K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

TK :

I. Mở bài: Giới thiệu người cần tả

II. Thân bài

1. Tả bao quát

- Chị em bao nhiêu tuổi?

- Chị em học ở đâu?

- Chị em học trường gì?

- Em thương chị em như thế nào?

2. Tả chi tiết

a. Tả hình dáng

- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6

- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp

- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.

- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b. Tả tính tình

- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc

- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương

- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn

- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh

- Chị là người luôn nỗ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em

Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em

15 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

1. Mở bài :

VD : Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

2. Thân bài :

a) Hình dáng :

Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.Mái tóc đen óng mượt mà.Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắngĐôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.

b) Tính tình :

Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

3. Kết bài :

Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
6 tháng 5 2016

MB: Giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra sự việc.

       Nói sơ lược về cảm nhận lúc đó

TB: Tả bao quát  cảnh vật

        Tả chi tiết cảnh vật

       Hoạt động con người, sự vật

KB: Nêu cảm nhận về cảnh vật đó

6 tháng 5 2016

Mở bài: Giới thiệu về ảnh định tả.

   a) Tả bao quát vẻ đẹp của màn đêm yên tinh

   b) Tả chi tiết:

   Cảnh vât thật yên bình ,tĩnh lặng

   - Ngoài đường ,những đốm đèn  sáng nhấp nháy như những con đom đóm bay lượn trong màn đêm.

   - Sinh hoạt của gia đình em và của mọi người xung quanh vào lúc đó. Khi đó  cảnh vật, con người thay đổi như thế nào (mọi vật, cây cối lặng im, những cái cây đung đưa theo gió ).

   - Những chú chim làm tổ trên những cành cây chao lượn hát những bản tình ca hạnh phúc hoặc những bạn nhạc vui nhộn .

-Những chị bướm bướm là những vũ công ba lê điêu luyện đủ màu sắc bay lượn theo bài hát .

   Kết bài: Cảm nghĩ của em về buổi tối hôm đó .


 

12 tháng 5 2020

I. Mở bài

– Tuần trước trường em tổ chức tiêm vắc-xin cho học sinh trong trường

– Có rất nhiều cô chú bác sĩ đến nhưng em ấn tượng nhất với cô bác sĩ Hoa người đã khám bệnh cho em.

II. Thân bài

Tả hình dáng

– Dáng người cô thon gọn, hơi cao

– Nước da cô trắng hồng

– Mái tóc đen dài đến ngang lưng được cô cột gọn gàng

– Khuôn mặt cô hình trái xoan

– Đôi mắt cô đen ánh lên vẻ hiền từ

– Đôi môi đỏ đỏ

– Đầu của cô đội một chiếc mũ của các cô chú bác sĩ hay đội, có màu trắng

– Cô mặc trên người bộ quần áo bác sĩ, nhìn cô lại càng đẹp hơn

Thái độ của cô khi khám bệnh

– Cô ân cần khi khám bệnh cho em và các bạn

– Cô hỏi han các bạn về việc học

– Cô nói chuyện vui để các bạn quên đi nỗi sợ phải tiêm

– Cách cô quan tâm hỏi han khi tiêm xong cho các bạn

III. Kết bài

Cô bác sĩ Hoa để lại trong lòng em một ấn tượng rất tốt.

Em cũng mong ước sau này được trở thành một bác sĩ

13 tháng 5 2020

I. Mở bài: giới thiệu mẹ em lúc chăm sóc em khi bị ốm

Ví dụ: Trong gia đình, em rất yêu mẹ. Mẹ là người luôn ân cần chăm sóc em mỗi khi bị ốm.

II. Thân bài: tả mẹ chăm sóc em khi bị ốm

1. Tả dáng vẻ mẹ lúc em bị ốm

  • Mẹ rất lo lắng và hoảng hốt
  • Khi em lên cơn sốt mẹ em chạy đôn chạy đáo
  • Mẹ chạy đôn chạy đáo để mua thuốc, nấu cháo cho em

2. Tả hành động của mẹ lúc em bị ốm

  • Mẹ nấu cháo và bón cho em ăn
  • Mẹ mua thuốc cho em
  • Mẹ lau người cho em mỗi khi em bị sốt
  • Mẹ nhìn em trìu mến
  • Mẹ xin cô cho em nghỉ học
  • Mẹ chạy tất bật, mẹ vừa chăm sóc em vừa phải làm việc
  • Mẹ rất mệt nhưng vẫn không than vãn
  • Mẹ luôn luôn quan sát em

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mẹ khi chăm sóc em bị ốm

12 tháng 5 2016

Dàn ý

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bài làm

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với  cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,…góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà  nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

12 tháng 5 2016

MB: Giới thiệu cây tre:

- Cây tre loài cây rất quen thuộc,gần gũi, xuất hiện trên khắp nẻo đường đất nước.

