Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
xiin lỗi sách giáo khoa của mình bị mèo cắn rồi. rất tiếc
1) Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động.
2) - Số câu : 8 câu (bát cú)
- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)
- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).
- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
3)
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.
4) -Không có ai để nấu nướng,giúp đỡ,
-Chợ xa mà khách còn đợi,không thể bỏ đi,không mua được rau quả gì để tiếp đón.
-Ao nhà thì sâu,không thể câu,mò hay dùng các cách chài lưới mà bắt cá được.
-Gà thì có nhưng rào rộng,không sao đuổi bắt nổi
-Rau cải còn chưa ra cây để mà xào nấu cho khách.
-Cà thì vừa ra hoa,chưa đơm quả.
-Bầu,mướp cũng có mà lại chưa ăn được.
-Miếng trầu nhai cho vui câu chuyện cũng chẳng có nổi 1 miếng.
=>Tuy nhà có thịt,có rau nhưng đều không thể mang ra mời khách.Thực sự là muốn cũng không được .
Qua đây muốn ca ngợi tình bạn chân thành,thắm thiết, không bị cuồn theo vẻ vật chất bề ngoài.
6) Câu thứ 8 và cụm từ "ta với ta" nhấn mạnh tình cảm tri ân không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.
bài này khá hay nên có thể giúp bạn tham khảo
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
– Thuở nhỏ thông minh lớn lên học rộng hiểu nhiều nên đã thi đỗ tiến sĩ.
– Ban đầu thì Nguyễn Khuyến cũng thi hỏng nhưng lần sau ông thi đỗ cả ba kì thi Hương Hội Đình nên người đời gọi ông là tam Nguyên yên đổ.
– Tuy nhiên khi ấy thực dân Pháp sang xâm lược nước ta cùng với những phong trài Tây hóa, ông chán ghét quan trường nên cáo quan về quê ở ẩn.
– Các sáng tác của Nguyễn Khuyến chia làm hai mảng chính:
• Mảng thơ trữ tình: chùm thơ thu và những bài thơ về nông thôn, nông dân.
• Mảng thơ trào phúng: tiến sĩ giấy…
– Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
II. Phân tích.
1. Hai câu thơ đầu: giới thiệu hoàn cảnh bạn đến chơi với nhà.
– Người bạn tri kỉ bấy lâu nay chưa gặp nay bỗng đến thăm nhau trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên nhà thơ cảm thấy vui khi mà người ta còn nhớ đến mình và đến thăm mình.
– Nhưng trái ngược với tình cảm đáng quý ấy là sự tiếp đón của nhà thơ.
– Hoàn cảnh gặp phải là những người trẻ trong gia đình ông đi vắng, đi chợ ở xa.
-> Hai câu thơ giới thiệu hoàn cảnh những người bạn đến thăm nhau, quý mến nhau nhưng thực tại khó khăn thì lại quá đáng buồn. Chẳng mấy khi có thời gian đến thăm nhau mà không có ai ở nhà để tiếp đãi.
2. Năm câu thơ tiếp: hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà.
– Cái có: ao, vườn, cá, gà, cải, cà, mướp, bầu.
– Cái khó khăn: ao thì sâu không thể bắt cá, vườn rộng khó đuổi gà, những loại rau củ đều đang ở mức tiềm năng đang ra hoa chưa có quả để ăn
-> Bằng việc liệt kê những thứ có mà lại khó làm như thế tác giả muốn thể hiện sự khó khăn và sự thiếu thốn trong việc tiếp đãi người bạn thân yêu của mình. Nói như thế nhưng dường như ta cảm nhận được rằng không phải vườn rộng cũng chẳng phải ao sâu mà có thể không có những thứ ấy để tiếp đãi bạn của mình.
– Ngay cả miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có.
-> Sự thiếu thốn trong việc tiếp đãi bạn bè, vật chất không có.
– Từ ta được nhắc lại hai lần, ta thứ nhất là nhà thơ, ta thứ hai là bạn của nhà thơ.
– Xua tan những cái vật chất kia bạn bè đến với nhau chỉ có tình cảm làm trò chuyện.
1) - Ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành thắm thiết, dân dã mà cảm động.
- Thể hiện quan niệm về tình bạn đẹp: Tình bạn trong sáng, chân thành không dựa trên vật chất tầm thường
2)Bố cục:3phần
-Câu 1:Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
-Sáu câu tiếp theo:Cảm xúc về gia đình
-Cau 8:Cảm xúc về tình bạn
3)''Ao sâu..đương hoa''
4)Cố tình tạo dựng lên 1 t/huống đặc biệt éo le là cách nói hài hước, phóng đại cái nghèo cái thiếu thốn, thể hiện sự hóm hỉnh hài hước, yêu đời của một nhà nho thanh bạch. => T/g là một người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin tưởng ở sự cao cả của tình bạn trong sáng.
5)''Đã bấy lâu nay,bác đến chơi nhà
Trẻ thời đi vắng,chợ thời xa
Đầu trò tiếp khách,trầu ko có
Bác dến chơi đây,ta vs ta''
6). « Bác đến chơi đây, ta với ta » .
ta ( 1) : chủ nhà- nhà thơ.
