏng) cũng nhờ các lỗ bên nên con đường này còn có các dòng vận chuyển ngang.

Câu 2.   Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá?

TRẢ LỜI:

Lực đẩy (động lực đầu dưới), lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên) và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ

Câu 3.   Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ có thể tiếp tục đi lên đươc không? Vì sao?

TRẢ LỜI:

Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục đi lên.

Câu 4.   Cho biết nguyên nhân của hiện tượng rỉ nhựa ở các thân cây bị cắt ngang.

TRẢ LỜI:

Hiện tượng rỉ nhựa là hiện tượng mặt cắt của các thân cây tiết ra chất dịch ẩm ướt.

Khi thân cây bị cắt ngang làm gián đoạn hệ thống mạch gỗ và mạch rây, lực đẩy do áp suất rễ vẫn tiếp tục đẩy dòng mạch gỗ đi lên trên tạo ra hiện tượng rỉ nhựa ở bề mặt cắt.

Câu 5.   Hiện tượng ứ giọt là gì? Trình bày nguyên nhân của hiện tượng?

TRẢ LỜI:

Hiện tượng những cây bụi, thân thảo thường có những giọt nước đọng ở mép lá vào buổi sáng sớm.

Nguyên nhân là do nước bị đẩy theo mạch gỗ từ rễ lên lá, không thoát ra thành hơi vì độ ẩm không khí thấp và đọng lại thành các giọt ở mép lá.

Câu 6.   Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?

TRẢ LỜI:

Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.

Động lực của dòng mạch rây chủ yếu dựa vào sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, hạt, quả…)

Câu 7.   Trình bày vai trò của các yếu tố là động lực của dòng mạch gỗ?

Lực đẩy (áp suất rễ) – giúp đẩy nước và muối khoáng vào trong mạch gỗ, áp suất rễ sinh ra do cơ chế hấp thu chủ động và thụ động ở rễ.

Lực hút do thoát hơi nước ở lá – quá trình thoát hơi nước ở lá có vai trò như cái “máy bơm” tạo ra sự chênh lệch áp suất kéo cột nước lên trên.

Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ - giúp duy trì liên tục dòng vận chuyển từ rễ lên lá hỗ trợ cho lực hút và lực đẩy.

Câu 8.   Cho biết vai trò chính của dòng mạch gỗ và mạch rây đối với thực vật

Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước, các ion khoáng từ đất vào rễ, theo mạch gỗ dẫn lên thân và lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …

 

BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC

Câu 1.   Vì sao đứng dưới bóng cây mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

TRẢ LỜI:

Vật liệu xây dựng hấp thu nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy không khí dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng

Câu 2.   Trình bày cấu tạo tế bào lỗ khí phù hợp với chức năng của nó? Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng?

TRẢ LỜI:

Tế bào lỗ khí (khí khổng) được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu nằm khép vào nhau tạo nên khe khí khổng. Mỗi tế bào hình hạt đậu có thành bên trong dày và thành bên ngoài mỏng hơn.

+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở.

+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

Cho nên tác nhân chủ yếu điều tiết độ đóng mở khí khổng là nước.

Câu 3.   Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?

TRẢ LỜI:

Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn. Vì cây trong vườn có lớp cutin phát triển yếu do ánh sáng ở vườn yếu. Còn cây trên đồi ánh sáng mạnh nên lớp cutin phát triển mạnh, dày làm khó thoát hơi nước.

Câu 4.   Các điều kiện môi trường ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi nước?

TRẢ LỜI:

Nước: nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết sự đóng mở của khí khổng.

Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,…: cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước.

Câu 5.   Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là gì?

TRẢ LỜI:

Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng

Khi hàm lượng nước trong hai tế bào hình hạt đậu tăng làm cho vách bên ngoài căng ra, khe khí khổng mở. Ngược lại, khi hai tế bào hạt đậu mất nước sẽ làm khe khí khổng đóng lại.

Câu 6.   Làm thế nào để phân biệt được hiện tượng ứ giọt và hiện tượng sương trên lá?

TRẢ LỜI:

Hiện tượng ứ giọt là do các phân tử nước sau khi thoát ra khí khổng mà không thể bốc hơi được thì đọng lại thành giọt do độ ẩm không khí bão hoà. Hiện tượng ứ giọt chỉ xuất hiện ở mặt dưới của lá hoặc xung quanh mép lá nơi tập trung các lỗ khí khổng.

Hiện tượng sương trên lá là do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại và rơi trên các phiến lá. Do đó, sương thì thường xuất hiện mặt trên của lá hơn.

Câu 7.   Tại sao hiên tượng ứ giọt thường xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?

TRẢ LỜI:

Những cây bụi và cây thân thảo thường mọc thấp, mà càng thấp thì độ ẩm càng nhanh đến mức bão hòa do đó hơi nước thoát ra từ là sẽ khó bốc hơi nên dễ bị ứ giọt.

Mặc khác cây thấp nên lực đẩy do áp suất rễ tác động lên mạch gỗ đẩy nước lên lá mạnh, dễ gây ra hiện tượng ứ giọt.

Câu 8.   Quá trình thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể thực vật?

TRẢ LỜI:

-        Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.

-        Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá

-        Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp. 

 

BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

Câu 1.   Vì sao phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?

TRẢ LỜI:

Để cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả phân bón cao, tiết kiệm chi phí, không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

Bón đúng, đủ liều lượng sẽ làm cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất đạt năng suất cao

Bón quá nhiều hoặc không đúng loại sẽ không mang lại hiệu quả cho cây trồng, mặt khác còn gây lãng phí, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.

Câu 2.   Ý nghĩa của việc làm cỏ lúa sục bùn và xới đất quanh gốc cây?

TRẢ LỜI:

Làm cỏ lúa: để loại bỏ tác nhân cạnh tranh với cây lúa. Cỏ là loài hoang dại có sức sống cao cạnh tranh chất dinh dưỡng, ánh sáng làm mất năng suất của cây lúa.

Sục bùn hoặc sới đất quanh gốc cây: làm cho đất tơi xốp và thoáng khí giúp cho quá trình hấp thu khoáng tốt hơn. Khi rễ nhận được nhiều oxi thì quá trình hô hấp ở rễ diễn ra mạnh tạo áp suất thẩm thấu cho quá trình thu nhận khoáng.

Câu 3.   Vì sao khi bón quá nhiều phân cũng có thể làm chết cây?

TRẢ LỜI:

-        Khi bón quá nhiều phân vào đất làm cho nồng độ ion khoáng trong đất cao. Như vậy dung dịch muối trong đất ưu trương còn dung dịch muối trong cây là dung dịch nhược trương. Lúc này cây không hấp thu được nước, thậm chí bị mất nước và bị chết.

Câu 4.   Các nguyên tố khoáng được cây trồng hấp thu chủ yếu dưới dạng nào? Cho biết một số triệu chứng ở cây trồng khi thiếu: nitơ, phốtpho,kali, canxi

TRẢ LỜI:

Các nguyên tố khoáng được cây trồng hấp thu chủ yếu dưới dạng các ion hoà tan trong đất.

-        Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.

+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây còi cọc

+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.

+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.

+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

Câu 5.   Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có những đặc điểm gì?

TRẢ LỜI:

Nguyên tố khoáng thiết yếu có những đặc điểm sau:

-        Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống (chết hoặc không thể ra hoa, kết quả được)

-        Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

-        Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

Câu 6.   Trình bày một số phương pháp bón phân cho cây trồng mà em biết

TRẢ LỜI:

-        Bón phân qua rễ (bón vào đất): dựa vào khả năng của rễ hấp thụ các ion khoáng từ đất. Bón phân qua rễ gồm bón lót (bón trước khi trồng) và bón thúc (bón sau khi trồng).

