Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những con đường, ngôi trường.. mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
Con đường: Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Đường Đào Duy Từ (Hoàn Kiếm- Hà Nội),….
Trường học: Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy – Hà Nội), Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy – Hà Nội), Trường THCS Đào Duy Từ (Thanh Xuân – Hà Nội), Trường PTLC Đào Duy Từ (Bắc Ninh),…
Tham khảo
* Nét chính về tình hình thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII:
- Nội thương:
+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.
+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.
- Ngoại thương phát triển mạnh:
+ Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…
+ Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...
+ Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài
- Nhiều đô thị hưng khởi do sự phát triển của thương mại:
+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),…
+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,…
* Điểm mới so với những giai đoạn trước đó:
- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp,… Thương nhân các nước (nhất là các nước phương Tây) xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài.
- Bên cạnh những đô thị được hình thành từ trước đó, ở các thế kỉ XVI - XVIII, xuất hiện nhiều đô thị mới với hoạt động giao thương sầm uất, tấp nập, như: Hội An (Quảng Nam); Bến Nghé - Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh); Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai); Mỹ Tho (Tiền Giang); Hà Tiên (Kiên Giang),…
Tham khảo!
Lĩnh vực | Những chuyển biến |
Kinh tế | * Nông nghiệp: Đàng Ngoài: Xung đột kéo dài khiến sản nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến, vua quan không quan tâm đến ruộng đất => nông nghiệp trì trệ.Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,… => dần hình thành tầng lớp địa chủ lớn.* Thủ công nghiệp: Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,... Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;...* Thương nghiệp: Nội thương:- Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc. - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn - Buôn bán giữa các vùng miền phát triển. Ngoại thương:- Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập. - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài. - Các trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài như Thăng Long, Phố Hiến; Ở Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp.HCM),... Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền. |
Tôn giáo | Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước. |
Văn hóa | Chữ viết: Chữ quốc ngữ được sáng tạo và sử dụng phổ biến.Văn học: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước; Văn học dân gian phát triển với nhiểu thể loại: Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,...Nghệ thuật dân gian: phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa; nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình: hát chèo, hát ả đào,... múa trên dây, múa đèn,...Về khoa học - kỹ thuật: - Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục. - Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư. - Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ. - Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn. - Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác . - Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ. Về nghệ thuật:- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ. - Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến. - Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển. |
Tham khảo
* Nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt:
- Ở Đàng Ngoài:
+ Trước khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.
+ Khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.
+ Từ cuối thế kỉ XVII: nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.
+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng.
- Ở Đàng Trong:
+ Nông nghiệp phát triển nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.
+ Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn.
+ Đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng.
* Điểm tích cực và hạn chế:
- Tích cực:
+ Sản xuất nông nghiệp từng bước được phục hồi.
+ Ở Đàng Trong, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt, đặc biệt là ở vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
- Hạn chế:
+ Sản xuất nông nghiệp sa sút trong thời gian xảy ra các cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
+ Tình trạng nông dân bị chấm chiếm ruộng đất có xu hướng gia tăng.
THAM KHẢO
* Nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt:
- Ở Đàng Ngoài:
+ Trước khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.
+ Khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.
+ Từ cuối thế kỉ XVII: nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.
+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng.
- Ở Đàng Trong:
+ Nông nghiệp phát triển nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.
+ Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn.
+ Đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng.
* Điểm tích cực và hạn chế:
- Tích cực:
+ Sản xuất nông nghiệp từng bước được phục hồi.
+ Ở Đàng Trong, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt, đặc biệt là ở vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
- Hạn chế:
+ Sản xuất nông nghiệp sa sút trong thời gian xảy ra các cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
+ Tình trạng nông dân bị chấm chiếm ruộng đất có xu hướng gia tăng.
Tham khảo :
- Chia sẻ một số thông tin về cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII):
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp; góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu.
+ Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản; diễn ra dưới hình thức: nội chiến cách mạng kết hợp với chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Quần chúng nhân dân Pháp là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.
+ Ngày 14/7 (ngày tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp) đã được công nhận là ngày Quốc khánh của nước Pháp vào năm 1880.
+ Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp từ năm 1946.
+ Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp.
+ Thông điệp “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã trở thành một phần di sản của dân tộc Pháp.
- Giải thích: thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp không chỉ tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiên trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX. Do đó, cuộc cách mạng này được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu".
Tham khảo
- Ở Đàng Ngoài:
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, mặc dù bị tác động bởi các cuộc xung đột, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương.
+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.
- Ở Đàng Trong:
+ Chính quyền các chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.
+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.
♦ Tình hình thủ công nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...
- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...
♦ Tình hình thương nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Nội thương:
+ Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.
+ Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành.
- Ngoại thương:
+ Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á và thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...
+ Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
- Đô thị:
+ Trong thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại. Ví dụ như: Kẻ Chợ, Phố Hiến,… (ở Đàng Ngoài); Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,… (ở Đàng Trong).
+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
Ngày nay, nhiều làng thủ công vẫn còn đang hoạt động và phát triển như: gốm Bát Tràng (Hà Nội)...
Giải pháp bảo tồn: Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, triển lãm sản phẩm; Tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm cho du khách đến tham quan; Phát triển kinh tế kết hợp phát triển du lịch,…
Tham khảo!
Một số làng nghề thủ công được hình thành từ các thế kỉ XVI-XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay:
- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
- Làng gốm Thanh Hà (Hội An)
- Làng dệt La Khê (Hà Nội)
- Làng nghề rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),...
Một số giải pháp bảo tồn các làng nghề:- Đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề
- Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi; thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề.
- Phát triển làng nghề gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo các giái trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường.
- Tăng cường tuyên truyền cho thế hệ trẻ giá trị của các làng nghề và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển làng nghề.
- Các địa danh được nhắc đến trong 2 câu thơ trên là: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Kinh Kì (Thăng Long - Hà Nội); Phố Hiến (Hưng Yên)….
- 2 câu thơ trên phản ánh về sự phát triển của lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
- Chia sẻ hiểu biết: trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.