K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2016

1. Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người.

Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường. Ông là bạn vong niên với Lý Bạch. Hầu hết các sáng tác của ông đều thể hiện tình cảm yêu thương sâu nặng với quê hương. Một trong những bài thơ mang cảm hứng chủ đạo về nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Ngay nhan đề bài thơ đã thể hiện niềm xúc động dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình mà gần hết cuộc đời nay mới trở lại. Tình cảm nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, nhưng phải đến khi đứng trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, tình cảm ấy không thể nén được và trào dâng

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Quê hương chính là cội nguồn của mỗi cá nhân, gia đình, thậm chí cả dòng họ. Được sinh ra nhưng tuổi ấu thơ đã phải rời gia đình, quê hương sống nơi đất khách quê người. Vậy là tác giả ngay từ nhỏ đã phải làm quen với phong tục tập quán và kể cả lũ bạn hoàn toàn mới lạ. Sự hoà đồng có lẽ cũng nhanh, nhưng nó vẫn không phải là quê nhà, là sinh khí âm dương hội tụ của mẹ cha để sinh ra mình. Điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của nhà thơ. Nỗi niềm nhớ quê đã trở thành thường trực đau đáu trong lòng. Quê hương trong bài thơ là cố hương. Tác giả xa cách không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỷ, gần một đời người. Đành rằng cuộc sống chốn Tràng An náo nhiệt, ồn ào, sung túc. Công danh có thành đạt đến mức nào, cái chất quê, cái máu, cái hồn trong ông vẫn không hề thay đổi. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau “li gia”. Tuy vậy, ta thấy rằng với tác giả, vui sướng vô cùng là cuối đời còn được hồi hương.

Cuộc đời đầy sóng gió và cát bụi, mái tóc còn xanh mướt ngày nào khi xa quê thì nay, chính trên mảnh đất này mái tóc ấy đã bạc phơ. Dẫu cho tóc bạc, da mồi, địa vị công danh thay đổi. Nhưng cái cốt cách, cái linh hồn của đất mẹ quê cha vẫn nguvên đó.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Lời nói, giọng quê vẫn không thay đổi, ấy chẳng phải là sự gắn bó với quê hương đó sao. Thật vậy truyền thống văn hoá của gia đình, dân tộc quê hương không dễ gì thay đổi được. Nó được ăn sâu trong máu, trong tâm hồn tác giả. Lý Bạch trên bước đường chống kiếm lãng du xa quê từ nhỏ nhưng ánh trăng nơi quán trọ đã gợi trong ông những kỷ niệm thân thương nhất về quê hương, ánh trăng làm sống dậy một thời gắn bó từ thuở nằm nôi. Hạ Tri Chương cũng vậy, ông sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương hết mực của cha mẹ, của quê hương, chỉ có những kẻ bạc tình mới nỡ nhắm mắt quên đi nguồn cội.

Càng cảm động nhường nào khi trên đỉnh danh vọng cao sang mà hình ảnh quê hương không hề phai nhạt. Ta hiểu rằng về với quê có lẽ là ước nguyện lớn nhất của đời ông. Ước nguyện ấy đã biến thành hiện thực, bao năm ly biệt nay trở về với quê hương, trong lòng sao tránh khỏi cảm xúc dâng trào. Có lẽ ngay từ đầu ngõ tác giả đã thốt lên con đã về đây hỡi người mẹ hiền quê hương, ông như muốn ôm trọn cả quê hương vào lòng với những dòng nước mắt sung sướng.

Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Thời gian xa quê dài dằng dặc, bạn bè cùng trang lứa ngày xưa ai còn ai mất. Quê hương đã có thay đổi gì chưa. Đời sống cùa bà con như thế nào? Bao nhiêu câu hỏi cứ dội về hiện hữu. Sau tiếng cười nói ồn ào của lũ trẻ, lòng tác giả không khỏi man mác. Trong con mắt lũ trẻ thì mình là khách lạ, đó là một thực tế bởi khi ông từ giã quê hương thì làm gì đã có chúng. Sau nụ cười tinh nghịch của trẻ thơ là những giọt nước mắt chua cay và sung sướng. Ta là khách lạ! xa quê gần một đời người nay mới trở lại, ta dù lạ với lũ trẻ thơ như quá đỗi thân thuộc với mảnh đất quê hương. Sung sướng hơn bao giờ hết nhà thơ đang đứng trên mảnh đất quê hương, ông đã thực hiện được.tâm nguyện của mình “sống chết với quê hương”. Tình cảm ấy đẹp quá, thiêng liêng quá!.

Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người. Và dĩ nhiên không có tình cảm gắn bó với quê hương sẽ không lớn nổi thành người.

