K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2018

trường mik chưa ra đề là phòng giáo dục ra và cả sở nx nên k bt đc

mik nghĩ bn nên hc hết để đề phòng

9 tháng 4 2018

năm ngoái cũng được

14 tháng 2 2019

Cậu tham khảo

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình

Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?

- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.

- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.

Câu 2. (4,0 điểm)

Cho hai câu thơ sau:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)

Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên.

Câu 3. (4,0 điểm)

Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Theo em, "thế giới kì diệu" đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về "thế giới kì diệu" đó.

Câu 4. 

Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.

Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập một, NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7

Câu 1 (2.0 điểm) Học sinh có thể khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp sau đó giải thích lý do lựa chọn hoặc có thể giải thích lý do sau đó khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp:

  • Nêu khái quát về cách ngắt nhịp: Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm riêng. (0,5đ)
  • Giải thích lý do và khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp: (1,5đ)
    • Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy), câu thơ được hiểu: Trên sân, cả lúa, cả trăng đều chất đầy, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng.
    • Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó chất đầy lúa.
    • Tuy nhiên cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên. Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn.

(Nếu học sinh lựa chọn cách ngắt nhịp thứ hai mà lý giải hợp lý cũng vẫn được chấp nhận)

Câu 2 (4.0 điểm)

  • Quan hệ từ có trong hai câu thơ: Mặc dầu, mà. (1,0đ)
  • Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ: (3,0đ)
    • Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó. Chiếc bánh trôi nước có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm. (1,0đ)
    • Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ. (0,5đ)
    • Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên cách nói dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. (0,5đ)
    • Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương. (1,0đ)

Câu 3 (4.0 điểm)

  • Về hình thức: Học sinh diễn đạt một đoạn văn. (0,5đ)
  • Về nội dung: Học sinh viết đoạn văn đảm bảo các ý sau:
    • Thế giới sau cánh cổng trường là cả một khung trời mơ ước của tuổi trẻ. (0,5đ)
    • Ngày mai, con sẽ bước qua cánh cổng trường, bước vào một thế giới khác, thế giới mà ở đó có biết bao điều mới mẻ đang chờ đợi con khám phá và chinh phục: (2,0đ)
      • Thế giới của tri thức, của vốn sống, của môi trường nhân cách,...
      • Thế giới của những buồn vui, ngây thơ và những kỉ niệm tinh nghịch tuổi học trò, có những cảm xúc xao xuyến tuổi mới lớn, có niềm vui khi được điểm cao, và cả những giọt nước mắt khi không thuộc bài, bị phạt đứng xó lớp,...
      • Có tình cảm gắn bó với thầy cô, bạn bè,...
    • Bước qua cánh cổng trường là con sẽ bước vào và đi trên một hành trình khác, nhiều điều thú vị và bí ẩn đang đón chờ. Điều đó có nghĩa là con đang đi đến con đường của những khát khao và ước mơ. Bước qua cánh cổng trường là con đang bước đến một tương lai tươi sáng. Đó là một thế giới kì diệu mở ra trước mắt con. (1,0đ)

Câu 4 

1. Yêu cầu chung:

Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:

  • Đúng kiểu văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học).
  • Biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó kết hợp giải thích, phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ mở rộng bằng một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác.
  • Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn.

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài: (1,0đ)

  • Giới thiệu khái quát thơ trữ tình trung đại Việt Nam rất phong phú nhưng tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
  • Giới thiệu khái quát các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước của dân tộc.

b. Thân bài: (8,0đ)

Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:

  • Giải thích nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam: (2,0đ)
    • Là nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói riêng. Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú.
    • Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
  • Bài thơ Sông núi nước Nam: (3,0đ)
    • Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước Nam là của người Nam, đó là điều đã được "sách trời" định sẵn:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở

    • Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại:

Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

=> Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ, lòng tự hào và tự tôn dân tộc.

  • Bài thơ Phò giá về kinh: (3,0đ)
    • Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân Mông - Nguyên xâm lược:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.

    • Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước:

Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.

=> Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến niềm tin vào chiến thắng, ý thức xây dựng, bảo vệ và lòng yêu quê hương đất nước.

c. Kết bài: (1,0đ)

Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói chung và hai bài thơ nói riêng.

1 tháng 5 2018

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015

TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT

MÔN: VĂN 7

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

1: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì?

