Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Từ '' chạy '' trong khổ thơ 1 có nghĩa là: Thời gian trôi qua vô cùng nhanh khiến tóc mẹ bạc màu -> Thời gian làm mẹ già đi
b) Người mẹ trong bài thơ trên là 1 người mẹ có tình yêu con vĩ đại, bao la không biển trời nào sánh bằng. Thời gian đã khiến tóc mẹ bạc màu, lưng mẹ đã còng tức là mẹ đã già và người con bắt đầu trưởng thành. Từ thuở nhỏ, người mẹ đã hát ru những bài ca êm đềm cho đứa con nhỏ của mình. Mẹ ru những bài ca tràn đầy tương lai xán lạn, nhiều mơ ước của người mẹ dành cho người con. Những bài ca đó không chỉ ru con ngủ mà nó còn là tình yêu thương của mẹ khắc sâu vào những câu hát đó. Người con rất hiếu thảo và biết ơn công lao của mẹ và đã nhận ra được tình mẫu tử là như vậy. Mai này lớn lên, người con đó đã biết rằng những ngày tháng bên mẹ đó đã giúp cho cô con gái trưởng thành rồi bắt đầu xây dựng tương lai cho mình. Hai khổ thơ trên chính là hình ảnh người mẹ bao la vĩ đại tình thương và người con hiếu thảo, ơn nghĩa sinh thành của người mẹ đã dành cho mình trong tháng ngày quá khứ đã qua.
Mình tự làm hết đó! Bạn xem có được chưa nhé! Chỗ nào k hiểu thì hỏi mình hoặc mình dùng sai từ thì bạn nhắc mình nhé
"Xán lạn" là một từ hán-việt (tức là từ gốc là tiếng Hán, du nhập vào ta và được đọc theo kiểu người Việt). "Xán" nghĩa là "rực rỡ", "lạn" nghĩa là "sáng sủa". Kết hợp lại,xán lạn có nghĩa là tươi sáng rực rỡ.
Mẹ", một từ đơn giản thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tình thương, ý nghĩa sâu sắc thật bao la, rộng lớn."Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ yêu mến như là gió đùa mặt hồ, lời ru êm ái như đồng lúa chiều rì rào, tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu..."."Mẹ yêu con như biển trời lai láng, con yêu mẹ như chín tháng chín ngày...".Ôi,cứ mỗi lần nhắc đến mẹ em không thể nào quên được tấm lòng của mẹ đã dành cho em suốt những ngày tôi còn thơ bé, làm sao để đứa con này có thể đền đáp được công ơn của mẹ đây? Em thật may mắn khi có người mẹ luôn bên cạnh, lo lắng, chăm sóc em lớn lên từng ngày.Bây giờ em chỉ muốn nói với mẹ rằng :"Con yêu mẹ nhất trên đời !"
Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.
Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.
1, Biểu Cảm
2 , NGhĩa gốc
3 , Người mẹ trong bài thơ được ví " Ngọn gió của suốt dời " Cho ta thấy người mẹ thật là vĩ đại
4 , Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. Sức khái quát của câu thơ thật chắc chắn nhờ vào một hình ảnh dung dị, gần gũi. Câu thơ không chỉ nói về công lao vô bờ của Mẹ mà còn bày tỏ rất chân thành con đối với Mẹ!
Hok tốt !!!
Câu 1 : Phương thức biểu đạt là biểu cảm
Câu 2 : " Mẹ " được dùng theo nghĩa gốc
Câu 3 : em hiểu được rằng ngưười mẹ đã phải vất vả quần quật làm việc vì con
Câu 4 : Nhằm thể hiện sự yêu thương , chăm sóc của người mẹ đối với người con . Làm việc vất vả vì con , vì những ước muốn của mẹ muốn con khôn lớn thành người .
#Nhi#
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bủng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Tham khảo
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước ngày càng lớn mạnh hơn khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự là chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”
cụm tính từ ; cụm từ đc bôi đen đầu câu
câu trần thuật đơn có từ là : câu văn đc bôi đen
Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.
Chúc bạn học tốt
tieng viet rat hay va nhieu cam xuc