K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khủng long là một nhóm động vật đa dạng thuộc nhánh Dinosauria. Chúng xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp (231.4 triệu năm trước) và là nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt hơn 165.4 triệu năm cho đến cuối kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm trước), khi Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen diễn ra làm tuyệt chủng của hầu hết các nhóm khủng long và 3/4 các loài động vật, thực vật trên Trái Đất, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung Sinh và bắt đầu Đại Tân Sinh. Các ghi nhận hóa thạch cho thấy chim tiến hóa từ khủng long chân thú vào kỷ Jura, do đó, chim được xem là một phân nhóm khủng long.[1] [2] Một vài loài chim sống sót sau sự kiện tuyệt chủng 65 triệu năm trước, và chúng tiếp tục phát triển cho đến ngày nay[3]. Việc chứng minh chim tiến hóa từ khủng long có nghĩa rằng khủng long đã không thực sự tuyệt chủng, và một nhánh con cháu của chúng vẫn tồn tại cho tới nay.

Khủng long là một nhóm đa dạng từ phân loại, hình thái đến sinh thái. Chim, với hơn 10,000 loài còn sinh tồn,[4] là nhóm động vật có xương sống đa dạng nhất ngoài bộ Cá vược.[5] Theo các bằng chứng hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học đã nhận ra 500 chi khủng long riêng biệt[6] và hơn 1,000 loài phi chim.[7] Khủng long có mặt ở khắp các châu lục, qua những loài hiện còn cũng như những hóa thạch còn sót lại.[8] Phần nhiều ăn cỏ, số khác ăn thịt. Tổ tiên của chúng là động vật hai chân. Tuy thế có rất nhiều chi đi bằng bốn chân, và một số chi có thể thay đổi giữa 2 dạng. Cấu trúc sừng và mào là phổ biến ở tất cả các nhóm khủng long, và vài nhóm thậm chí còn phát triển các biến đổi bộ xương như áo giáp xương hoặc gai. Có bằng chứng cho thấy trứng được đẻ và xây tổ là một đặc điểm phụ của tất cả khủng long. Trong khi khủng long hiện đại (chim) khá nhỏ để thuận tiện cho việc bay lượn, nhiều loài khủng long có cơ thể rất lớn. Một số loài khủng long chân thằn lằn có thể đạt tới 58 mét (190 feet) chiều dài và 9,25 mét (30 feet 4 inch) chiều cao.[9] Dù vậy, ý nghĩ rằng khủng long đa số đều to lớn là sai lầm, vì hóa thạch lớn có khuynh hướng được giữ lâu hơn. Nhiều loài khủng long khá là nhỏ, vi dụ Xixianykus chỉ dài khoảng 50 cm (20 in).

Thuật ngữ "khủng long" được đặt ra năm 1842 bởi nhà cổ sinh vật học Richard Owen, và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp δεινός (deinos) = "khủng khiếp, mạnh mẽ, kỳ diệu" + σαῦρος (sauros) = "thằn lằn", dù khủng long không phải thằn lằn. Chúng là một nhóm bò sát cổ xưa, mà, như những dạng bò sát tuyệt chủng khác, không có những đặc điểm của bò sát hiện đại, như máu lạnh hoặc tư thế chân vươn sang hai bên. Ngoài ra, rất nhiều bò sát thời tiền sử khác, như thương long, thằn lằn cá, dực long, thằn lằn đầu rắn, và Dimetrodon cũng thường được công chúng gọi là khủng long, dù thực sự chúng không được khoa học phân loại như thế. Suốt nửa đầu của thế kỷ XX, hầu hết cộng đồng khoa học tin rằng khủng long là động vật máu lạnh chậm chạp, không thông minh. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1970 đã chỉ ra rằng khủng long là động vật hoạt động tích cực với khả năng trao đổi chất cao và thích nghi tốt cho quan hệ xã hội.

Kể từ khi khủng long hóa thạch đầu tiên được ghi nhận trong những năm đầu thế kỷ XIX, bộ xương khủng long hóa thạch hoặc bản sao được gắn kết do các viện bảo tàng trên thế giới trưng bày, và khủng long đã trở thành một phần của văn hóa thế giới. Chúng thường xuất hiện trong các cuốn sách bán chạy nhất và những bộ phim như Jurassic Park, và những khám phá mới thường xuyên được bao phủ bởi các phương tiện truyền thông. Từ "khủng long" từng được sử dụng để mô tả những điều không thực tế to lớn, lỗi thời, hoặc bị ràng buộc bởi sự tuyệt chủng, phản ánh quan điểm lỗi thời rằng khủng long là những con quái vật maladapted của thế giới cổ đại[10][11].

0
Tyrannosaurus ( /tɪˌrænəˈsɔrəs/ hay /taɪˌrænəˈsɔrəs/ có nghĩa là thằn lằn bạo chúa, được lấy từ tiếng Hy Lạp "tyrannos" (τύραννος) nghĩa là "bạo chúa", và "sauros" (σαῦρος) nghĩa là "thằn lằn"[1]), còn được gọi là Khủng long bạo chúa trong văn hóa đại chúng, là một chi khủng long chân thú sống vào cuối kỷ Phấn Trắng. Chi này chỉ gồm một loài duy nhất là Tyrannosaurus rex (thường...
Đọc tiếp

Tyrannosaurus ( /tɪˌrænəˈsɔrəs/ hay /taɪˌrænəˈsɔrəs/ có nghĩa là thằn lằn bạo chúa, được lấy từ tiếng Hy Lạp "tyrannos" (τύραννος) nghĩa là "bạo chúa", và "sauros" (σαῦρος) nghĩa là "thằn lằn"[1]), còn được gọi là Khủng long bạo chúa trong văn hóa đại chúng, là một chi khủng long chân thú sống vào cuối kỷ Phấn Trắng. Chi này chỉ gồm một loài duy nhất là Tyrannosaurus rex (thường rút gọn là T. rex). Chúng sinh sống ở nơi ngày nay là phía Tây của Bắc Mĩ, khi đó là một lục địa đảo, tên là Laramidia. Hóa thạch của Tyrannosaurus được tìm thấy trong các thành hệ địa chất có niên đại tầng Maastricht, khoảng 67-65,5 triệu năm về trước,[2] và là một trong những loài khủng long cuối cùng tồn tại trước sự tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại đệ Tam.

Như các loài bạo long (Tyrannosauridae) khác, Tyrannosaurus rex là loài ăn thịt đi bằng hai chân, với một hộp sọ lớn và giữ thăng bằng bởi cái đuôi dài, nặng. So với hai chi sau to khỏe, chi trước của Tyrannosaurus thì ngắn nhưng đậc biệt mạnh so với kích thước của nó và có hai ngón có móng vuốt. Mặc dù bị nhiều loài khác vượt qua về kích thước, Tyrannosaurus rexvẫn là bạo long lớn nhất và một trong số những động vật ăn thịt lớn nhất mọi thời đại. Mẫu vật hoàn chỉnh nhất dài 12,3 m (40 ft)[3], cao 4 mét (13 ft) tới hông[4] (13 feet) và nặng 6,8 tấn (7,5 tấn thiếu)[5]. Là động vật ăn thịt lớn nhất trong khu vực của nó, Tyrannosaurus rex là một động vật ăn thịt đầu bảng, săn khủng long mỏ vịt, khủng long mặt sừng, khủng long bọc giáp và có thể cả khủng long chân thằn lằn,[6] mặc dù vài nhà khoa học xem loài này ăn xác thối. Việc Tyrannosaurus ăn thịt hay xác thối là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong giới cổ sinh vật học; tuy nhiên, hiện nay hầu hết đều đồng ý rằng Tyrannosaurus rex là loài săn mồi cơ hội, thực hiện cả ăn thịt và xác thối.[7] Nó một trong số động vật trên cạn có lực cắn lớn nhất.[8][9]

Hơn 50 mẫu vật Tyrannosaurus rex đã được phát hiện, một vài có bộ xương gần như hoàn chỉnh. Mô mềm và protein đã xuất hiện trong ít nhất một mẫu vật. Thói quen săn mồi, sinh lý học và tốc độ Tyrannosaurus rex là một vài chủ đề tranh cãi. Việc phân loại cũng bị tranh luận, vài nhà khoa học xemTarbosaurus bataar từ châu Á là một loài Tyrannosaurus và số khác vẫn cho rằng Tarbosaurus là một chi riêng. Nhiều chi Tyrannosauridae Bắc Mỹ cũng đồng nghĩa với Tyrannosaurus.