-        Bón phân qua lá: dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng. Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ các ion khoáng thấp và chỉ bón phân qua lá khi trời không mưa và nắng không quá gay gắt.

Câu 7.   Cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng? Tại sao các nguyên tố vi lượng lại cần một lượng rất nhỏ đối với cơ thể thực vật?

TRẢ LỜI:

Vai trò của nguyên tố vi lượng:

-        Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần rất quan trọng của hầu hết các enzim. Chúng hoạt hóa các enzim trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể

-        Các nguyên tố vi lượng còn liên kết với các chất hữu cơ thành hợp chất hữu cơ – kim loại. Những hợp chất này có vai trò rất quan trong trong trao đổi chất. Ví dụ: Mg trong diệp lục, Cu trong xitocrom …

Các nguyên tố vi lượng lại cần một lượng rất nhỏ đối với sinh vật vì vai trò chủ yếu của các nguyên tố này là hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất. Mà trong cơ thể không cần lượng enzim nhiều vì chúng xúc tác mạnh và sử dụng lại được.

Câu 8.   Hãy liên hệ với thực tế, cho biết một số biện pháp canh tác giúp cho quá trình hấp thu khoáng của cây diễn ra dễ dàng hơn

TRẢ LỜI:

Một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây trồng như: làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, bón vôi cho đất chua…

 

BÀI 5-6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT

Câu 1.   Trình bày vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật

TRẢ LỜI:

Nitơ có vai trò rất quan trọng đối với thực vật, không có nitơ cây xanh sẽ không phát triển được.

Về cấu trúc: nitơ là thành phần không thể thiếu của prôtêin, axit nuclêic, chất diệp lục, … Nếu thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng hợp prôtêin nên sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, lá có màu vàng.

Trong điều tiết các hoạt động: nitơ là thành phần cấu tạo của enzim, coenzim và ATP. Do đó nitơ điều tiết quá trình trao đổi chất thông qua sự xúc tác, cung cấp năng lượng và trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.

Câu 2.   Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?

TRẢ LỜI:

Vì nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu (không chỉ đối với cây lúa mà với tất cả các loài cây khác). Do đó, khi thiếu nitơ cây lúa sẽ không thể hoàn thành được chu trình sống do không tổng hợp được một số hợp chất quan trong như: prôtêin, axit nuclêic…

Câu 3.   Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng  đầu độc?

TRẢ LỜI:

Khi lượng nitơ đưa vào cơ thể nhiều mà cây chưa có nhu cầu sử dụng, để tránh gây ngộ độc, ngay tại các tế bào đã diễn ra quá trình hình thành amit, một mặt là để dụ trữ lượng nitơ dư thừa, mặt khác là để bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng đầu độc.

Câu 4.   Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.

TRẢ LỜI:

Trong khí quyển có rất nhiều khí nitơ tồn tại ở dạng phân tử N2 nhưng dạng này thực vật không hấp thụ được. Quá trình cố định nitơ biến đổi nitơ phân tử sẵn có trong khí quyển thành dạng nitơ khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước) cây dễ dàng hấp thụ.

Nhờ có quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất mà lượng nitơ bị mất hằng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng nitơ bình thường của cây.

Câu 5.   Vì sao trong mô thực vật phải diễn ra quá trình khử nitrat?

TRẢ LỜI:

Vì trong 2 dạng nitơ mà cây hấp thụ được từ ngoài môi trường NO3-  là dạng ôxi hóa, nhưng trong cơ thể thực vật nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử do đó nitrát cần được khử thành amôni để tiếp tục đồng hoá thành axit amin, amit và prôtêin

Câu 6.   Để sử dụng nitơ phân tử (N2) và nitơ từ xác sinh vật, cây xanh phải nhờ quá trình nào?

