K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Làoc.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biểnTrường Sa.d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ...
Đọc tiếp

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.
a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào
c.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển
Trường Sa.
d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:
Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ!
e. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…
g. Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang về một con gà mái tơ vàng.
Ôi chao, một con gà.
h. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ
chờ đợi.
i.Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. k. Có mưa
l. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa! m.Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà
n. Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường
p.Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập
q.Có một lần đêm đã gần sáng, nghe anh Nhân thở đều đều mà tôi lại cứ cho là anh ấy đang
thức. Tôi hỏi: “Anh chưa ngủ à” – Im lặng.
r. Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối
đi.
Gió.
Mưa.
Não nùng.
Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a.Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.
b. Lớp sinh hoạt vào lúc nào? – Buổi chiều.
c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi
d. Anh để xe trong sân hay ngoài sân? – Bên ngoài. e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên
g. Nước gì đang xối xả đổ vào mái hiên thế? – Mưa
h. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại
i. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có một tiếng động mạnh, nước đập ùm
ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: - Cá heo!
k.Hai chân Nhẫ n quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo.
Câu 4: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
-Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không? – không
-Vậy “Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải câu đặc biệt không? – Không
-Thế biển đề “Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện trên, em thấy đúng sai thế nào?

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
Câu 1. a) Câu đặc biệt là gì? Tác dụng của câu đặc biệt? b) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong các đoạn trích sau:(1) Buổi hầu sáng hôm ấy.Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.                                                                             ( Nguyễn Công Hoan)(2) Tám giờ. Chín giờ....
Đọc tiếp

Câu 1.

 a) Câu đặc biệt là gì? Tác dụng của câu đặc biệt?

 b) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong các đoạn trích sau:

(1) Buổi hầu sáng hôm ấy.Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.

                                                                             ( Nguyễn Công Hoan)

(2) Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ.Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.

                                                                              ( Nguyễn Thị Thu Hiền)

(3) Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà.

                                                                              ( giáo trình TV 3, ĐHSP)

d) Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao như không bao giờ tắt. Giá buốt quá!

                                                                              (Nguyên Hồng)

1
27 tháng 3 2022

Câu 1 :

a, Câu đặc biệt là câu không theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

- Tác dụng : 

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nói trong đoạn 

 + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

 + Bộc lộ cảm xúc

 + Gọi đáp

b, 

(1) Câu đặc biệt : Buổi hầu sáng hôm ấy

Tác dụng : Xác định thời gian

(2) Câu đặc biệt : Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ.

Tác dụng : xác định thời gian

(3) Câu đặc biệt : Đêm

Tác dụng : xác định thời gian

d, Câu đặc biệt : Giá buốt quá !

Tác dụng : bộc lộ cảm xúc

27 tháng 3 2022

cảm ơn

16 tháng 1 2017

a) Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b) - Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải lưu ý :
Tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.
16 tháng 1 2017

a, Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b,

- Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Ít sử dụng cách nói rút gọn câu trong trường hợp ngữ cảnh và ý nghĩa câu nói gây hiểm nhầm cho người khác.

5 tháng 5 2020

a. 3 câu đặc biệt.

b. Câu rút gọn: Tròn trĩnh... 

c. Câu đặc biệt: Buổi hầu sáng hôm ấy

d. Câu rút gọn: quên cả đói, quên cả rét. Xong, càng đuổi lại càng mất hút.

Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

20 tháng 1 2019

Câu 2, câu 3 là những câu rút gọn vì nó mang ngụ ý hành động của 2 câu đều nói đến tất cả mọi người

a. Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.

Tác dụng:Xác định thời gian diễn ra sự vật, sự việc

b. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.

Tác dụng: Liệt kê ,thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

28 tháng 3 2020

a) Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.

-Tác dụng: Xác định thời gian diễn ra sự vật, sự việc.

b) Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.

-Tác dụng:  Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

4 tháng 8 2017

- Các câu (2), (3) là những câu rút gọn.

- Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

- Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

24 tháng 1 2022

b) Aưn quả nhớ kẻ trồng cây

 

9 tháng 2 2020

a) Hai câu đầu. TD: xác định thời gian

b) hai ccâu cuối. td:  liệt kê của sự vật, hiện tượng.

24 tháng 4 2019

Đáp án: B