Vì là loài khủng long chân thú điển hình, Tyrannosaurus là một trong những loài khủng long nổi tiếng nhất kể từ thế kỷ 20, và đã được giới thiệu trong nhiều bộ phim, quảng cáo và tem bưu chính, cũng như nhiều loại phương tiện truyền thông khác.

31
31 tháng 8 2019

😀 😀 😀 😀 😀 😀

31 tháng 8 2019

o

Velociraptor ( /vɪˈlɒsɪræptər/; nghĩa là "kẻ cướp tốc độ" trong tiếng La tinh)[1] là một chi khủng long theropoda thuộc họ Dromaeosauridae từng tồn tại vào cuối kỷ Creta, khoảng 83 đến 70 triệu năm trước.[2] Hiện có hai loài được công nhận, một loài khác từng được phân vào chi này. Loài điển hình là V. mongoliensis; các hóa thạch của loài này được phát hiện ở Mông Cổ. Loài còn lại, V....
Đọc tiếp

Velociraptor ( /vɪˈlɒsɪræptər/; nghĩa là "kẻ cướp tốc độ" trong tiếng La tinh)[1] là một chi khủng long theropoda thuộc họ Dromaeosauridae từng tồn tại vào cuối kỷ Creta, khoảng 83 đến 70 triệu năm trước.[2] Hiện có hai loài được công nhận, một loài khác từng được phân vào chi này. Loài điển hình là V. mongoliensis; các hóa thạch của loài này được phát hiện ở Mông Cổ. Loài còn lại, V. osmolskae, định danh năm 2008 từ Nội Mông, Trung Quốc.

Velociraptor có chung nhiều đặc điểm giải phẫu với Dromaeosauridae như DeinonychusAchillobator, dù có kích thước nhỏ hơn. Nó là loài động vật ăn thịt có lông vũ đi bằng hai chân với một cái đuôi dài, khỏe và một ngón vuốt rộng trên mỗi chi, thường được cho là dùng để tấn công và rạch con mồi. Velociraptor được phân biệt với các chi Dromaeosauridae khác bởi hộp sọ dài và thấp, có một điểm cong lên ở mõm.

Velociraptor (thường được viết ngắn thành raptor) là một trong các chi khủng long quen thuộc nhất với công chúng vì vai trò trong loạt phim Công viên kỷ Jura. Velociraptor trong bộ phim này có nhiều đặc điểm sai lệch thực tế, như khích thước lớn hơn nhiều so với loài thực tế và không có lông vũ. Trong đời thực, Velociraptor chỉ có kích cỡ bằng con gà Tây, Velociraptorlà một chi được nghiên cứu kỹ, với hơn một tá mẫu vật hóa thạch được mô tả, nhiều nhất trong họ Dromaeosauridae. Một mẫu vật nổi tiếng được bảo quản cho thấy một con Velociraptor đang chiến đấu với một con Protoceratops.

12
18 tháng 9 2019

o

18 tháng 9 2019

o

'Tiểu hành tinh khủng long' từng tạo siêu sóng thần cao 1,5km Nhà nghiên cứu Molly Range, chuyên gia về khoa học trái đất và môi trường từ Đại học Michigan (Mỹ) và các cộng sự đã tìm ra bằng chứng để tái hiện lại thảm họa gây tuyệt chủng Cretaceous-Paleogene, chính là sự kiện khiến khủng long biến mất khỏi Trái đất.Các nghiên cứu trước đó đã tìm ra dấu vết của tiểu hành tinh...
Đọc tiếp

'Tiểu hành tinh khủng long' từng tạo siêu sóng thần cao 1,5km

Nhà nghiên cứu Molly Range, chuyên gia về khoa học trái đất và môi trường từ Đại học Michigan (Mỹ) và các cộng sự đã tìm ra bằng chứng để tái hiện lại thảm họa gây tuyệt chủng Cretaceous-Paleogene, chính là sự kiện khiến khủng long biến mất khỏi Trái đất.

Các nghiên cứu trước đó đã tìm ra dấu vết của tiểu hành tinh Chicxulub, một vật thể không gian lớn tới 10km đã lao vào trái đất vào cuối kỷ Phấn trắng, tức khoảng 65 triệu năm về trước. Tiểu hành tinh này để lại hố Chicxulub rộng tới 180km, nằm ở vùng ven bờ bán đảo Yucatan của Mexico, một nửa dưới nước, một nửa trên bờ.

Vụ va chạm giải phóng năng lượng tương đương 1 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT này đã làm thay đổi môi trường trái đất vĩnh viễn. Nhưng theo nghiên cứu mới này, còn một thảm họa tiếp diễn chưa được biết tới mà nguyên nhân chính là độ sâu khoảng 1,5km của hố Chicxulub khi mới xảy ra va chạm.

Sau vụ nổ rất mạnh, vẫn chưa có nước trong hố. Sau đó, một số lượng lớn nước bắt đầu chảy vào hố cực nhanh và mạnh, để rồi theo lực quán tính, giống như những gì xảy ra khi người ta đổ nước quá nhanh vào một cái tô lòng sâu, làn sóng nước vọt lên trở lại. Với kích thước, độ sâu của hố và lượng nước kinh hoàng từ đại dương, một siêu sóng thần hủy diệt cao đến 1,5km đã được tạo ra.

Các dữ liệu cho thấy siêu sóng thần này đã quét qua toàn cầu và góp phần rất lớn trong đại tuyệt chủng. "Ở Vịnh Mexico, nước di chuyển đến 143km/giờ. Trong 24 giờ đầu tiên, sóng thần lan khỏi Vịnh Mexico, vào Đại Tây Dương, cũng như qua con đường biển Trung Mỹ mà ngày nay không còn tồn tại, tiếp đến là Thái Bình Dương" – nhà nghiên cứu Range cho biết.

Tất nhiên nước không chỉ tràn vào hố và bắn lên một lần. Sau đợt sóng đầu tiên cao 1,5 km đó, hàng loạt con sóng khổng lồ khác, tuy có độ cao kém hơn nhiều nhưng cũng có sức tàn phá ngoài mức tưởng tượng, đã làm rung chuyển các đại dương trên toàn thế giới. Ước tính ở khu vực Nam Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương, vốn rất xa khu vực va chạm của tiểu hành tinh, vẫn phải hứng chịu những đợt sóng thần cao 14m.

Ngoài sóng thần, vụ va chạm cũng kích hoạt các làn sóng năng lượng cực mạnh, bắn vô số đá và bụi nóng vào bầu khí quyển, dẫn đến cháy hàng hoạt và chặn các tia mặt trời chiếu xuống trái đất nhiều năm trời, giết chết vô số động thực vật, bao gồm loài khủng long.

0
Chương I. Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời.- Ban đầu là một cõi hỗn mang, không lí thuyết nào có thể mô tả được. Tại một điểm kì dị, ánh sáng bùng phát khai sinh ra vật chất, năng lượng, thời gian và không gian. Đó là vụ nổ Bigbang - vụ nổ của sự sáng thế. - BigBang tạo ra vật chất và phản vật chất. Hai loại này kết hợp với nhau tạo ra ánh sáng lan tỏa khắp vũ trụ. Vật...
Đọc tiếp

Chương I. Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời.

- Ban đầu là một cõi hỗn mang, không lí thuyết nào có thể mô tả được. Tại một điểm kì dị, ánh sáng bùng phát khai sinh ra vật chất, năng lượng, thời gian và không gian. Đó là vụ nổ Bigbang - vụ nổ của sự sáng thế.

