Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu ca dao trên nói đến cuộc chiến chống quân đô hộ của nhà Ngô
+Do Bà Triệu ( Triệu Thị Trinh ) lãnh đạo
+ Nguyên nhân là do không cam chịu kiếp nô lệ của dân ta và chính đồng hóa dân tộc . Chính sách lao dịch nặng nề bóc lột sức lao động của dân ta
+Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu không dành được thắng lợi vì khi cuộc khởi nghĩa đến tai nhà Ngô , chúng đã cử 6,000 quân binh ra đàn áp . Chúng vừa đánh , vừa mua chuộc khiến cuộc khởi nghĩa sớm tan rã
câu ca dao thứ 1 nói về vai trò của người con dâu , nguoi vợ phải biết lo lắng suy nghĩ cho chồng và biết làm vừa ý me chồng
câu ca dao thứ 2 nói về anh em t nhà phải biết yêu thương , giúp đỡ và chia sẻ buồn vui với nhau
trả lời :
Giữa con người với con người luôn tồn tại một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao cả. Đó là tình thương. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi có tình yêu thương giữa mỗi con người. Tình thương là nền tảng để làm bền vững và gắn bó hơn các cá nhân trong xã hội. Và câu chuyện " Những bàn tay cóng" sẽ là minh chứng rõ nét cho ta về điều này.
Truyện kể về một người mẹ, một hôm đang dọn sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái thì thấy trong túi con có đến 2 đôi găng tay. Thắc mắc về vấn đề này, người mẹ hỏi con mình thì được con gái cho biết rằng cô bé mang thêm một đôi găng tay khác đi để cho những bạn không có găng tay mượn. Như vậy thì tay bạn sẽ không bị lạnh.
Nhìn vào câu chuyện ta có thể thấy, ngay cả một cô bé còn rất nhỏ tuổi đã biết quan tâm và san sẻ khó khăn với những người xung quanh. Vậy tại sao ta lại không làm được như cô bé ? Suy cho cùng thì xã hội luôn cần tình thương bởi tình thương là sợi dây vô hình kết nối mọi người lại với nhau.Tình thương là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để cùng sống và cùng tồn tại. Tình yêu thương trong xã hội được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể chỉ là một lời nói, có thể là những cử chỉ quan tâm, ân cần hay những hành động to lớn hơn. Tất cả được xuất phát từ tình thương, từ chữ tâm trong mỗi con người.
Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Đó không phải là thứ tình cảm quá vĩ đại, quá xa vời như nhiều người vẫn nghĩ. Đó chỉ là sự quan tâm, động viên, chia sẻ để có thể thấu hiểu nhau hơn. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đã được đón nhận tình yêu thương của ba mẹ, được lớn lên trong tình yêu của mọi người. Hằng ngày chúng ta được chở che, bao bọc, được dạy dỗ, được rèn luyện. Ngay trong gia đình, tình thương yêu được biểu hiện một cách rõ nét và chân thực nhất. Và tình thương yêu giữa các thành viên với nhau trong gia đình là nền tảng của hạnh phúc. Bởi thế có nhiều người vẫn thường bảo rằng tình thương là hạnh phúc.
Thật hạnh phúc khi chúng ta được đón nhận tình yêu thương thật tâm từ người khác. Và còn hạnh phúc hơn nữa khi bản thân mình có thể san sẻ tình yêu của mình cho những người ở bên cạnh mình. Hạnh phúc được làm nên từ những điều bình dị và nhỏ nhoi trong cuộc sống.
Việc chia sẻ yêu thương cũng giống như việc chúng ta “cho” đi, rồi chúng ta sẽ được nhận lại. Là nhận lại được lời cảm ơn, nhận lại được cái nhìn đầy lòng biết ơn. Như vậy yêu thương không bao giờ là một chiều, có thể chúng ta không nhận lại điều chúng ta mong nhưng sẽ nhận lại được điều mà mình không ngờ tới.
Trong xã hội luôn có nhiều người kém may mắn hơn mình, họ thiếu thốn tình yêu, họ cần được cộng đồng giúp đỡ. Vậy tại sao những người có đầy đủ hạnh phúc, đầy đủ vật chất lại không thể giang tay sẵn sàng giúp đỡ họ. Có thể chúng ta giúp đỡ bằng tinh thần, có thể là vật chất; nhưng đó đều xuất phát từ tâm. Gặp một cụ già yếu ớt bán vé số ở nhà ga lúc xế chiều, có thể bạn đang vội vã lên tàu để kịp giờ về nhà, nhưng nếu bạn dừng lại một chút, mua cho bà một tấm vé, để bà vui, để bà có bữa cơm ăn. Chúng ta sẽ thấy được chuyến tàu trở về này ý nghĩa và hạnh phúc phải không?
Một lần nữa ta có thể khẳng định câu chuyện trên là một câu chuyện hay và có ý nghĩa.Mỗi người, mỗi ngày đều được nhận rất nhiều tình yêu thương từ người khác. Và tình thương cũng chính là một nét văn hóa cần phải gìn giữ và phát huy.
hok tốt
*Ryeo*
Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa). Đông đảo nhân dân khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) nổi dậy hưởng ứng.
Bà Triệu đã chỉ huy nghĩa quân đánh thắng nhiều trận, quân Ngô tan rã.
Bọn quan lại thống trị từ Thứ sử Giao Châu trở xuống đến các huyện lệnh đều bị giết hoặc chạy trốn. Cả Giao Châu chấn động.
Nhà Ngô phải cử danh tướng Lục Dận đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng, kiên cường nhưng vì lực lượng quân sự còn yếu nên đã thất bại. Bà Triệu Thị Trinh hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
Không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải tâu lên vua : “ Giao Chỉ...đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
Giữa thế kỉ III, ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
sử nhà Ngô chép : “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”.
Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.
Được tin, nhà Ngô với cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa), ở đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.
chúc bn hok giỏi
Hưởng ứng lá cờ khởi nghĩa của hai anh em Bà Triệu, nhân dân ở Cửu Chân theo rất đông. Nghĩa quân ngày đêm luyện tập, mài gươm luyện võ, chờ ngày nổi dậy. Đây là bài ca dao mà nhân dân vùng Thanh Hoá còn truyền lại nói lên khí thế nô nức của nhân dân đi theo Bà Triệu.