TRẢ LỜI:

Để sử dụng nitơ phân tử (N2) cây xanh phải cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm hoạc nhờ các vi khuẩn cố định đạm có tự do trong đất biến đổi nitơ phân tử thành NH3. Các vi khuẩn này có emzym nitrôgenaza, nhờ đó N2 mới kết hợp được với H2 thành NH3

Nitơ từ xác sinh vật được các sinh vật trong đất khoáng hóa thành NH4+ và NO3

Câu 7.   Thế nào là bón phân hợp lí, vai trò của biện pháp đó đối với năng suất cây trồng và môi trường?

TRẢ LỜI:

Bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây, theo pha sinh trưởng và phát triển, theo đặc điểm lí, hoá tính của đất và theo điều kiện thời tiết. Phân bón phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ thành phần dinh dưỡng hợp lí.

Bón phân không đúng thì năng suất sẽ thấp, hiệu quả kinh tế thấp. Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường, đe doạ sức khoẻ con người.

Câu 8.   Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.

TRẢ LỜI:

Nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (vi sinh vật, động vật, thực vật). Dạng nitơ mà cây hấp thụ được là dạng nitơ khoáng NO3-  và NH4+

 

BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Câu 1.   Trình bày khái niệm, viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp?

TRẢ LỜI:

-        Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

-        Phương trình tổng quát của quang hợp:

6 CO2 + 12 H2O --🡪 C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O

Câu 2.   Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?

TRẢ LỜI:

-        Diệp lục a (P700 và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

-        Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp.

Câu 3.   Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?

TRẢ LỜI:

-        Vì sản phẩm của quang hợp là nguồn nguyên liệu đầu tiên cung cấp thức ăn, năng lượng cho sự sống trên trái đất và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người.

Câu 4.   Những đặc điểm nào của lá cây thích nghi với chức năng quang hợp?

TRẢ LỜI:

Bên ngoài:

-        Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

-        Phiến lá mỏng thuận lợi cho việc khuyếch tán khí vào và ra dễ dàng.

-        Lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

Bên trong:

-        Tế bào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thu được các tia sáng chiếu lên mặt trên của lá.

-        Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng to điểu kiện cho khí oxi dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.

-        Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

-        Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp.

Câu 5.   Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thu nhiều ánh sáng?

TRẢ LỜI:

-        Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

-        Phiến lá mỏng thuận lợi cho việc khuyếch tán khí vào và ra dễ dàng.

-        Lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

Câu 6.   Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh?

TRẢ LỜI:

-        Diệp lục và carôtenôit. Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, trong đó diệp lục a (P700 và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

-        Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp. Các carôtenôit gồm carôten và xantôphin là các sắc tố phụ quang hợp (sắc tố phụ quang hợp ở tảo là phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ cho diệp lục b và diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra, carôtenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.

Câu 7.   Trình bày vai trò của nước đối với quang hợp?

TRẢ LỜI:

-        Hàm lượng nước trong không khí hay trong tế bào ảnh hưởng đến độ thoát hơi nước, tức là ảnh hưởng đến độ mở khí khổng nên ảnh hưởng đến tốc độ CO2 vào lục lạp.

-        Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp.

-        Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến tốc độ nitrat hóa của các chất nguyên sinh do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của hệ thống enzim quang hợp.

-        Sự thoát hơi nước qua lá trong quang hợp giúp lá không bị đốt nóng để quá trình quang hợp diễn ra bình thường.

-        Nước là nguyên liệu của quang hợp với việc cung cấp H+ và electron cho phản ứng sáng.

Câu 8.   Thành phần quang phổ của ánh sáng có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình quang hợp?

TRẢ LỜI:

-        Cùng một cường độ chiếu sáng, nhưng ánh sáng đơn sắc màu đỏ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím

-        Thành phần của quang phổ còn ảnh hưởng đến chất lượng của quang hợp.

Ví dụ: Các tia xanh tím kích thích sự tổng hợp prôtêin, axit amin

           Các tia đỏ làm tăng quá trình tổng hợp cacbohrydrat.

 

BÀI 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, CAM

Câu 1.   Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp.

TRẢ LỜI:

Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

Pha sáng chỉ xảy ra ở màng tilacôit khi có ánh sáng chiếu vào diệp lục.