- BigBang tạo ra vật chất và phản vật chất. Hai loại này kết hợp với nhau tạo ra ánh sáng lan tỏa khắp vũ trụ. Vật chất còn sót lại dưới dạng các đám khí loãng. Sau thời gian dài, lực hấp dẫn khiến các đám mây khí tụ lại sinh ra các ngân hà, các hành tinh....

- 10 tỷ năm sau BigBang, ngoài rìa của dải Ngân Hà có một ngôi sao đang tàn lụi. Nó suy sụp do lực hấp dẫn và kết thúc cuộc đời mình bằng 1 vụ nổ sinh ra 1 đám khí, có thành phần chính là Hydro. Dưới tác dụng của lực xung kích từ các vụ nổ siêu tân tinh, các đám khí dần tụ lại và chuyển động xoáy tròn quanh tâm. Chính vì chuyển động xoay tròn này phát sinh lực ly tâm khiến cho hệ mặt trời có dạng hình đĩa dẹt.

- BigBang tạo ra vật chất và phản vật chất. Hai loại này kết hợp với nhau tạo ra ánh sáng lan tỏa khắp vũ trụ. Vật chất còn sót lại dưới dạng các đám khí loãng. Sau thời gian dài, lực hấp dẫn khiến các đám mây khí tụ lại sinh ra các ngân hà, các hành tinh....

- 10 tỷ năm sau BigBang, ngoài rìa của dải Ngân Hà có một ngôi sao đang tàn lụi. Nó suy sụp do lực hấp dẫn và kết thúc cuộc đời mình bằng 1 vụ nổ sinh ra 1 đám khí, có thành phần chính là Hydro. Dưới tác dụng của lực xung kích từ các vụ nổ siêu tân tinh, các đám khí dần tụ lại và chuyển động xoáy tròn quanh tâm. Chính vì chuyển động xoay tròn này phát sinh lực ly tâm khiến cho hệ mặt trời có dạng hình đĩa dẹt.

Ghi chú: Vì sao đám khí khi tụ lại thì chúng sẽ chuyển động theo vòng xoáy? Đó là do momen động lượng.
Thực tế các hiện tượng chúng ta quan sát trên Trái Đất cũng cho thấy điều này. Gió từ các hướng tụ vào sinh bão thì cơn bão đó cũng có hình xoáy ốc.

Các hành tinh cũng từ các dòng vật chất xoáy tạo thành, vì vậy chúng quay quanh trục của chính mình, và khối khí tạo thành hệ mặt trời ban đầu cũng chuyển động xoáy nên các hành tinh tạo từ đám khí ấy cũng sẽ theo quán tính mà quay quanh mặt trời.

Như vậy: chuyển động quay quanh trục của hành tinh, chuyển động quay của các hành tinh quanh mặt trời và chuyển động của mặt trời quanh dải Ngân Hà được giải thích là do quán tính ban đầu của khối khí xoáy tạo thành chúng. Hệ mặt trời, dải ngân hà đều có dạng đĩa dẹt là do lực li tâm khi khối khí xoay tròn tạo nên.

Mặt Trời hình thành ở trung tâm của đám khí xoáy, phản ứng nhiệt hạch được kích hoạt. Nó bắt đầu tỏa ra năng lượng và gió mặt trời, thổi bay các loại khí nhẹ ra xa. Do đó mà Kim Tinh, Thủy Tinh và Trái Đất được cấu tạo từ những vật chất nặng như sắt, oxi, silic,...còn các hành tinh xa hơn cấu tạo từ các loại khí nhẹ.

Trái Đất được hình thành không ở quá gần Mặt Trời để bị đốt nóng và không ở quá xa Mặt Trời để bị chìm trong băng giá. Chu kì quay quanh trục của Trái Đất là 24h, cho chúng ta ngày và đêm kéo dài 12h.

Chương II. Trái Đất, những điều kiện hình thành sự sống.

Thuở mới hình thành, hệ mặt trời ắt hẳn còn rất lộn xộn. Vô số các thiên thạch nằm rải rác trên đường đi của các hành tinh và chúng thường xuyên "oanh tạc" các hành tinh này. Những cú va chạm với các thiên thạch cỡ lớn có thể làm nghiêng trục của các hành tinh. Trái Đất cũng là 1 trong số ấy. Những cú va chạm như thế khiến Trục Trái Đất nghiêng đi 1 góc khoảng 23 độ.
Chính vì trục Trái Đất bị nghiêng nên chúng ta mới có được 4 mùa với 4 sắc thái khác nhau.

- Hình thành mặt trăng.

Mặt Trăng là 1 vệ tinh khá kì lạ, nó khá to so với 1 vệ tinh thông thường. Thành phần đá trên mặt Trăng khá giống với Trái Đất (lấy mẫu từ chuyến thám hiểm Mặt Trăng năm 1969).
Có rất nhiều giả thuyết về sự hình thành của Mặt Trăng, giả thuyết được công nhận nhiều nhất là "Mặt Trăng hình thành từ Trái Đất".

Vào thời kì hệ mặt trời còn lộn xộn, một thiên thạch lớn đã đâm sầm vào Trái Đất. Cú va chạm khủng khiếp khiến 1 phần vật chất của Trái Đất văng vào không gian, sau đó tụ lại thành Mặt Trăng. Phần lõi sắt bền vững của thiên thạch chui sâu vào tâm Trái Đất và trở thành lõi Trái Đất. Điều này giải thích tại sao Trái Đất của chúng ta có lõi.

Sự hình thành của mặt Trăng có ý nghĩa rất lớn đối với sự sống. Việc một phần khối lượng của Trái Đất phân bố ra xa khiến momen quán tính của nó tăng lên, tốc độ quay của Trái Đất giảm và quỹ đạo của Trái Đất ổn định hơn. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng cũng gây ra hiện tượng thủy triều trên biển, góp phần vào việc tăng đa dạng sinh học.

Có một điều thú vị là thông qua tìm hiểu các hóa thạch sống là "ốc anh vũ", người ta nhận thấy ngày xưa chu kì Mặt Trăng ngắn hơn bây giờ (chỉ có 7, 8 ngày so với 30 ngày hiện tại). Điều này chứng tỏ ngày xưa Mặt Trăng khá gần Trái Đất. Do lực li tâm, Mặt Trăng đang chuyển động xa Trái Đất theo thời gian. Có thể trong tương lai ngày trên Trái Đất sẽ dài hơn.

- Sao chổi mang nước đến hành tinh.

Nước trên Trái Đất từ đâu mà có? Thuở mới hình thành, những cú va chạm mạnh khiến nước không thể tồn tại được trên bề mặt hành tinh. Nước trên Trái Đất có lẽ được mang đến từ những ngôi sao chổi - nguồn nước dồi dào trong hệ mặt trời. Ngoài ra, trên những ngôi sao chổi này có khá nhiều chất hữu cơ - viên gạch của sự sống. Nhiều nhà khoa học cho rằng rất có thể sao chổi chính là "vị thần" gieo sự sống xuống Trái Đất. Bên cạnh đó cũng có nhiều người lại cho rằng sự sống bắt nguồn từ núi lửa.

- Những cấu trúc tạo nên cái nôi cho sự sống.

Ngoài những điều kiện như: sự ổn định của quỹ đạo Trái Đất, nước và các chất hữu cơ gieo mầm sự sống...Trái Đất còn có 1 số cấu trúc đặc biệt để bảo vệ sự sống.

+ Bầu khí quyển: Trái Đất có lực hấp dẫn đủ lớn, cho phép nó có bầu khí quyển của riêng mình. Bầu khí quyển là lá chắn cơ học của sự sống, giúp chúng ta thoát khỏi những vụ va chạm với thiên thạch cỡ nhỏ. Những thiên thạch này đi vào khí quyển sẽ chịu ma sát và sức cản rất lớn của không khí, khiến nó nổ tung thành nhiều mảnh và tiêu biến (chính là sao băng mà chúng ta hay thấy). Ngoài ra nó cũng là lá chắn quang học giúp chúng ta thoát khỏi những tia bức xạ mạnh từ mặt trời và vũ trụ (tác nhân gây ung thư).