Ta ( 2) : Khách – bạn
QHT « với » liên kết 2 đại từ ta : chủ và khách không còn khoảng cách, chỉ còn ta với ta, tuy 2 mà 1 , gắn bó, hòa hợp vui vẻ trọn vẹn.
Đúc kết , quyết định giá trị toàn bài thơ. Bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn. Như 1 tiếng cười xòa vui vẻ, hồn hậu, khẳng định một T/B đậm đà thân thiết trọn vẹn mà trong sáng vượt lên trên mọi vật chất tầm thường. giống nhau : đều là h/a kết thúc bài thơ, thể hiện tâm trạng của tác giả., đều gợi mở trong lòng người đọc.
Bằng những kiến thức đã biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hãy nhận diện bài thơ về số câu, số chữ, về cách hiệp vần vầ về luật đối.
Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.
" Cải chửa ra cây cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa"
Vậy là ko có thể đãi bạn bữa cơm , người ta thường nói " Miếng trầu là đầu câu chuyện " nhưng nhà NK lại cũng ko có trầu . Thật hóm hĩnh , thế là NK bây giờ đón bạn bằng tấm lòng
" Bác đến chơi đây ta voi ta ! "
Em kính phục tình bạn của tác giả , một tình bạn chân thành , đằm thắm , một tình bạn ko thể trao đổi bằng vật chất
b)Không có ai để nấu nướng,giúp đỡ,
-Chợ xa mà khách còn đợi,không thể bỏ đi,không mua được rau quả gì để tiếp đón.
-Ao nhà thì sâu,không thể câu,mò hay dùng các cách chài lưới mà bắt cá được.
-Gà thì có nhưng rào rộng,không sao đuổi bắt nổi
-Rau cải còn chưa ra cây để mà xào nấu cho khách.
-Cà thì vừa ra hoa,chưa đơm quả.
-Bầu,mướp cũng có mà lại chưa ăn được.
-Miếng trầu nhai cho vui câu chuyện cũng chẳng có nổi 1 miếng.
-->Tuy nhà có thịt,có rau nhưng đều không thể mang ra mời khách.Thực sự là muốn cũng không được =.=
Qua đây muốn ca ngợi tình bạn chân thành,thắm thiết, không bị cuồn theo vẻ vật chất bề ngoài.
c)Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta !
a)
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
d)Cụm từ ‘ta với ta’ thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn.
a) Bài Bạn Đến Chơi Nhà có mấy câu ? Mỗi câu có mấy chữ ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào ?
=> Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:
Số câu: 8 câu (bát cú)
Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)
Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1 - 2 - 4 - 6 - 8: nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).
Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
b) Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê ?
=> Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
=> Ao sâu nước cả, khôn chài cá.
=> Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
=> Cải chửa ra cây, cà mới nụ.
=> Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
=> Đầu trầu tiếp khách, trầu không có.
c) Qua 7 câu thơ đầu tác giả Cố tình dựng lên một tình huống tiếp đón bạn đến chơi nhà đặc biệt như thế nào ? Theo em tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó ?
=> "Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa": đúng ngày khách tới chơi thì lũ trẻ không có ở nhà để giúp đi chợ, đành phải tự thân đi nhưng chợ xa quá, thời đó phương tiện giao thông còn hạn chế.
=> "Ao sâu nước cả, khôn chài cá": Ao thì sâu, nước thì rộng để đánh được một mẻ lưới cá rất khó khăn.
=> "Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà": Vườn rộng quá, khó bắt được gà, khi đã dồn gà đến đường cùng, tưởng chừng như bắt được, nhưng rào lại thưa, có lỗ to để gà có dễ chui qua.
=> "Cải chửa ra cây, cà mới nụ": Cải mới vừa ra hoa, không thể ăn, còn cà chỉ mới ra nụ, chưa có trái.
=> "Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa": bầu chỉ mới vừa rụng hoa, còn nhỏ quá, giàn mướp thì chỉ toàn là hoa, không có quả.
=> "Đầu trầu tiếp khách, trầu không có": người ta nói rằng "miếng trầu là đầu câu chuyện" không cần những thứ khác, có trầu cũng đủ rồi, nhưng trầu cũng không có, không tiếp khách được.
→ Tất cả đều có nhưng không dùng được.
d) Tìm những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến.
=> Hết bài thơ.
e) Câu thứ 8 và đặc biệt là cụm từ" ta với ta" nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?
=> Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.
a) Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ có 8 câu 7 chữ hợp vẫn cuối câu 1 và chữ cuối câu chẵn ( 1,2,4,6 và 8 ). Trong bài có phép đối ở 4 câu : câu 3 đối với câu 4 : câu 5 đối với câu 6.
Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Code : Breacker
Tiếng đàn: Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược. Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.
Niêu cơm: Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.
Chúc bạn học tốt!
*Tiếng đàn:
-Giup nhân vật được giải oan,giải thoát nhờ có tiếng đàn của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm,nhờ đó mà Lí Thông bị vạch mặt.Điều đó thể hện ước mơ về công lí.
-Làm 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng.Đây đại diện cho cái thiện và lòng yêu chuộng hòa bình
*Niêu cơm:
-Sự tài giỏi của Thạch Sanh
-Thể hiện tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình.
~hok tốt~
#Trang#