Câu 2.   Cho biết sự khác nhau giữa hai pha của quá trình quang hợp.

TRẢ LỜI:

Pha sáng

-        Xảy ra ở màng tilacôit của lục lạp khi có ánh sáng

-        Nguyên liệu: ánh sáng ánh sáng mặt trời, NADP+ và ADP, H2O

-        Sản phẩm: NADPH, ATP, O2

-        Vai trò: Chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP, NADPH.

Pha tối

-        Xảy ra ở chất nền stroma của lục lạp, không cần ánh sáng

-        Nguyên liệu: ATP, NADPH,CO2

-        Sản phẩm: glucozo, chất hữu cơ, H2O, NADP+

-        Vai trò: Chuyển hóa năng lượng trong ATP, NADPH thành năng lượng hóa học chứa trong glucôzơ và chất hữu cơ khác.

Câu 3.   Nêu vai trò và sản phẩm của pha sáng trong quang hợp? Vì sao pha này xảy ra cần ánh sáng?

TRẢ LỜI:

Vai trò của pha sáng trong quang hợp:

-        Pha sáng tạo ra khí oxi giải phóng vào khí quyển

-        Pha sáng tạo ra ATP và NADPH làm nguồn nguyên liệu cho pha tối đồng hóa CO2 để tạo ra chất hữu cơ

Sản phẩm của pha sáng gồm có: O2, ATP và NADPH

-   Ôxi sinh ra từ quá trình quang phân li nước sẽ được thải ra môi trường qua các khí khổng trên bề mặt lá

-   ATP và NADPH là dạng năng lượng được tích luỹ trong pha sáng và sẽ chuyển vào pha tối để sử dụng cho pha khử trong chu trình cố định CO2

Pha sáng cần phải có ánh sáng:

-        Vì ánh sáng cung cấp năng lượng để hoạt hóa chất diệp lục (clorophyl) và kích thích quá trình quang phân ly nước. Nước là nguyên liệu của quang hợp với vai trò cung cấp điện tử (e-)và hidro (H+).

Câu 4.   Nêu những đặc điểm về cấu trúc của hạt lục lạp phù hợp với chức năng thực hiện pha sáng, pha tối quang hợp?

TRẢ LỜI:

Lục lạp được bao bọc bởi lớp màng kép, bên trong gồm hai thành phần là khối cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma) và các hạt nhỏ (grana).

-        Các hạt (grana) là nơi xảy ra pha sáng quang hợp, được cấu tạo bởi các túi dẹp tilacoit xếp chồng lên nhau. Bên trong túi tilacoit có chứa hệ sắc tố có khả năng hấp thụ năng lượng của ánh sáng

-        Chất nền (stroma) có chứa nhiều enzim cacboxy hóa xúc tác cho các phản ứng khử CO2 trong pha tối.

Câu 5.   Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

TRẢ LỜI:

-   Từ nước (qua quá trình quang phân li nước ở pha sáng)

-   Quang phân li nước là quá trình phân li H2O nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời. Ngoài việc giải phóng ôxi quang phân li nước còn tạo ra êlectron để bù đắp lại êlectron cho diệp lục a đã bị mất khi tham gia chuyền êlectron cho các chất khác trong trung tâm phản ứng quang hợp.

Câu 6.   Nêu sự giống và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và CAM?

TRẢ LỜI:

Giống nhau:

Cả 3 con đường đều có chu trình Canvin tạo ra AlPG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbohiđrát, axít amin, prôtêin, lipit…

Khác nhau

-        Chất nhận:

Chất nhận của con đường C3 là ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat.