+ Từ trường Trái Đất: Từ trường Trái Đất do những cuộn xoáy của sắt lỏng bên trong nhân Trái Đất gây ra. Nếu như khí quyển là là chắn cơ học thì từ trường chính là lá chắn điện từ. Vào những ngày mặt trời hoạt động mạnh, nó sẽ có những điểm bùng nổ và phun về phía Trái Đất một lượng vật chất ở dạng ion (gọi là bão Mặt Trời). Từ trường Trái Đất sẽ đánh bật các ion này ra 2 cực (hiệu ứng lực Lorenxo).
Ở vùng cực, các ion này đi vào khí quyển phát sáng sinh ra cực quang Bắc cực.

Chương III: Trái Đất luôn vận động.

- Bên trong Trái Đất có một nguồn nhiệt khổng lồ, được duy trì bằng sự phân rã các chất phóng xạ. Chính nguồn năng lượng này đã gây ra những hoạt động địa chất như núi lửa, động đất, kiến tạo địa hình, sự trôi dạt lục địa.....

Để tìm hiểu cơ chế của những hình thái vận động này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu cấu tạo Trái Đất.

- Cấu tạo Trái Đất.

Có thể chia Trái Đất thành 3 lớp chính:

+ Lớp vỏ ngoài được cấu tạo từ đá rắn.
+ Lớp manti ở dạng dung nham lỏng.
+ Nhân Trái Đất là lõi sắt cứng.

Lớp vỏ ngoài không phải là 1 mảng liên tục mà đứt gãy thành nhiều mảng nhỏ, người ta gọi đó là các mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo này trôi nổi trên bề mặt lớp manti.

Lớp manti cũng không phải là một khối dung nham tĩnh lặng. Nó luôn có những dòng đối lưu từ nhân lên đáy vỏ Trái Đất.

- Núi lửa.

Núi lửa hình thành do magma từ lớp manti phun trào thông qua những khe hở hoặc những chỗ yếu giữa các mảng lục địa.

Trên thế giới nổi tiếng nhất là "vành đai lửa Thái Bình Dương".

Núi lửa cung cấp một lượng chất hữu cơ - vô cơ lớn cho sự sống phát triển. Nó cũng từng cứu Trái Đất thoát khỏi thời kỳ băng hà. Tuy nhiên núi lửa hoạt động quá mạnh cũng có thể hủy diệt sự sống bằng việc phun quá nhiều khí - bụi vào khí quyển khiến che lấp ánh sáng Mặt Trời, đưa Trái Đất trở về với kỷ băng hà.

- Động đất

Lớp manti không phải là 1 khối magma tĩnh. Càng gần tâm Trái Đất, nhiệt độ càng cao. Càng gần bề mặt lục đại, nhiệt độ càng thấp. Vì vậy, bên trong lớp manti này luôn có các dòng đối lưu. Phần magma gần tâm Trái Đất nóng hơn sẽ trồi ra ngoài, còn phần sát bề mặt lục địa bị lạnh đi sẽ chìm vào tâm.

Chính các dòng đối lưu này đã đẩy các mảng kiến tạo nổi trên chúng di chuyển - hoặc tiến sát vào nhau hoặc tách nhau ra.

Khi hai mảng kiến tạo tiến vào nhau, mảng đại dương chìm xuống (do đá dưới đại dương chịu sức ép lớn sẽ có mật độ cao hơn). Ma sát nghỉ giữa các lớp đá sẽ ngăn chúng trượt lên nhau, điều này khiến các lớp đất đá tại chỗ tiếp xúc bị nén lại (biến dạng đàn hồi). Chúng tích trữ thế năng đàn hồi lớn dần theo thời gian. Khi lực đàn hồi đã thắng ma sát, các lớp đá trượt lên nhau 1 cách đột ngột, giải phóng năng lượng sinh ra động đất, kèm sau đó sẽ là sóng thần.

- Sự kiến tạo núi:

Khi hai mảng lục địa - lục địa xô vào nhau, do sự đồng đều về mặt độ đá nên không có hiện tượng mảng này chìm xuống dưới mảng kia, mà chúng sẽ cùng trồi lên sinh ra các dãy núi hùng vĩ.

Sự vận động bên trong Trái Đất là 1 phần tất yếu của tự nhiên, nó khiến cho sự sống trên hành tinh phải học cách thích nghi theo. Có những lúc nó đưa sự sống đến gần bờ tiệt diệt, cũng có lúc nó cứu sự sống khỏi sự diệt vong.

Chương IV: Những giai đoạn thăng trầm của sự sống.

Do sự vận động không ngừng của Trái Đất: sự phun trào núi lửa, sự hợp - tan của các lục địa....và cả những sự công kích của các thiên thạch mà sự sống trên Trái Đất trải qua những giai đoạn thăng - trầm khác nhau. Sự sống rất dễ bị "tổn thương", chỉ cần sự thay đổi nhẹ về địa chất - khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh vật trên hành tinh. Có những thời kì "đại tuyệt chủng" trong quá khứ, sự sống đứng bên bờ diệt vong, cũng có những thời kì thuận lợi, các sinh vật phát triển với kích thước lớn chưa từng thấy.

Sở dĩ sự sống có thể tồn tại mạnh mẽ như vậy là nhờ tạo hóa đã ban cho chúng ta 2 cơ chế để thích nghi với các điều kiện biến đổi của môi trường, đó là "đột biến" và "thường biến". Thường biến là những biến đổi của cơ thể trong môi trường sống, không có tính di truyền, còn đột biến là những biến đổi trong hệ gen, có di truyền.

Đột biến không phải là cái tự nhiên mà có. Hàng ngày và hàng đêm, Trái Đất luôn đón nhận những tia bức xạ năng lượng cao từ vũ trụ.

Chúng là loại tia không nhìn thấy được, sinh ra từ những vụ nổ siêu tân tinh cách đây hàng triệu năm. Sau những năm dài chu du trong khoảng không vũ trụ, chúng đến Trái Đất, tác động vào ADN của sinh vật sống gây ra những biến đổi ---> đột biến. Những đột biến phù hợp với điều kiện môi trường sẽ tồn tại và phát triển rộng rãi, những đột biến không phù hợp sẽ giết chết sinh vật (ung thư cũng là 1 dạng đột biến).

Chính nhờ cơ chế đột biến ấy mà từ những tế bào đơn giản của mầm sống ban đầu, chúng ta đã có cả một hệ sinh vật phong phú như ngày nay.

Lịch sử của sự sống mỗi giai đoạn được ghi lại bằng cách hóa thạch và các lớp đá. Mình sẽ nêu tóm tắt 1 số giai đoạn ấn tượng nhất.

- Thời kỳ tiền Cambri: Là thời Trái Đất mới hình thành, nguội lạnh đi và các sinh vật sống bắt đầu xuất hiện. Cuối thời kỳ này, có lẽ vì lượng oxi trong không khí quá nhiều khiến nhiệt độ không khí giảm, băng lan dần xuống vùng xích đạo hình thành hiện tượng "quả cầu tuyết" hủy diệt phần lớn sự sống.

- Đại Hiến Sinh: Hoạt động của núi lửa đã thổi cacbon vào không khí phá vỡ hiệu ứng "quả cầu tuyết".

