K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2017

1]* Giống nhau :

Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến

* Khác nhau :

- Bắc mĩ :

+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.

+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.

- Nam Mĩ :

+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin

+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.

+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

2] Có hoang mạc ở dãi đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru.
Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển đi vào đất liền , đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.

3] Từ độ cao 0 m đến 1000 m sườn đông có rừng nhiệt đới vì:
- Chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong Đông Bắc thổi vào
- Ảnh hưởng của lưu vực sông A ma dôn
- Ảnh hưởng một phần của dòng biển nóng Guy - a - na

Từ độ cao 0 m đến 1000 m sườn tây là thực vật nửa hoang mạc vì:
- Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát ven bờ, không khí ẩm chưa vào bờ đã ngưng tụ lại, mưa ngay trên biển!
- Dãy núi An - đet cao, chắn gió Tín Phong từ Đông Bắc thổi vào phía Tây

Câu 3:

Vì phía tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát ven bờ xua khối nước nóng trên mặt xa bờ, do đó làm khí hậu khô, mưa ít -> hình thành thảm thực vật nửa hoang mạc ở ngay độ cao 0 – 1000m. - Phía đông An-đét: Rùng nhiệt đới

Vì phía đông do ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc mang hơi ẩm của dòng biển nóng Guy-a-na chảy ven bờ đông bắc đại lục Nam Mĩ, làm khí hậu nóng ẩm

DT
6 tháng 3 2022

Câu 1. Địa hình cấu trúc Bắc Mĩ gồm 3 khu vực:

- Phía Tây: Dãy Coocdie

- Ở giữa: đồng bằng Trung tâm.

- Phía Đông: Sơn nguyên và núi thấp.

DT
6 tháng 3 2022

Câu 2: Do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru chạy ven bờ phía Tây.

29 tháng 11 2019

Từ độ cao 0 m – 1000 m, ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc, vì sườn đông An – đét mưa nhiều hơn ở sườn tây. Sườn đông mưa nhiều hơn vì ảnh hưởng của gió Mậu Dịch từ biển thổi vào. Sườn tây mưa ít hơn vì ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê – ru làm cho khối khí từ biển vào bị mất hơi nước, biến tính trở nên khô.

30 tháng 3 2017

– S­ườn đông An-đet mưa nhiều hơn sườn tây.
– Sườn đông mưa nhiều vì chịu ảnh hưởng gió Tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh.
– Sườn tây có mưa ít là do tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở nên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc.

Sự khác biệt trên là do dòng biển lạnh Pê-ru đi sát ven biển, gây nên hiện tượng khô ráo ở vùng phía tây; còn ở sườn đông của An-đét do ảnh hưởng của gió Mậu dịch thổi từ biển vào nén mưa nhiều.

1/

* Địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ:
- Giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính, phân bố như nhau từ Tây sang Đông: núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên.
- Khác nhau: Ở Bắc Mĩ hệ thống Cóođie và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở lục địa Nam Mĩ, hệ thống Anđét cao và độ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống Cóocđie ở Bắc Mĩ.

2/

Vì ở sườn Tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru(đây là một dòng biển lạnh, khi hơi nước từ biển vào gặp dòng biển này thì ngưng tụ tạo thành mưa, bởi vậy khi vào đất liền không còn hơi nước trở nên hanh và khô) bởi vậy ở sườn Tây mới có đai thực vật nửa hoang mạc.
Còn ở sườn Tây do ảnh hưởng của gió mậu dịch(gió tín phong) nên mới có thực vật nhiệt đới.

21 tháng 12 2019

Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Dòng biển lạnh Pê-ru rất lạnh chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển.

29 tháng 4 2021

Câu 1:

- Môi trường ôn đới hải dương:
+ Đặc điểm:Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt đọ thường trên 0 độ C, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm 

+ Sông ngòi:Nhiều nước quanh năm, không đóng băng

+ Thực vật:Rừng lá rộng

- Ôn đới lục địa:Mùa đông lạnh, khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng: Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp dưới 0 độ C, ... Nhiệt độ thường trên 0 độ C, mưa quanh năm (khoảng 800-1000 mm/năm)

Câu 2: Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là một dòng biển rất mạnh, chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm, tạo điều kiện để hoang mạc phát triển

Câu 3: 

1. Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ là:

- Khí hậu xích đạo

- Khí hậu cận xích đạo

- Khí hậu nhiệt đới

- Khí hậu cận nhiệt đới

- Khí hậu ôn đới

2. Mối quan hệ giữa sự phân bố kiểu khí hậu này với dự phân bố địa hình:

- Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới

- Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông)

+ Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương

+ Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa