Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.
Câu 2:
-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...
Câu 3:
Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.
Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.
Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.
Câu 4:
"Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.
Xã hội càng phát triển thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như con người. Trong đó, có một thực trang đang là vấn đề báo động, cần lên án - lối sống thực dụng, chạy theo vật chất. Xuất hiện ngày càng nhiều và nó phổ biến nhất không chỉ trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay, mà đang là một gánh nặng, trở nên tiêu cực đối với toàn xã hội.
Thế nào là lối sống thực dụng và tại sao nó ngày càng phát triển rộng rãi? Đó là một câu hỏi đang nhức nhối cả cộng đồng. Đây là một lối sống mà người mắc phải là những người luôn coi nặng giá trị vất chất, luôn chạy theo những nhu cầu trước mắt, đặt cao lợi ích bản thân lên trên tất cả mà quên đi những người xung quanh, những giá trị tinh thần. Họ gần như trở thành một con người ích kỉ, sẵn sàng làm mọi việc để trục lợi. Điều này, đã làm băng hoại đạo đức con người, trở thành một căn bệnh nguy hiểm, khiến cho họ dễ dàng trở nên bị cô lập, dễ dàng bị mọi người tránh xa. Nhưng tại sao nó lại càng trở nên phổ biến khi xã hội hiện đại và phát triển? Đặc biệt là trong giới trẻ?
Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào biểu hiện của lối sống thực dụng. Nó là một cuộc sống buông thả, thờ ơ và có những hành xử thô bạo, làm trái với phạm pháp luật nhà nước. Bên cạnh đó, người có lối sống thực dụng thì đối với họ những giá trị đạo đức, nhân cách, hay tâm hồn chỉ là một màng tơ mỏng manh mà cái được họ coi trọng và chú tâm đó là “lợi ích”, những thứ mà họ có thể đong đếm tính toán được bằng tiền bạc, vật chất nhằm thỏa mãn bản thân. Mà hiện nay, do nhu cầu hội nhập, nên công nghệ phát triển, nên càng ngày càng có nhiều bạn trẻ dễ dàng rơi vào những cạm bẫy, rơi vào những thói hư tật xấu, những phong trào mà có thể coi là “vớ vẩn”. Họ sẵn sàng chọn một công việc theo thị hiếu xã hội, một công việc có thể kiếm ra tiền chứ không phải theo sở thích hay khả năng của bản thân. Không coi trọng pháp luật, không coi trọng đạo đức nên dễ dàng có những hành vi như bạo lực, cướp bóc,…ở lứa tuổi thanh thiếu niên, hay dễ dàng sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, bỏ bê việc học hành để cắm đầu vào những trò chơi vô bổ như game, đua xe, tụ tập đi bar, đi vũ trường. Đây chính là một lối sống hưởng thụ, hưởng lạc quá mức.
Việc xuất hiện lối sống thực dụng ở giới trẻ hiện nay trước tiên là do ý thức của bản thân sau đó chính là do môi trường giáo dục còn chưa đề cao đến đạo đức, nhân cách hay dạy cho giới trẻ những kĩ năng sống, và một nữa chính là nằm ở nền móng gia đình, bố mẹ quá bận rộn, chỉ lo kiếm tiền mà thiếu đi sự quan tâm, sự lo lắng, sát sao với con cái. Cũng nằm ở một phần ở xã hội chưa tạo ra được một sân chơi lành mạnh, không tổ chức được những hoạt động hữu ích để thu hút được giới trẻ. Hậu quả để lại khiến bao người phải ngao ngán bởi tác hại của nó đã làm tha hóa đi con người, giới trẻ hiện nay là tương lai của đất nước nhưng khi bị tha hóa đi liệu rằng….Sống thực dụng khơi dậy cho con người những ham muốn bản năng, làm họ chỉ mong muốn, có cơ hội để chạy theo lối sống hưởng lạc, chạy theo những lợi ích trước mắt mà quên đi bản thân của mỗi người cần phải phấn đấu, cần phải có mục tiêu, ước mơ và nghị lực. Nếu nhìn vào mối quan hệ giữa người với người của giới trẻ hiện nay nói riêng và những người sống thực dụng nói chung ta sẽ thấy mối quan hệ luôn mang bản chất vụ lợi, coi vật chất là thứ đánh giá chứ không để tình cảm lành mạnh chứng minh. Và ở trong cuộc sống cũng vậy, họ luôn vô trách nhiệm, bàng quang trước mọi việc, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh, không biết đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu cũng như không bao giờ họ ủng hộ cái đúng cái tốt.
Vì vậy cần phải lên án và loại trừ đi lối sống thực dụng. Nhưng bằng cách nào, để có một cuộc sống lành mạnh hãy sống biết khát khao, có khát vọng, lí tưởng, có những hoài bão và mục đích sống để mình biết phấn đấu, mình có động lực. Còn các bạn, tuổi còn rất trẻ cho nên hãy cứ sống và biết ước mơ, rồi cố gắng biến ước mơ thành hiện thực từ những hành động cụ thể trở thành một người năng động, dám nghĩ dám làm. Khi đó bạn sẽ cảm thấy từng khắc, từng giờ đáng để trân trọng thì làm sao có thể bị cám dỗ bởi những lối sống ích kỉ, đời thường. Bên cạnh đó, gia đình, cha mẹ, nhà trường và cả xã hội hãy quan tâm hơn, sát sao hơn, giáo dục đào tạo để tạo được động lực phấn đấu cũng như có thể thu hút, hướng giới trẻ đến những việc làm có ích.
Chúng ta hãy tự rút ra cho mình bài học nhận thức và hãy hành động. phải đấu tranh với chính bản thân mình để loại trừ lỗi sống thực dũng. Hãy làm những hành động tích cực, hãy chủ động tìm và nắm bắt cơ hội, hãy hướng tới tương lai tốt đẹp cho chính mình. Và hãy nhớ rằng “việc hội nhập với cuộc sống hiện đại là rất cần thiết nhưng không phải vì thế mà đánh mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp”.
Tôi và bạn đều cần đứng lên để “Lối sống thực dụng cần lên án, cần xóa bỏ như một căn bệnh nguy hiểm của đời sống xã hội”.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm sống ích kỉ là gì?
Biểu hiện của lối sống ích kỉ:
+ Chỉ biết nghĩ đến lợi ích của riêng mình
+ Khôn lỏi, lừa việc nặng nhọc cho người khác
+ Không chịu nhìn nhận sai lầm của bản thân mà chỉ bảo vệ ý kiến của mình đến cùng
Dẫn chứng:
Không quan tâm đến mọi người...
Nguyên nhân gây ra lối sống ích kỉ:
+ Do chỉ chú ý đến lợi ích của mình
+ Do sự thiếu hiểu biết
+ Do sự bao bọc quá mức của gia đình
...
Biện pháp khắc phục:
+ Học cách cho đi, quan tâm đến mọi người nhiều hơn
+ Học cách lắng nghe ý kiến của người khác
+ Gia đình nên rèn cho các con cách sẻ chia
...
Mở rộng vấn đề:
Trái với lối sống ích kỉ là gì?
Bản thân em đã làm gì để ngăn chặn lối sống ích kỉ?
_mingnguyet.hoc24_
Em tham khảo nhé:
Câu 1:
Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế.
Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ. Đó cũng chính là cái tính rất gợi cảm, tác động tới tâm hồn nhà thơ: một tâm trạng cô quạnh, đau xót trước tình hình đất nước bị xâm lược. Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả việc câu cá. Câu cá chỉ là cái cớ để nhà thơ mở rộng cõi lòng mình đón nhận cảnh thu, tình thu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc
Câu 2:
Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần "eo" đi vào thơ của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc hay khiên cưỡng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: chỉ bằng vài nét vẽ tinh tế, mùa thu của thiên nhiên đất trời vùng Bắc Bộ đã hiện lên thật đẹp. Đó cũng là cách để Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu của mình với quê hương, đất nước.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.
Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ:
“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”
Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại.
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, người vô lí được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông…
Câu 4.
- Đồng tình vì:
+ Người biết ước mơ dám suy nghĩ đến những điều không tưởng.
+ Người biết ước mơ lớn tưởng như viển vông nhưng có năng lực, ý chí có thể đạt đến những thành tựu…
c1; nghị luận
c2; người có lí...... thế giới,người vô lí...bản thân
c3?
c4?
[ e mới học lớp 7 thôi ko biết có đ ko]
k cho e ạ , mong chị thông cảm
Phần đọc hiểu
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ 8 chữ.
Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng nhắc nhở người con giữ cho mình phẩm chất tâm hồn cao đẹp, trong sạch dù gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
Câu 3:
- Tin vào những điều tốt đẹp, tử tế trên đời.
- Biết sống vì người khác.
Câu 4: Suy nghĩ theo các hướng
- Sống tử tế, yêu thương
- Tình cảm của người làm cha, mẹ với con cái.
- Con người sẽ được gì, mất gì khi trở thành bạn với muôn loài?
Con người là một phần của hệ sinh thái trên Trái đất và chúng ta có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ, gắn bó trực tiếp với các loài khác trong tự nhiên. Khi trở thành bạn với muôn loài, chúng ta có thể hưởng nhiều lợi ích và đồng thời phải chịu mất mát. Đầu tiên, để trở thành bạn với muôn loài, chúng ta cần phải hiểu được các loài khác và cách chúng tương tác với môi trường xung quanh. Điều này có thể giúp chúng ta tăng cường kiến thức về tự nhiên và hiểu rõ hơn về các vấn đề môi trường. Ngoài ra, việc tương tác với các loài khác cũng giúp chúng ta phát triển tính cảm thông, có tinh thần chăm sóc, hỗ trợ và cộng đồng. Tuy nhiên, khi trở thành bạn với muôn loài, chúng ta cũng phải chịu một số hạn chế. Đôi khi, việc bảo vệ môi trường sẽ yêu cầu chúng ta phải hy sinh một số tiện nghi và tiện ích của cuộc sống. Ví dụ như, phải giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, nước sạch và động vật hoang dã. Ngoài ra, việc giảm bớt tác động của con người cũng sẽ làm cho chúng ta phải thích nghi với môi trường sống mới với nhiều hạn chế hơn. Trở thành bạn với muôn loài sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích và đồng thời yêu cầu chúng ta phải thực hiện nhiều thay đổi trong cuộc sống. Sau cùng, con người và muôn loài luôn có sợi dây liên kết, gắn bó mật thiết, chúng ta cần phải cổ vũ và thực hiện những hành động tích cực để đem lại kết quả tốt đẹp nhất cho bản thân và môi trường tự nhiên.
- Phải chăng “cái tôi” là một thế giới?
Phải chăng “cái tôi” là một thế giới? Cái tôi là một trong những khái niệm triết học cổ nhất đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình. Từ đó nhận ra mình là một cá thể khác với người khác. Trong văn học, cùng một đề tài nhưng cách xử lí, đặt vấn đề của mỗi nghệ sĩ không giống nhau, do sự không trùng khít về hệ qui chiếu, thế giới quan, tầm hiểu biết, tầm nhìn, tầm cảm. Cách xử lí mới làm thay đổi ý nghĩa của nhân vật, tạo ra hiệu ứng nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn người đọc. Mỗi nghệ sĩ có cách lựa chọn, miêu tả thể hiện con người khác nhau, thế giới nghệ thuật lại có logic nội tại riêng. Điều đó có cơ sở từ cách hiểu về thế giới con người. Thực chất vấn đề con người mới trong văn học là quan niệm mới mẻ về con người và cách cắt nghĩa thế giới của nghệ sĩ. Đó chính là cái “tôi” của các tác giả.