Trong đại này, có những giai đoạn núi lửa hoạt động mạnh làm khí hậu toàn cầu nóng lên, lượng oxi hòa tan trong biển giảm khiến 60% sinh vật biển bị tuyệt chủng. Cũng có những giai đoạn CO2 trong không khí bị đá vôi hấp thụ, lượng CO2 giảm khiến khí hậu toàn cầu lại lạnh đi. Trong Đại Trin Sinh, một vài kỷ có ảnh hưởng lớn đến ngày nay:

+ Kỷ phấn trắng: Thời kỳ này biển ấm và nông, tạo điều kiện cho các sinh vật tích tụ canxi như san hô, sò, ốc....phát triển mạnh. Xác các sinh vật này rất giàu Canxi. Qua nhiều triệu năm, xác của chúng tích tụ thành 1 tầng canxi dày dưới đáy biển, dưới áp lực nước, chúng bị nén lại thành đá. Các hoạt động địa chất nâng các lớp đá này lên và sự bào mòn của mưa axit tạo thành núi. Các đảo đá vôi ở Vịnh Hạ Long và núi đá vôi vùng Tây Bắc là kết quả của quá trình này.

+ Kỷ Cacbon: Thời kì này khí hậu nóng ẩm, diện tích đất liền rộng lớn cho phép những khu rừng nguyên sinh và đầm lầy phát triển mạnh. Thực vật ở thời kỳ này chủ yếu là dương xỷ khổng lồ. Hoạt động nâng lên - chìm xuống của các mảng địa chất đã vùi sâu 1 số khu rừng vào lòng đất. Tại đây, nhiệt độ, áp suất cao và trong điều kiện kín khí, gỗ dần chuyển thành than đá.

Dầu mỏ được hình thành sớm hơn kỷ Cacbon cũng bằng cơ chế tương tự. Xác của các loài động vật bị vùi sâu trong lòng đất và ở nhiệt độ cao, kín khí, các chất hữu cơ bị hóa dầu.​

- Đại Trung Sinh: Các lục địa từ "siêu lục địa" tách ra và có hình dạng gần giống như ngày nay. Trong đại này có thời kỳ của loài khủng long (kỷ Jura).

+ Kỷ Jura: Không chỉ là thời kỳ hoàng kim của khủng long, ở kỷ này, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho các loài thực vật và động vật phát triển, đạt kích thước khổng lồ. Loài khủng long đã thống trị Trái Đất trong gần 150 triệu năm (Lịch sử loài người chỉ mới khoảng 200.000 năm). Trong 150 triệu năm ấy, sức mạnh, kích thước, vũ khí tự nhiên (răng, vuốt) được tôn vinh, không có khái niệm về tri thức. Có lẽ vì loài khủng long "lười học hành" mà vũ trụ đã gửi đến cho chúng một sứ giả hủy diệt. Một thiên thạch va vào Trái Đất cách đây 65 triệu năm đã chấm hết thời kì thống trị của khủng long.

- Đại Tân Sinh: Sau sự tuyệt chủng của khủng long, các loài có vú (vốn có mặt từ trước nhưng phải sống lay lắt trong các hang hốc, trốn tránh loài thằn lằn ăn thịt hung dữ) nay đã có cơ hội phát triển. Cuối đại Tân Sinh, sau khi trải qua một kỷ băng hà cách đây 10.000 năm, loài người đã chính thức chiếm lĩnh Trái Đất, đứng đầu trong hệ sinh vật.

Có thể thấy sự sống trên hành tinh phụ thuộc rất lớn vào sự vận động bên trong Trái Đất. Mỗi thời kỳ địa chất - sự phân bố các lục địa - đều có ảnh hưởng to lớn đến hệ sinh vật. Bản thân sinh vật cũng biết tự cải tạo môi trường sống cho mình. Thời mới hình thành, các loài tảo cổ đại đã góp phần tạo một bầu khí quyển giàu oxi tạo mái nhà chung cho các sinh vật khác. Bên cạnh các loài tự dưỡng (thực vật), các loài dị dưỡng (vi khuẩn, động vật, nấm) ra đời nhằm đảm bảo cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển, làm khí hậu Trái Đất ổn định. Loài người chúng ta xuất hiện có lẽ mang trên mình trách nhiệm bảo vệ sự sống trên Trái Đất khỏi những mối de dọa từ bên ngoài - điều mà loài khủng long đã không thể làm được.

hương V: Tổng kết.

- Vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ tràn ngập ánh sáng. Trong 1 góc nhỏ nào đó của vũ trụ, hệ Mặt Trời âm thầm hình thành. Vật chất được sinh ra bởi BigBang đang dần có ý thức và đang tìm hiểu về chính mình. Sự sống thực sự là 1 phép màu!

- Vũ trụ là 1 khối rất hỗn độn và ngẫu nhiên. Nó là những vụ nổ lớn, những lò phản ứng nhiệt hạch, những chùm tia bức xạ, những vụ qua chạm của thiên thạch, sao băng, sao chổi....Sự sống đã biết cách tận dụng tối đa những cái ngẫu nhiên mà khốc liệt ấy để tồn tại và phát triển:

+ Dòng năng lượng chảy trong hệ sinh vật được lấy từ năng lượng phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời.
+ Nước trên biển cả được lấy từ những ngôi sao chổi.
+ Dùng những tia bức xạ từ những vụ nổ dữ dội trong vũ trụ để đột biến.
+ Lấy những vụ va chạm thiên thạch làm thử thách, để không ngừng tiến hóa đến những cấp bậc cao hơn.

- 80 năm cuộc đời mỗi người, 200.000 năm lịch sử loài người là quá bé nhỏ so với thời không vũ trụ, quá bé nhỏ để nghĩ đến diệt vong. Sinh rồi diệt, các hành tinh đều không thoát khỏi quy luật ấy, sự sống cũng sẽ như vậy. Tiếng tăm, danh vọng của một con người cho dù vang dội đến đâu rồi cũng sẽ tan biến trong khoảng bao la của thời không.

- Sự tồn tại của mỗi chúng ta đều là ngẫu nhiên và hoàn toàn không có ý nghĩa. Thế giới vốn cũng chẳng có quy luật nào cả.

P/s : Nếu dài các bạn có thể đọc dần từng chương =]]

1

cho mk vô nhóm đi

SỰ SỐNG RA ĐỜI TRONG VŨ TRỤ NHƯ THẾ NÀO ? Quá trình hằng tinh sinh ra bắt đầu từ các đám mây vật chất, dưới lực hấp dẫn tự thân các vật chất này bị ép lại thành một hình chậu, trung tâm của chậu là một hằng tinh bắt đầu sáng, xung quanh nó là các vật chất hình vòng, các hình vòng này phân giải hình thành nên các hành tinh mà sự hình thành hệ Mặt Trời là một ví dụ điển hình....
Đọc tiếp

SỰ SỐNG RA ĐỜI TRONG VŨ TRỤ NHƯ THẾ NÀO ?

Quá trình hằng tinh sinh ra bắt đầu từ các đám mây vật chất, dưới lực hấp dẫn tự thân các vật chất này bị ép lại thành một hình chậu, trung tâm của chậu là một hằng tinh bắt đầu sáng, xung quanh nó là các vật chất hình vòng, các hình vòng này phân giải hình thành nên các hành tinh mà sự hình thành hệ Mặt Trời là một ví dụ điển hình. Trái Đất - hành tinh màu xanh - cũng quay như các hành tinh khác nhưng nó được nước do các sao chổi mang đến và rất có thể chớp điện là chất xúc tác để sinh ra sự sống. Thời kỳ đầu, trong không khí có một lớp cacbonic rất dày, có lượng lưu huỳnh và phôtpho phong phú và đối với tế bào sống thì đây là những nguyên tố cơ bản nhất. Khi các tế bào đó tiến hóa thành các dạng sống cao hơn, thực vật nhả ra một lượng oxy lớn vào bầu không khí và Trái Đất biến thành cái nôi tuyệt vời cho sự sống: nhiệt độ không nóng cũng không lạnh, khoảng cách ngày đêm phù hợp. Nếu đem so sánh với sao Hỏa thì sao Hỏa không có những điều kiện tốt như vậy vì đó là một nơi khô và lạnh lẽo, lạnh đến mức mà ngày ấm nhất nhiệt độ cũng không vượt lên khỏi 0 độ C. Trong suốt gần một nửa thế kỉ, một số nhà thiên văn học đã từng tin rằng trên sao Hỏa có sự sống bởi hình như trên sao Hỏa có các sông đào. Tiếc rằng nước của sông đào đó chưa bao giờ tưới lên được mầm sống nào và thậm chí nếu trên sao Hỏa đã từng có đại dương thì cũng chưa chắc ở đó đã có vi sinh vật. Đại đa số mọi người cho rằng đại dương trên sao Hỏa biến mất là do sao Hỏa quá nhỏ, lực hút yếu nên vật chất không ngừng tản vào không gian làm mất tầng giữ nhiệt. Những gì nhìn thấy được trên sao Hỏa hiện nay chính là dấu tích của thời cổ đại. Vẫn còn nhiều nhà thiên văn học tin rằng phía dưới bề mặt sao Hỏa vẫn còn một lượng nước phong phú dưới dạng băng và biết đâu sẽ có sự tồn tại của vi sinh vật, thậm chí là còn có những hóa thạch nữa.

0
CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ? Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì được sự...
Đọc tiếp

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ?

Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì được sự sống nguyên thủy, loài sinh vật này sinh sống không dựa vào năng lượng Mặt Trời mà dựa vào các vật chất hóa học. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa phát hiện được bất kì dấu vết nào của sự sống ngoài Trái Đất. Nếu tiếp tục đi ra phía ngoài chúng ta sẽ đến sao Thổ và mục tiêu thăm dò của loài người là vệ tinh lớn nhất của nó - vệ tinh số 6. Vệ tinh này là phòng thực nghiệm cho khởi nguồn của sự sống. Do nhiệt độ ở đó lạnh đến âm 200 độ C nên nó không thể là nơi sinh ra sự sống nhưng dưới bầu khí quyển đặc vẫn còn có nhiều hydro, cacbon, thông qua tia tử ngoại của Mặt Trời có thể xảy ra phản ứng hóa học và phản ứng quan hóa học này sẽ sinh ra phân tử hữu cơ - đây chính là bước đầu tiên tạo ra sự sống. Có điều trên vệ tinh này nhiệt độ quá thấp nên không thể đi tiếp đến bước thứ hai trong quá trình tạo ra sự sống. Vệ tinh số 6 của sao Thổ giống như một Trái Đất bị đóng băng. Trong tầng khí quyển của vệ tinh này có lượng khí nitơ phong phú và còn chứa các phân tử nước nữa. Nước là do các sao chổi mang đến nhưng để sinh ra sự sống thì cần phải có năng lượng. Và muốn có năng lượng thì chúng (những hợp chất hữu cơ này) phải đợi 5 tỉ năm nữa khi Mặt Trời biến thành một hồng cự tinh thì ánh sáng mạnh mẽ đó mới đủ cung cấp năng lượng cho chúng.

Kể từ năm 1983 con người bắt đầu dùng máy vô tuyến để thu nhận những tín hiệu phát đến từ bên ngoài hành tinh nhưng chúng ta vẫn chưa nhận được bất cứ một tín hiệu nào cả. Tuy nhiên có rất nhiều chứng cớ chứng minh rằng các hằng tinh khác cũng có hành tinh và trong những hành tinh đó rất có thể có một thế giới giống như ở Trái Đất. Những hằng tinh này được hình thành do vật chất trong không -gian và được sinh ra trong những đám mây khí và bụi trong khắp hệ Ngân Hà. Điều làm cho các nhà thiên văn học hứng thú là những đám tinh vân này bao hàm những vật chất cơ bản sinh ra sự sống đó là nước và các phân tử hữu cơ.

3
27 tháng 1 2019

và gì bn

27 tháng 1 2019

mai mk đăng tiếp nha, mong bn thông cảm😰 😰

Vũ trụ bao gồm tất cả các vật chất và không gian hiện có được coi là một tổng thể. Vũ trụ được cho là có đường kính ít nhất 10 tỷ năm ánh sáng và chứa một số lượng lớn các thiên hà; nó đã được mở rộng kể từ khi thành lập ở Big Bang khoảng 13 tỷ năm trước. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ...
Đọc tiếp

Vũ trụ bao gồm tất cả các vật chất và không gian hiện có được coi là một tổng thể. Vũ trụ được cho là có đường kính ít nhất 10 tỷ năm ánh sáng và chứa một số lượng lớn các thiên hà; nó đã được mở rộng kể từ khi thành lập ở Big Bang khoảng 13 tỷ năm trước. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chất và năng lượng. Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 28 tỷ parsec (91 tỷ năm ánh sáng) trong thời điểm hiện tại. Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và có thể là vô hạn.Những quan sát và phát triển của vật lý lý thuyết đã giúp suy luận ra thành phần và sự tiến triển của Vũ trụ.

Xuyên suốt các thư tịch lịch sử, các thuyết vũ trụ học và tinh nguyên học, bao gồm các mô hình khoa học, đã từng được đề xuất để giải thích những hiện tượng quan sát của Vũ trụ. Các thuyết địa tâm định lượng đầu tiên đã được phát triển bởi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Ấn Độ. Trải qua nhiều thế kỷ, các quan sát thiên văn ngày càng chính xác hơn đã đưa tới thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus và, dựa trên kết quả thu được từ Tycho Brahe, cải tiến cho thuyết đó về quỹ đạo elip của hành tinh bởi Johannes Kepler, mà cuối cùng được Isaac Newton giải thích bằng lý thuyết hấp dẫn của ông. Những cải tiến quan sát được xa hơn trong Vũ trụ dẫn tới con người nhận ra rằng Hệ Mặt Trờinằm trong một thiên hà chứa hàng tỷ ngôi sao, gọi là Ngân Hà. Sau đó các nhà thiên văn phát hiện ra rằng thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hàng trăm tỷ thiên hà khác. Ở trên những quy mô lớn nhất, sự phân bố các thiên hà được giả định là đồng nhất và như nhau trong mọi hướng, có nghĩa là Vũ trụ không có biên hay một tâm đặc biệt nào đó. Quan sát về sự phân bố và vạch phổ của các thiên hà đưa đến nhiều lý thuyết vật lý vũ trụ học hiện đại. Khám phá trong đầu thế kỷ XX về sự dịch chuyển đỏ trong quang phổ của các thiên hà gợi ý rằng Vũ trụ đang giãn nở, và khám phá ra bức xạ nền vi sóng vũ trụcho thấy Vũ trụ phải có thời điểm khởi đầu. Gần đây, các quan sát vào cuối thập niên 1990 chỉ ra sự giãn nở của Vũ trụ đang gia tốc cho thấy thành phần năng lượng chủ yếu trong Vũ trụ thuộc về một dạng chưa biết tới gọi là năng lượng tối. Đa phần khối lượng trong Vũ trụ cũng tồn tại dưới một dạng chưa từng biết đến hay là vật chất tối.

Lý thuyết Vụ Nổ Lớn là mô hình vũ trụ học được chấp thuận rộng rãi, nó miêu tả về sự hình thành và tiến hóa của Vũ trụ. Không gian và thời gian được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn, và một lượng cố định năng lượng và vật chất choán đầy trong nó; khi không gian giãn nở, mật độ của vật chất và năng lượng giảm. Sau sự giãn nở ban đầu, nhiệt độ Vũ trụ giảm xuống đủ lạnh cho phép hình thành lên những hạt hạ nguyên tử đầu tiên và tiếp sau là những nguyên tử đơn giản. Các đám mây khổng lồ chứa những nguyên tố nguyên thủy này theo thời gian dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn kết tụ lại thành các ngôi sao. Nếu giả sử mô hình phổ biến hiện nay là đúng, thì tuổi của Vũ trụ có giá trị tính được từ những dữ liệu quan sát là 13,799 ± 0,021 tỷ năm..

Có nhiều giả thiết đối nghịch nhau về Số phận sau cùng của Vũ trụ. Các nhà vật lý và triết học vẫn không biết chắc về những gì, nếu bất cứ điều gì, có trước Vụ Nổ Lớn. Nhiều người phản bác những ước đoán, nghi ngờ bất kỳ thông tin nào từ trạng thái trước này có thể thu thập được. Có nhiều giả thuyết về đa vũ trụ, trong đó một vài nhà vũ trụ học đề xuất rằng Vũ trụ có thể là một trong nhiều vũ trụ cùng tồn tại song song với nhau.

Mỏi quá !

0
TÌM HIỂU VỀ DÒNG CHẢY NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI​Về kích thước, Mặt Trời chỉ là một ngôi sao nhỏ bé, nhưng nó đã góp phần tạo ra một phép màu trong vũ trụ: sự sống Trái Đất. Mọi sự hình thành, phát triển của sự sống, mọi tiến trình đi lên của nền văn minh nhân loại đều chịu ảnh hưởng từ nguồn năng lượng vĩ đại này. I) Nguồn gốc năng lượng Mặt Trời:- Vụ nổ Bigbang khai...
Đọc tiếp

TÌM HIỂU VỀ DÒNG CHẢY NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Về kích thước, Mặt Trời chỉ là một ngôi sao nhỏ bé, nhưng nó đã góp phần tạo ra một phép màu trong vũ trụ: sự sống Trái Đất. Mọi sự hình thành, phát triển của sự sống, mọi tiến trình đi lên của nền văn minh nhân loại đều chịu ảnh hưởng từ nguồn năng lượng vĩ đại này.

I) Nguồn gốc năng lượng Mặt Trời:

- Vụ nổ Bigbang khai sinh ra vật chất vũ trụ, đa phần là Hidro (H2). H2 tập hợp lại, cọ sát vào nhau, dưới sức ép của trọng lực và ma sát, H2 xảy ra phản ứng nhiệt hạch H2 + H2 <----> 2He. Phản ứng này sinh ra rất nhiều năng lượng, biến Mặt Trời thành một ngôi sao rực sáng. Cũng bởi nhiệt độ quá cao nên vật chất bên trong Mặt Trời không tồn tại ở trạng thái thông thường mà ở dạng Ion (hạt mang điện).

- Mặt Trời có một lớp vỏ dày ở bên ngoài, nhiệt độ lớp vỏ này khoảng 1 triệu độ C. Bên trong vỏ là một lò nhiệt hạch khổng lồ. Phải mất hàng ngàn năm một photon (hạt ánh sáng) mới từ trong nhân mặt trời xuyên được qua lớp vỏ mà bay đến Trái Đất hay nói một cách khác, những tia nắng mà chúng ta thấy hàng ngày đã được hình thành bên trong Mặt Trời cách đây hàng ngàn năm.

- Mặt Trời truyền năng lượng đến Trái Đất thông qua các bức xạ nhiệt, ánh sáng, các tia tử ngoại và còn kèm theo các dòng vật chất ion (gọi là gió Mặt Trời). Thỉnh thoảng, bề mặt Mặt Trời có những vụ bùng nổ năng lượng khiến cho một lượng lớn ion phun về phía Trái Đất (gọi là bão Mặt Trời). Gió và bão Mặt Trời sinh ra cực quang mà chúng ta nói đến.​

II) Ảnh hưởng của năng lượng Mặt Trời đến các điều kiện trên Trái Đất.

1) Ảnh hưởng của năng lượng Mặt Trời đến khí hậu và thời tiết.

- Trái Đất hình cầu, có trục bị nghiêng khiến cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến bề mặt Trái Đất theo những góc khác nhau. Nhờ đó mà chúng ta có hai cực băng giá và vùng xích đạo nóng ẩm.

- Cùng nhận một mức năng lượng, nhưng khu vực lục địa nóng hơn khu vực biển, hình thành các khu áp thấp, áp cao và từ đó sinh ra gió. Như vậy, năng lượng Mặt Trời tạo nên sự chênh lệch khí áp giữa các vùng sinh ra các gió.
- Năng lượng Mặt Trời đun nóng nước, hơi nước bốc lên cao tạo mây. Gió đưa mây từ nơi này đến nơi khác tạo nên những cơn mưa. Trong quá trình bay hơi, các hạt nước tích điện và tập hợp lại thành những đám mây giông, sấp chớp. Quá trình tụ hơi nước tạo mây làm giảm áp suất không khí --> bão tố, vòi rồng xuất hiện. Có thể thấy đa phần các hiện tượng tự nhiên như gió, bão, mưa, sấm sét, sóng biển đều có nguồn gốc sâu xa từ năng lượng Mặt Trời.

2) Ảnh hưởng của Mặt Trời đến địa hình.

- Địa hình trên Trái Đất được hình thành bởi 2 nguồn lực chính: nội lực và ngoại lực. Nếu như nội lực có xu hướng tạo sự gồ ghề cho địa hình (tạo núi, vực, đứt gãy...) thì ngoại lực có xu hướng làm phẳng chúng. Năng lượng Mặt Trời đóng vai trò rất lớn trong nguồn ngoại lực này.
- Sự chênh lệch nhiệt độ do Mặt Trời và màn đêm tạo ra khiến đá nứt nẻ, vỡ vụn hình thành đất. Nếu không có quá trình ấy, chúng ta đã phải sống trên một hành tinh đá.
- Năng lượng Mặt Trời tạo nên gió và những cơn mưa. Mưa trên đất liền tạo thành những dòng chảy, những dòng chảy tập hợp thành sông, các con sông bào mòn địa hình và bồi đắp nên những đồng bằng phù sa.


III) Dòng chảy năng lượng Mặt Trời lên hệ sinh vật.

1) Hệ sinh thái trên lục địa.

- Ánh sáng Mặt Trời được các loài thực vật tiếp nhận đầu tiên. Chất diệp lục trong lá cây quả là một "cỗ máy" tuyệt vời, chúng sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển CO2 và H2O thành tinh bột, xenlulozo thông qua quá trình quang hợp. Theo góc nhìn của vật lí, bản chất của quá trình quang hợp là chuyển năng lượng của ánh sáng (động năng) thành dạng năng lượng dữ trữ hóa học (thế năng). Tinh bột và xenlulozo là những chất giàu năng lượng.

- Động vật ăn cỏ đứng vị trí tiếp theo trong chuỗi tiêu thụ năng lượng Mặt Trời. Chúng ăn thực vật để lấy xenlulozo, tinh bột. Trong dạ dày chúng có các loại vi khuẩn cộng sinh đặc biệt cho phép biến xenlulozo thành protein.

- Động vật ăn động vật tiếp tục ăn thịt động vật ăn cỏ để lấy protein này nuôi sống cơ thể.

- Thực vật, động vật chết đi thì phần xenlulozo, tinh bột, protein thừa chuyển vào lòng đất và bị vi khuẩn phân hủy thành mùn hữu cơ. Đó là thức ăn của các loại giun, gián, vi sinh vật.....

- Có thể thấy, chuỗi thức ăn thực chất chính là chuỗi hấp thu năng lượng Mặt Trời. Từ năng lượng ánh sáng ban đầu, qua thực vật chuyển thành xenlulozo và tinh bột, qua động vật chuyển thành Protein...Quá trình sinh vật chết đi, xác của chúng mang năng lượng mặt trời đi vào lòng đất, tiếp tục tạo nên hệ sinh thái dưới mặt đất (nơi mà ánh sáng Mặt Trời không chiếu tới đươc.

2) Hệ sinh thái dưới đại dương.

- Trên đại dương, ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu đến độ sâu khoảng 200m, nhưng nó vẫn nuôi sống hệ sinh thái phân bố suốt chiều sâu hơn 10 Km.

- Ánh sáng Mặt Trời chiếu đến tầng mặt, được cái loại tảo và sinh vật phù du hấp thụ. Quá trình quang hợp giúp chúng chuyển hóa năng lượng Mặt Trời thành các chất giàu năng lượng tương tự như các sinh vật trên cạn.