Bạn tham khảo nhé!!! Hơi dài xíu hehe

16 tháng 12 2016

eoeo mơn bạn nha Nguyễn Đức Huy

28 tháng 3 2020

a, Chép chính xác 3 câu thơ còn lại:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

b,Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

c,Bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh là một bài thơ hay mang đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó rất yên ắng, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, chỉ khi ấy thì  Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Trong không gian tĩnh mịch với vẻ đẹp yên ả, bình lặng của thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ như bị khuấy động. Bác trăn trở không phải vì cảnh sắc thiên nhiên mà trăn trở vì nỗi lo nước nhà chưa được độc lập. Trong mọi hoàn cảnh, Người vẫn luôn lo nghĩ về non sông. Tấm lòng rộng mở ấy của Bác thật khiên người ta cảm động và nể phục.


 

27 tháng 12 2021
Mẹ hi sinh
PHẦN 1: VĂN HỌCCâu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ...
Đọc tiếp

PHẦN 1: VĂN HỌC

Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu

quả của nó.

2
30 tháng 3 2020

 Tác giả Lý Bạch

- (701-762)

- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.

- Được tôn vinh là Thi tiên.

- Phong cách: tự do, phóng khoáng.

30 tháng 3 2020

5. 

- Thể loại: tùy bút

+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)

+ Thiên về bộc lộ cảm xúc

+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình 

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi

Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

 

8
1 tháng 11 2016

a) Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Tác phẩm "Cảnh khuya" được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp.

b) - thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

- Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.

c)

- Dùng nghệ thuật so sánh ví von, tiếng suối như tiếng hát xa. Đồng thời lồng ghepstrawng và cây cổ thụ vào thành 1

Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiêntác giả yêu thiên nhiên.

→ Cho ta thấy 1 bức tranh thiên nhiên lung linh, có âm thanh, hìn ảnh đậm chất thơ.

d)

- 2 câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Song, 2 câu cuối còn khắc họa 1 phương diện khác của Bác, Bác chưa ngủ bởi " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

- Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác.

Hết rồi đó, chúc bạn học tốt. ok

31 tháng 10 2016

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam , ông là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn . Bài Cảnh khuya được Bác viết năm 1946-1954 , tronh những năm đầu trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gìc,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

11
31 tháng 10 2016

a)

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số đó. Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy

e)Hồ Chí Minh – Người không phải là một nhà thuyết giáo, một vị Thánh, mà đơn giản, Bác là một người yêu Tổ quốc, yêu con người bằng cả sự sống của mình. Từ khi cả dân tộc Việt Nam và các dân tộc nô lệ vẫn chìm trong bóng tối và nhìn về Tổ quốc mình với nỗi tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh, mọi lúc, mọi nơi vẫn miệt mài đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và cho hoà bình thế giới. Ngay cả những lúc Người bị vây hãm bởi những thế lực luôn luôn muốn dập tắt tiếng nói về độc lập, tự do, Người vẫn cất cao tiếng nói kiêu hãnh về dân tộc, tiếng nói của khát vọng tự do.Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và nhân dân bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, Người là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc đời và những cống hiến Người để lại cho muôn đời sau đã trở thành niềm tin và sức mạnh của chân lý, là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng con người, là một trong những thứ hiếm hoi trong thế giới này vượt qua được sự băng hoại của thời gian.

Thơ ca là một trong những loại hình nghệ thuật gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình chuyển ngữ. Bởi việc thay đổi ngữ âm, từ ngữ rất dễ làm suy giảm giá trị của bài thơ, đặc biệt làm sao chuyển tải được nguyên vẹn tình cảm của một tác giả nước ngòai tới độc giả trong nước là một trách nhiệm vô cùng nặng nề đối với những người dịch thơ. Vượt qua tất cả những rào cản đó, nhân dân Việt Nam với các nhà thơ và nhân dân thế giới đã tìm thấy tiếng nói tương đồng là sự yêu thương và thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có ý kiến đã từng cho rằng: Văn hóa là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng sự nghiệp hoạt động cách mạng và những cống hiến về văn hóa của mình đã trở thành người Việt Nam đầu tiên bắc nhịp cầu giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè khắp năm châu. Cảm ơn các thi sĩ quốc tế - Những người bạn ngoại quốc quý giá của nhân dân Việt Nam đã cất lên những tiếng nói trữ tình từ trái tim nhân hậu, để khẳng định sức mạnh trong nhân cách, đạo đức và hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cổ vũ cho mỗi người dân Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường vinh quang mà Bác Hồ kính yêu đã đưa đường chỉ lối./.

g), Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, sử dụng thi liệu thơ Đường, vừa cổ điển vừa hiện đại.
c, Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và từ ngữ giàu chất tạo hình, cái thực và cái ảo đan xen, hài hoà.
d, Cấu trúc tác phẩm: Tả cảnh, tả tâm trạng.
e, Trong thơ có hoạ có nhạc, hàm súc.
Những nét riêng về nghệ thuật của từng bài thơ.
Những điểm chung về nghệ thuật của hai bài thơ.
g, Nghệ thuật tả khái quát không gian, cảnh vật.
b, Có sáng tạo về cách ngắt nhịp, điệp ngữ chuyển tiếp.

 


 

31 tháng 10 2016

d, Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0