A. Mô tả các hiện tượng xã hội.

B.Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống.

C.Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các

mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào?

A. Nghị luận chính trị

B.Nghị luận khoa học

C.Nghị luận xã hội

D.Nghị luận văn chương

3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”?

A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.

B.Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội.

C.Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại.

D.Thấy được sức mạnh to lớn của lũ lụt.

4: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?

Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B.Trạng ngữ chỉ phương tiện

C.Trạng ngữ chỉ nơi chốn

D.Trạng ngữ chỉ cách thức

5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Xe cô ấy bị hỏng.

B.Ngôi đền ấy được người ta xây dựng từ thế kỉ trước.

C.Nó bị đau chân.

D.Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

6: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì?

A. Dẫn chứng

B.Lí lẽ

C.Lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm

D.Lập luận

II. TỰ LUẬN (7 điểm):

1 (2 điểm): Thế nào là câu đặc biệt?

a. Trình bày tác dụng của câu đặc biệt?

b. Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau:

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

2 (5 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn THCS Thống Nhất năm 2015

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu

12345

6

Đáp án

CDBCB

C

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):

1

( 2 đ)

– Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

a) Câu đặc biệt thường dùng để:

– Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

– Bộc lộ cảm xúc

– Gọi đáp

b) Xác định đúng câu đặc biệt là: Lá ơi!

0,5 đ

0,5 đ

2

(5.0 đ)

* Yêu cầu chung   :

– Xác định đúng thể loại: Văn nghị luận giải thích

– Nội dung: Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”

– Biết kết hợp: lí lẽ + dẫn chứng + lập luận

– Bố cục đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài

 
MB:

TB:

Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ trên.

– Câu tục ngữ nêu rõ hai nội dung mang ý nghĩa tương phảnnhau:

+ Thất bại

+ Thành công

0,5 đ

– Hiểu cụ thể là:
 + Thành công có nghĩa là làm việc đạt kết quả tốt. 
+ An ủi, động viên những người thực hiện công việc chưa đạt

hiệu quả.

+ Giáo dục óc sáng tạo : từ những thất bại ê chề, con người sẽ

phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém.

=> Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là một lời khuyên, một lời khích lệ.
KB:Ý nghĩa của câu tục ngữ trong cuộc sống

+ Thất bại là thực hiện một việc làm, thi hành một công việc không đạt hiệu quả..

0,5 đ

Bài mẫu: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

     Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu:” Thất bại là mẹ thành công”.

    “Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. ” Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản long trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì ” thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.    Vì sao nói ” Thất bại là mẹ thành công”? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.

 Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ.     Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.

Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm.    Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn điện; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập;…

    Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

22 tháng 12 2019

I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

(Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Đại từ

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?

b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.

II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.

6 tháng 5 2018

mon dia ly la mon hoc bai (hoc thuoc long het di )can gi phai xin de 

PHÒNG GD & ĐT…….
TRƯỜNG THCS ………

 

 

 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN : ĐỊA LÍ 7

Thời gian : 60 phút

 

 

I. Trắc nghiệm

 Đọc kĩ câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi

Câu 1 : Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Âu ?

A. Rất thấp                           C. Nhiều nước có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm

C. Chưa tới 0,1 %                 D. Cả A, B, C đều đúng   

Câu 2 : Quá trình đô thị hoá nông thôn diễn ra nhanh do :

A. Sự phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn     C. Cả A, B đều đúng

B. Sự phát triển, mở rộng đô thị                                            D. Cả A, B đều sai

Câu 3 : Đặc điểm kinh tế châu Âu ?

A. Nền nông nghiệp tiên tiến được chuyên môn hoá, hiệu quả cao

B. Nền công nghiệp phát triển sớm, cơ cấu cân đối, hiện đại

C. Dịch vụ phát triển đa dạng, rộng khắp            D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4 : Ngành kinh tế quan trọng của các nước khu vực Bắc Âu ?

A. Khai thác rừng                           C. Công nghiệp khai thác dầu khí

B. Kinh tế biển                                D. Cả A, B, C đều đúng

II - Tự luận (8 điểm)

Câu 5 : Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ văn hóa và tôn giáo ở châu Âu ?

Câu 6 : So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải?

Câu 7 : Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lan với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương ?

18 tháng 11 2021

it me! tớ thi rùi bài đề ko khó lắm đâu!! @_@