- Các loài giáp xác nhỏ ăn tảo và biến chúng thành protein. Các loài cá, mực ăn giáp xác, để tích trữ năng lượng cho mình.

- Cá và các loài giáp xúc, nhuyễn thể thông qua quá trình lặn xuống mang năng lượng Mặt Trời dữ trữ trong chúng xuống độ sâu lớn hơn và làm mồi cho các loài lớn hơn.

- Xác chết của các loài chìm xuống, mang theo năng lượng Mặt Trời đến đáy biển (nơi mà ánh sáng không chiếu tới được). Chúng tiếp tục chuyển thành dạng mùn hữu cơ nuôi sống hệ sinh thái dưới đáy biển.

Tóm lại: Năng lượng Mặt Trời nuôi dưỡng các hệ sinh thái, từ nơi có ánh sáng chiếu tới đến những nơi không có ánh sáng như lòng đất, đáy biển.....Sự phân phối năng lượng Mặt Trời hình thành nên chuỗi thức ăn.
Không phải tất cả hệ sinh thái đều được nuôi dưỡng bởi năng lượng Mặt Trời. Có những hệ thống được duy trì bằng địa nhiệt (sẽ tìm hiểu sau).
"năng lượng Mặt Trời" ->"ES"

IV) Năng lượng Mặt Trời với nền văn minh nhân loại.

1 Giai đoạn đầu.

- Săn bắn và hái lượm, đó là cách kiếm sống của người cổ xưa. Như những loài động vật ăn thịt bậc cao khác, họ "nhặt" ES dự trữ từ các sinh vật khác để duy trì cuộc sống.

- Tiến bộ hơn một bậc, họ đã biết trồng trọt và chăn nuôi. Từ việc "thu nhặt" họ đã biết cách "khai thác" ES. Những cánh đồng lúa mơn mởn hấp thu ES để chuyển thành tinh bột. Những bãi cỏ xanh hấp thu ES chuyển thành xenlulzo làm thức ăn cho bò, dê...từ đó chúng tạo ra thịt, ra sữa và ra sức kéo.

- Khai thác được càng nhiều ES, văn minh nhân loại càng phát triển. Công cụ bằng đá chỉ cho diện tích trồng trọt hạn chế. Công cụ bằng đồng giúp mở rộng diện tích canh tác, đưa nhân loại đến thời kì đồ đồng. Công cụ sắt đưa nhân loại lên thời kì đồ sắt và 1 cuộc bùng nổ dân số. Việc khai thác ES hiệu quả đã khiến cho nhân loại có được một lượng năng lượng dồi dào để làm nghệ thuật, để trao đổi buôn bán, để suy ngẫm về thế giới,....nghệ thuật, giao thương, tôn giáo lần lượt ra đời. Và, sự phân chia ES trong xã hội đã khiến nảy sinh ra giai cấp, ra tranh đoạt lãnh thổ. Nhân loại trải qua những cuộc chiến triền miên.

2 Thời đại công nghiệp.

- ES gần như là vô hạn, nhưng diện tích canh tác chỉ là hữu hạn. Khai thác ES bằng nông nghiệp tuy đưa nhân loại lên một bước phát triển vượt bậc nhưng nhân loại không chấp nhận chỉ dừng lại ở đó.

- Và rồi họ khám phá ra than đá. Than đá được hình thành từ những cánh rừng cổ, bị chìm xuống lòng đất và bị hóa thạch. Hay nói cách khác, bản chất của than đá là ES được dự trữ từ thời khủng long. Họ tiếp tục khám phá ra dầu mỏ, khí đốt. Dầu mỏ là xác sinh vật chết bị các hoạt động địa chất vùi xuống tầng sâu, dưới áp lực và sức nóng trong lòng đất bị hóa dầu. Dầu mỏ cũng là ES được tích trữ nhiều triệu năm trong quá khứ.

- Nếu như khai thác ES bằng nông nghiệp cho họ một công suất năng lượng thấp, thì sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho một công suất cao vô cùng. Nhờ lượng năng lượng với công suất lớn ấy, con người sử dụng máy móc và tạo ra lượng hàng hóa dồi dào. Nền văn minh nhân loại phát triển một cách chóng mặt cùng với xe hơi, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay....

- Năng lượng dòng chảy của các con sông cũng có nguồn gốc từ ES. Con người không những biết xây đập dự trữ nước phục vụ nông nghiệp mà còn biết dùng nó để tạo ra điện, một dạng năng lượng mới xuất hiện. Điện là một dạng năng lượng có thể sử dụng một cách chính xác, tinh vi. Nhờ đó các thiết bị công nghệ cao ra đời.

3 Hậu quả.

- Lòng tham của con người là vô tận. Năng lượng càng lớn, công suất tạo ra càng lớn thì sức phá hủy cũng lớn theo. Những cuộc chiến tranh của nhân loại ngày càng tàn khốc hơn.

- Dầu mỏ và khí đốt trở thành mục tiêu tranh giành. Những khu vực có nhiều mỏ dầu là những khu vực bất ổn, luôn luôn có chiến tranh.

- Con người quá đắm chìm trong thời đại công nghiệp mà không lường hết hậu quả của nó. Lượng CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch làm tăng hiệu ứng nhà kính, cùng với sự suy giảm diện tích rừng đã khiến khí hậu toàn cầu nóng lên. Nhân loại đang phải đối mặt với một thử thách lớn.

- Nhận thấy những nguy cơ trước mắt, họ đã dần ý thức được rằng chỉ nên sử dụng nguồn ES sinh ra hàng ngày, họ gọi đó là "năng lượng sạch". Đó là nguồn ES từ gió, từ thủy điện hay trực tiếp từ pin ES. Tuy nhiên họ không làm một cách triệt để, bởi vì dầu mỏ mang lại cho họ sự giàu có, họ vẫn sẽ tiếp tục khai thác cho đến khi không còn mỏ dầu nào trên thế giới!

0
TRÁI ĐẤT HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? Lịch sử kiến tạo Trái đất của chúng ta được khắc họa từ thời điểm bắt đầu hình thành trong vũ trụ, cách đây khoảng 4,55 tỷ năm. Cũng như các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng...
Đọc tiếp

TRÁI ĐẤT HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?

Lịch sử kiến tạo Trái đất của chúng ta được khắc họa từ thời điểm bắt đầu hình thành trong vũ trụ, cách đây khoảng 4,55 tỷ năm. Cũng như các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm.

Đoạn clip mô tả, Trái đất khi mới hình thành trông giống như địa ngục hơn là ngôi nhà cho sự sống. Lúc đó, nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta lên tới trên 1.093 độ C. Trái đất không có không khí, chỉ có các-bon điôxít, nitơ và hơi nước. Nó nóng bỏng và độc hại tới mức chỉ cần tiến lại gần, tất cả sẽ bị thiêu rụi thành tro chỉ trong vài giây.

Trái đất thuở sơ khai là một quả cầu sôi sục dung nham với một đại dương nham thạch bất tận. Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Lớp vỏ ngoài của Trái Đất ban đầu ở dạng nóng chảy, sau nguội lạnh dần thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển. Quá trình ngưng tụ hơi nước cùng với việc băng và nước ở dạng lỏng được các sao chổi, thiên thạch cũng như các tiền hành tinh lớn hơn vận chuyển tới bề mặt Trái đất đã tạo ra các đại dương.

Cách đây khoảng 4,53 tỷ năm, Trái đất đã có cú va chạm sượt qua với Theia - một hành tinh trẻ khác có kích thước bằng sao Hỏa và khối lượng bằng khoảng 10% khối lượng hành tinh của chúng ta. Kết quả là, một phần khối lượng của Theia đã sáp nhập vào Trái Đất, phần còn lại bắn vào không gian theo một quỹ đạo phù hợp tạo ra Mặt trăng hàng ngàn năm sau đó.

7
19 tháng 1 2019

hay

19 tháng 1 2019

Đám mây sao bn hãy giải thích cụ thể giúp mink