- Đặc biệt hơn, cây tre còn là tâm hồn của người dân Việt, được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt.

TB:* Miêu tả cây tre:

- Nhìn từ xa, lũy tre như một bức tường thành bao quanh thôn xóm

- Tới gần mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre gầy guộc, khẳng khiu

- Cây này tựa cây kia, bất chấp nắng mưa, giông bão, vươn lên đón ánh mặt trời

- Các cụ già thường bảo:Cây tre cx như người dân quê mk, hai sương 1 nắng, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường.

- Thân tre tròn lằn lại, nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh như những cánh tay vươn dài

- Dưới gốc, chi chít những búp măng non

- Búp thì ms nhú, búp thì cao ngang ts ngực, có búp vượt quá đầu người

- Từng năm, từng tháng, những búp măng non ấy đc mẹ tre chăm chút ngày 1 lớn lên, ngày 1 trưởng thành trong bóng mát yêu thương...

KB: Bn tự viết nha!!!

 

19 tháng 4 2020

quá hạn chưa tớ chép cho

11 tháng 2 2019

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

11 tháng 2 2019

Nếu Đào là loài cây biểu tượng đặc trưng cho cái Tết sum vầy, hạnh phúc của người Miền Bắc thì ở Miền Nam, Cây Mai là loài hoa không thể thiếu trong những ngày năm mới.Hình ảnh cây mai mang lại sự sang trọng, sung túc và trong cái Tết đầm ấm năm trước, ngoại em cũng đã mua một cây mai nhỏ để làm tăng thêm không khí vui nhộn.

Thân cây mai nhỏ nhắn thấp nhưng lại không nhỏ như cây đào. Nó to hơn câu đào một chút, đặc biệt là thân của nó không cao mà nó thấp lùn lùn tán cây rộng ra nhiều cành nhỏ. Trên những cành nhỏ ấy những bông hoa đẹp đẽ sẻ nở ra. Nhìn cây mai dễ thương như một chú lùn, chú lùn ấy lại không hề buồn cười mà lại mang đến cho người ta cảm giác thật yêu mến và dễ nhìn. Chính vì thế mà việc khuân vác cây mai đi thật dễ dàng.

Cây mai ấy điều đáng chú ý nhất là những bông hoa màu vàng giống như hàng ngàn bông mặt trời chói lọi. Ngày tết để hoa mai trên bàn uống nước tiếp khách thì không chỉ bản thân gia đình cảm thấy mang lộc mang phước về nhà mà ngay những người khách đến chơi cũng có cảm giác như thế. Cành mai mỏng manh như tờ giấy vậy, nhưng tờ giấy ấy là tờ giấy vàng. Cái màu vàng nhạt làm đẹp mắt người ta chứ không phải cái màu vàng chóe.

Những nhị hoa màu vàng sậm hơn nở xòe trong như nhưng hương sắc mà thiên nhiên đất trời ban tặng. Nhìn cây mai giống như những thỏi vàng ngày xưa vậy, cái màu vàng may mắn của tiền bạc và phú quý giàu sang. Mai như hiện thân của thần tài đến mọi nhà vậy, không cần chơi mai mà chỉ cần nhìn thấy mai thì con người ta đã thấy xốn xang trong lòng. Không chỉ thấy phú quý mà còn thấy cả mùa xuân sinh sôi nảy nở của đất trời.

 Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. Những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết.

Hương thơm của hoa mai cũng rất đặc trưng, nó không có mùi thơm nồng nàn cũng không có mùi thơm như hoa ly, hoa huệ mà cũng chẳng thơm nhẹ nhàng như hoa nhài. Hương thơm của nó mang đến sự thoải mái nhẹ nhàng cho con người. Hương thơm đủ để cảm nhận thấy thể hiện sự thanh thoát của loài hoa này.

Nếu như khi trước tết đến hoa mai nhẹ nhàng rụng vào cuối đông cho xong chuyện thì đến tết cây mai chỉ là một cành cây không, thế nhưng tầm tết ấy những nụ hoa hé mở và nếu có nắng ấm thì nó càng nhanh nở hơn. Những bông mai rạng rỡ lại xòe cánh hoa ra mang niềm vui đến cho mọi người.

Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông em đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang.

Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân. Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.

14 tháng 9 2018

1. Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em: truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh  

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú.

Hai bài này góp thành 1 bài luôn nhé!

