Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật | Hành động kịch qua lời đối thoại | Hành động kịch qua lời độc thoại | Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc | - Thuyết phục nhân vật Khiết đóng giả chữ ký thay của người cụ bị tê liệt tay. - Trấn an nhân vật Khiết. - Làm mọi chuyện chỉ vì tình yêu và để lấy được người yêu. - Vờ đau đớn khi người bác để lại gia tài cho mình. - Tức tối, chửi rủa khi biết mình nhận được tiền. | - Chửi thầm Khiết khi tự ý để tiền lại cho mình và không làm theo kế hoạch ban đầu | - Tức giận - Vui mừng -Vờ khóc, vờ đau đớn - Chửi thầm |
Khiết | - Lúc đầu sợ sệt, nhưng khi nghe Hy Lạc cổ vũ thì vẫn làm liều. - Ngồi cạnh Hy Lạc để tránh bị mọi người phát hiện. - Không muốn làm đám tang của mình quá to. - Không làm như đã thỏa thuận ban đầu với Hy Lạc, để lại toàn bộ gia sản cho bản thân mình. |
| - Lúc đầu sợ sệt, nhưng khi nghe Hy Lạc cổ vũ thì vẫn làm liều. - Ngồi cạnh Hy Lạc để tránh bị mọi người phát hiện. - Không muốn làm đám tang của mình quá to. - Không làm như đã thỏa thuận ban đầu với Hy Lạc, để lại toàn bộ gia sản cho bản thân mình. |
Lý | - Bắt tay với Hy Lạc để Khiết đóng giả người bác. - Vờ đau đớn khi nghe Khiết muốn chia gia sản trước khi ra đi. - Vờ khóc khi biết được chia gia tài. - Vui mừng, cảm ơn rối rít khi được nhận 200 ngàn đồng. | - Lo lắng Khiết sẽ quên phần của mình. - Vui sướng khi lấy được tiền và việc giả mạo thành công trót lọt.
| - Bất ngờ - Mừng rỡ
|
- Chi tiết bác Philip nhận lời mời làm bố của Xi-mông được kể lại 2 lần.
- Tác dụng: tạo điểm nhấn cho câu chuyện.
Yếu tố so sánh | Lần đầu | Những lần khác |
Bối cảnh | Cậu bé muốn nhảy xuống sông cho chết đuối | Trường học |
Người đưa ra đề nghị | Cậu bé | Cậu bé |
Câu nói của của bác Philip khi nhận lời | Có chứ, bác muốn chứ | Bố con là Philip, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con |
Phản ứng của chị Blăng – sốt | Blăng – sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại | Tiếng hôn và thì thầm rất khẽ. |
Cậu thông báo của Xi – mông với các bạn học | ở trường học | Trường học |
Phản ứng của các bạn học | La hét thích thú | Không đứa nào dám cười |
Hành động và xung đột | Giữa ông Giuốc-đanh và Phó may |
Các hành động làm nảy sinh xung đột | - Phó may: May bộ trang phục và phụ kiện bất bình thường cho Giuốc- đanh - Ông Giuốc-đanh: Thắc mắc với bác phó may về bộ đồ, phụ kiện ngược đời |
Các hành động giải quyết xung đột | - Phó may: Đánh vào tâm lý người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang của Giuốc-đanh - Ông Giuốc-đanh: Nghe lời nịnh nọt của bác phó may thấy xuôi tai, chấp nhận mặc vận những đồ không thoải mái lên người vì nghĩ nó là quý tộc |
O-hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, Tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh "chiếc lá cuối cùng" – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ-men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.
"Chiếc lá cuối cùng" xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ-men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là "số phận" là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.
Cụ già Bơ-men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" có ý nghĩa lớn đối với Giôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người.
Bức tranh "chiếc lá cuối cùng" do cụ Bơ-men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.
Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.
Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ-men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.
Như vậy kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ-men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.
Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.
Trả lời :
- Bày tỏ cảm xúc của em về mẹ. (Sử dụng ít nhất một từ tượng hình, một biện pháp tu từ nói giảm nói tránh)
Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú nhưng tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng. Khi nói đến tình mẫu tử người ta thường nghĩ ngay đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi người bởi lẽ tình mẫu tử là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời. Từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Đồng thời tình mẫu tử cũng là tình cảm cao cả nhất bởi mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. Vì vậy, cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.
- Phép liệt kê: là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố
Những phẩm chất đáng kính của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn ‘‘Lão Hạc’’ của nhà văn Nam Cao. (sử dụng một trợ từ, một tình thái từ)
Trong văn bản" Lão Hạc" của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khổ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vặt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lão từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn làm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.