Chất nhận của con đường C4 và CAM là PEP (axit phôtphoenolpiruvic)

-        Sản phẩm đầu tiên:

Sản phẩm cố định đầu tiên của con đường C3 là hợp chất 3 cacbon: APG

Sản phẩm cố định đầu tiên theo con đường C4 là các hợp chất 4 cacbon: (AOA, axit malic, axit aspatic)

-        Tiến trình (số giai đoạn, thời gian)

Con đường C3 chỉ có 1 giai đoạn là chu trình Canvin xảy ra chỉ trong tế bào mô giậu

Con đường C4 gồm 2 giai đoạn: giai đoạn I là chu trình C4 xảy ra trong các tế bào mô giậu, giai đoạn II là chu trình Canvin xảy ra trong các tế bào bao bó mạch

Chu trình CAM gần giống với con đường C4, điểm khác biệt là về thời gian: cả 2 giai đoạn của chu trình C4 đều diễn ra ban ngày ; còn chu trình CAM thì giai đoạn đầu cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm khi khí khổng mở và còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin thực hiện vào ban ngày khi khí khổng đóng.

Câu 7.   Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?

TRẢ LỜI:

-   ATP và NADPH là dạng năng lượng được tích luỹ trong pha sáng và sẽ chuyển vào pha tối để sử dụng cho pha khử trong chu trình cố định CO2

-   Trong đó ATP sẽ được sử dụng trước để khử APG thành AlPG (anđêhitphôtphoglyxêric) tiếp theo mới sử dụng NADPH

Câu 8.   Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM.

TRẢ LỜI:

Các con đường cố định CO2 ở các nhóm thực vật khác nhau chủ yếu có ý nghĩa thích nghi cho chúng trong môi trường sống:

-        Nhóm C3 quang hợp trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ oxi bình thường.

-        Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ánh sáng cao và nhiệt độ cao, nồng độ oxi cao, nóng ẩm kéo dài, nồng độ CO2 thấp. Trong điều kiện như vậy, nhóm thực vật C4 tỏ ra thích nghi hơn. Khi CO2 thấp phải có quá trình cố định CO2 hai lần. Lần 1 nhằm lấy nhanh CO2 và tránh hô hấp sáng. Lần 2 cố định CO2 trong chu trình Calvin để hình thành các hợp chất hữu cơ trong các tế bào bao bó mạch. Nhóm này có năng suất sinh học cao hơn C3.

-        Sa mạc và bán sa mạc thiếu nước trầm trọng. Nhóm thực vật CAM thích nghi với tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng ban ngày, chúng nhận và cố định CO2 vào ban đêm. Như vậy nhóm thực vật C4 quang hợp được thực hiện ở hai không gian khác nhau, còn có nhóm thực vật CAM quang hợp được thực hiện ở hai thời gian khác nhau.

1

TL

Are you killing me !

I can't beacause it's very long

HT

Câu 1.    Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng? Câu 2.   Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? Câu 3.   Nước được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng con đường nào? Câu 4.   Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây? Câu 5.  ...
Đọc tiếp

Câu 1.    Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?

Câu 2.   Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

Câu 3.   Nước được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng con đường nào?

Câu 4.   Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

Câu 5.   Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?

Câu 6.   Trình bày vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể thực vật?

Câu 7.   Cho biết vị trí và vai trò của đai Caspari trong cơ chế hấp thu nước?

Câu 8.   Làm thế nào để những cây gỗ lâu năm có thể  vận chuyển được nước từ rễ lên lá?

Câu 9.   Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến lá.

Câu 10.   Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá?

Câu 11.   Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ có thể tiếp tục đi lên đươc không? Vì sao?

Câu 12.   Cho biết nguyên nhân của hiện tượng rỉ nhựa ở các thân cây bị cắt ngang.

Câu 13.   Hiện tượng ứ giọt là gì? Trình bày nguyên nhân của hiện tượng?

Câu 14.   Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?

Câu 15.   Trình bày vai trò của các yếu tố là động lực của dòng mạch gỗ?

Câu 16.   Cho biết vai trò chính của dòng mạch gỗ và mạch rây đối với thực vật

Câu 17.   Vì sao đứng dưới bóng cây mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Câu 18.   Trình bày cấu tạo tế bào lỗ khí phù hợp với chức năng của nó? Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng?

Câu 19.   Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?