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

1. Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

 Câu chuyện mà em muốn kể cho mọi người có tên gọi là “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu chuyện kể về tài năng và ca ngợi Sơn tinh có thể chống lại lũ lụt, thiên tai. Diễn biến câu chuyện như sau:
 
      Tục truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương và Mị Nương rất xinh đẹp, tính nết lại hiền dịu, Mị Nương cũng đã đến tuổi phải lấy chồng. Vua cha rất là yêu Mị Nương nên muốn cưới cho nàng một người chồng thật xứng đáng.
      Một hôm nọ, có hai chàng trai đến cầu hôn mị nương. Một người sống ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Còn người kia ở vùng núi Tản Viên tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Trong hai chàng, một người là chúa vúng non cao, một người là chúa miền nước thẳm nên vua Hùng rất phân vân. Cuối cùng Hùng Vương đã ra điều kiện thách cưới. điều kiện thách cưới là hai chàng phải đem sính lễ tới, sính lễ gồm : một trăm bánh cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa và ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi. Ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới mị nương. Và mới tờ mờ sáng thì sơn tinh đã đem sính lễ tới trước nên đc vua hùng gã mị nương cho. Thủy tinh đến sau và đã không cưới được vợ nên đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh sơn tinh. Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão đuổi đánh sơn tinh. Nước ngập cả ruộng đồng,nhà cửa, nước đã dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành phong châu đã bị chìm trong biển nước. nhưng sơn tinh vẫn không hề nao núng, Sơn tinh đã hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn tinh lại hóa núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, sau cuộc giao tranh ròng rã mấy tháng trời thì Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh vẫn vững vàng.
 
       Hàng năm, oán nặng thù sâu nên Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua. Câu chuyện của em kể là thế đó.
7 tháng 2 2018

I. Mở bài: giới thiệu mùa xuân
Tạo hóa đã tạo nên 4 mùa: xuân, hạ, thu và đông. Mỗi mùa đều mang một đặc trưng riêng, một cảm nhận riêng về thiên nhiên và con người. mỗi mùa có sự khác nhau về khí hậu, cây cối,… chính vì thế mà chúng ta phân biệt chúng một cách rõ rệt hơn. Trong 4 mùa em thishc nhất là mua xuân, mùa xuân mang lại sự tươi mát, mới mẻ, sự khỏi đầu cho mỗi chúng ta. Nhắc đến mùa xuân ai cũng chờ đợi một sự mới mẻ và tươi đẹp hơn.

II. Thân bài: tả mùa xuân
1. Cảnh vật mùa xuân
- Bầu trời trong xanh
- Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời
- Những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu sang sau những ngày đông u ám
2. Tả bao quát mùa xuân
- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khỏi và tươi vui
- Con đường trải dài sắc xuân
- Không gian như chìm đắm trong hương xuân
3. Tả chi tiết mùa xuân
- con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi
- ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui
- cây cối đua nhau nở rộng
- chim choc ríu tít kêu
- khắp nơi đều rộn rang sắc xuân
- những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới
- những người lao động sẽ có một kì nghĩ dài

III. kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân
- em rất thích mùa xuân
- mùa xuân như mang đến cho em sự mởi mẻ và vui tươi

 

7 tháng 2 2018

I. Mở bài: giới thiệu cảnh mùa xuân
Ví dụ:
Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đặc trưng và ý nghĩa khác nhau. Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang đến hi vọng, đến sự lạc quan và yêu đời hơn trong cuộc sống.
II. Thân bài: tả cảnh mùa xuân
1. Tả bao quát cảnh mùa xuân

  • Mùa xuân luôn rộn ràng
  • Cây cối dua nhau khoe sắc thắm
  • Mọi người luôn nô nức, nhộn nhịp để chuẩn bị cho một năm mới tràn đầy

2. Tả chi tiết cảnh mùa xuân
a. Tả cảnh buổi sáng của mùa xuân

  • Mặt trời dần nhô lên sau những ngọn núi
  • Cây cối dua nhau khoe sức, đâm chồi nảy lộc
  • Những con chim bắt đầu ríu rít kêu
  • Những con tu hú kêu báo hiệu mùa xuân đến
  • Con người ai cũng rộn rã chuẩn bị để đón xuân
  • Cảnh vật xanh mướt và êm đềm đến lạ

b. Tả cảnh buổi trưa mùa xuân

  • Buổi trưa của mùa xuân không gắt như mùa hạ, không lạnh như mùa xuân mà nó mang đến cảm giác dịu dàng và đằm thắm
  • Cảnh vật vẫn đung đưa khoe sắc
  • Nhà nhà mở nhạc xuân như báo trước chuẩn bị đón xuân đã xong
  • Những chú chim vẫn hót, những chú bướm vẫn bay
  • Và mọi loài hoa vẫn nở

c. Tả cảnh chiều tối mùa xuân

  • Mặt trời dần buôn xuống
  • Cảm giác những giọt sương bắt đầu reo rắt trên những lá cây
  • Mọi người tụ tập nói chuyện sau một ngày làm việc mệt mỏi