Câu 20.   Các điều kiện môi trường ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi nước?

Câu 21.   Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là gì?

Câu 22.   Làm thế nào để phân biệt được hiện tượng ứ giọt và hiện tượng sương trên lá?

Câu 23.   Tại sao hiên tượng ứ giọt thường xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?

Câu 24.   Quá trình thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể thực vật?

Câu 25.   Vì sao phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?

Câu 26.   Ý nghĩa của việc làm cỏ lúa sục bùn và xới đất quanh gốc cây?

Câu 27.   Vì sao khi bón quá nhiều phân cũng có thể làm chết cây?

Câu 28.   Các nguyên tố khoáng được cây trồng hấp thu chủ yếu dưới dạng nào? Cho biết một số triệu chứng ở cây trồng khi thiếu: nitơ, phốtpho,kali, canxi

Câu 29.   Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có những đặc điểm gì?

Câu 30.   Trình bày một số phương pháp bón phân cho cây trồng mà em biết

Câu 31.   Cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng? Tại sao các nguyên tố vi lượng lại cần một lượng rất nhỏ đối với cơ thể thực vật?

Câu 32.   Hãy liên hệ với thực tế, cho biết một số biện pháp canh tác giúp cho quá trình hấp thu khoáng của cây diễn ra dễ dàng hơn

Câu 33.   Trình bày vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật

Câu 34.   Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?

Câu 35.   Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng  đầu độc?

Câu 36.   Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.

Câu 37.   Vì sao trong mô thực vật phải diễn ra quá trình khử nitrat?

Câu 38.   Để sử dụng nitơ phân tử (N2) và nitơ từ xác sinh vật, cây xanh phải nhờ quá trình nào?

Câu 39.   Thế nào là bón phân hợp lí, vai trò của biện pháp đó đối với năng suất cây trồng và môi

Câu 40.   Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.

Câu 41.   Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp.

Câu 42.   Cho biết sự khác nhau giữa hai pha của quá trình quang hợp.

Câu 43.   Nêu vai trò và sản phẩm của pha sáng trong quang hợp? Vì sao pha này xảy ra cần ánh sáng

Câu 44.   Nêu những đặc điểm về cấu trúc của hạt lục lạp phù hợp với chức năng thực hiện pha sáng, pha tối quang hợp?

Câu 45.   Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

Câu 46.   Nêu sự giống và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và CAM?

Câu 47.   Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?

Câu 48.   Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM.

3
21 tháng 10 2021
Hi vọng sẽ có j âu là một loài bướm đêm trong họ cúc có thể làm được không
23 tháng 10 2021

Câu 1

Đặc điểm hình thái của rễ thực vật trên cạn thích nghi với chức năng tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:
   -    Rễ cây sống trên cạn có 2 loại chính: rễ cọc và rễ chùm. Cả hai loại rễ đều thích nghi với việc tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng.
     + Rễ cọc: có 1 rễ chính, xung quanh mọc các rễ bên.
     + Rễ chùm: sau giai đoạn rễ mầm, rễ chính tiêu biến, từ vị trí rễ chính mọc ra các rễ con.
    -    Hình thái của rễ thích nghi với chức năng:
     + Rễ có dạng hình trụ, đầu cùng có bao đầu rễ để bảo vệ: dễ dàng đâm sâu len lỏi vào các lớp đất để tìm nguồn nước.
     + Phần chóp rễ là đỉnh sinh trưởng: phân chia hình thành các tế bào mới
     + Miền sinh trưởng dãn dài: tăng kích thước tế bào, kéo dài rễ, chuyên hóa chức năng cho các tế bào.
     + Miền lông hút: có các lông hút, giúp tăng diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường, tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng.

 

 

4 tháng 1 2017

Đó là chính là đường Glucozo:

Ta có hệ số hô hấp: RQ (CO2/O2)

C6H12O6 + O2 \(\rightarrow\)CO2 + H2O + Năng lượng => RQ = 6/6 = 1,0