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh mùa xuân

30 tháng 1 2016
Nội dung: Cảm nghĩ về anh, chị em
2/ Phương pháp: Kiểu văn bản biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
3/ Dàn ý: 3 phần
a/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về anh chị em (hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp)
b/ Thân bài:
- Kể và miêu tả những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp anh chị em (tính tình; tác phong sinh hoạt, làm việc; cách đối xử với em và mọi người trong gia đình, tâm hồn tình cảm đối với người thân và đối với riêng em, …), mỗi chi tiết khơi gợi tình cảm yêu thương.
c/Kết bài:
- Những suy nghĩ cảm xúc trực tiếp của em đối với họ
 
18 tháng 8 2019


1. MỞ BÀI
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
2. THÂN BÀI
- Ngoại hình của em trai
- Tính cách em trai
- Đặc điểm em trai
- Kỉ niệm với em trai
- Tình cảm bản thân

3. KẾT BÀI
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn lên, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không bao giờ thay đổi.

Bài làm

*Mở bài: 

- Giới thiệu về cảnh biển mình cần tả.

- Vì sao lại tả cảnh biển?

*Thân bài:

- Nêu thời gian khi đi biển. ( Vào mùa hè hay hết học kì I bố mẹ cho em đi biển,... )

- Bạn thích nhất cảnh biển vào buổi nào? ( Bạn đnag viết cảnh biển buổi sáng nên hãy lấy cảnh là buổi sáng nha )

- Vì sao thích cảnh biển vào buổi đó? 

- Mọi người ở bãi biển đã làm gì, và họ làm việc đó như thế nào?

- Bạn đã làm gì trên bãi biển?

- Mọi người dưới biển đã làm gì? 

- Bạn đã làm gì ở dưới biển?

- Bạn cảm thấy như thế làm khi làm những việc đó?

- Mọi người ở biển cảm thấy như thế nào? 

- Nêu tình cảm của bạn với biển vào buổi sáng.

*Kết bài: 

- Nêu tình cảm với biển. Và vì sao lại thích biển nhất vào buổi sáng? 

- Bạn sẽ đến với biển lần nữa chứ? ( Hứa hẹn )

~ Nếu k hiểu hoặc k tìm ra câu để làm cứ liên hệ với mik ~

# Học tốt #

30 tháng 4 2020

Dàn ý tả cảnh biển vào buổi sáng 

I. Mở bài

Giới thiệu chung về quanh cảnh biển trong một buổi sáng em tận mắt chứng kiến.

II. Thân bài

1. Không gian, thời gian

  • Em sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển.
  • Mỗi buổi sáng khi mặt trời chưa ló dạng em cùng gia đình dậy thật sớm đi tập thể dục, chạy thật nhanh ra biển để ngắm bình minh.

2. Quanh cảnh biển

  • Bầu trời xanh ngắt, chỉ còn lát đát vài ngôi sao đang tỏa sáng.
  • Ánh mặt trời chiếu tia sáng xuyên qua đám mây trắng, rọi vào những con sóng nhấp nhô trên biển.
  • Ông mặt trời ló dạng có màu đỏ như lòng quả trứng gà.
  • Nhìn xa xa chân trời biển thật đẹp như một dải lụa đầy màu sắc.
  • Cảnh vật dần ló dạng, cảnh bình minh lỗng lẫy và hùng vĩ.
  • Mặt trời lên cao, mặt biển lấp lánh, li ti nhìn thật đẹp.
  • Mặt biển như khoác chiếc áo vàng óng ánh.
  • Từng cơn sóng liên tiếp tràn vào bờ trắng xóa.
  • Trên mặt đất những ánh nắng soi rọi bãi cát ánh vàng.

3. Hoạt động của con người

  • Từng đoàn thuyền đang tấp nập về bến sau chuyến đánh cá dài ngày.
  • Xuất hiện nhiều hơn hoạt động con người như tập thể dục, chạy bộ, đi bộ.
  • Khung cảnh trở nên náo nhiệt, rộn rã hơn.
  • Cảnh bình minh như đánh thức mọi vật, con người để bắt đầu một ngày mới.

III. Kết bài: Nêu lên cảm nhận vẻ đẹp vùng biển.

  • Khung cảnh vùng biển khi bắt đầu một ngày mới lộng lẫy và hùng vĩ.
  • Em yêu vùng biển quê hương, cảnh sắc và con người nơi này

chúc bạn học tốt