K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2022

I. 1. Quyền sống

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

3. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

6. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

9. Quyền về tài sản

Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

10. Quyền bí mật đời sống riêng tư

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

11. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

1. Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.

24. Quyền của trẻ em khuyết tật

Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

25. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

II

Chích ngừa và tiêm vắc-xin COVID-19 đầy đủ, đúng hạnVắc-xin COVID-19 có tác dụng bảo vệ quý vị khỏi mắc bệnh. Các vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong.Tiêm chủng là cách tốt nhất để làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2, loại vi-rút gây bệnh COVID-19.CDC khuyến nghị rằng tất cả mọi người đủ điều kiện cần tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, đúng hạn, bao gồm cả người bị suy giảm miễn dịch.Đeo khẩu trangMọi người trong độ tuổi từ 2 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang ôm khít mặt đúng cách ở trong nhà tại nơi công cộng nơi có Mức Độ COVID-19 Trong Cộng Đồng cao, bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào.Đeo khẩu trang ôm khít, có khả năng bảo vệ và tạo cảm giác thoải mái cho quý vị.Nếu quý vị đang ở khu vực có Mức Độ COVID-19 Trong Cộng Đồng ở mức cao và trong độ tuổi từ 2 trở lên, hãy đeo khẩu trang trong nhà tại nơi công cộng.Nếu quý vị bị bệnh hoặc cần ở cạnh người khác, hoặc đang chăm sóc người bị COVID-19, hãy đeo khẩu trang.Nếu quý vị có nguy cơ cao bị bệnh nghiêm trọng, hoặc đang sống cùng hoặc ở cùng người có nguy cơ cao hơn, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc đeo khẩu trang ở Mức Độ COVID-19 Trong Cộng Đồng là trung bình.Những người đang có bệnh hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch thì có thể không được bảo vệ hoàn toàn ngay cả khi đã được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin ngừa COVID-19. Họ nên trao đổi với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về các biện pháp phòng ngừa bổ sung cần thiết.Để biết thêm thông tin, tham khảo nội dung Vắc-xin ngừa COVID-19 cho người bị suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nghiêm trọng.

Bắt buộc phải đeo khẩu trang che mũi và miệng trên máy bay, xe buýt, tàu hỏa và các phương tiện giao thông công cộng khác khi nhập cảnh vào, đi trong nội địa hoặc ra khỏi Hoa Kỳ cũng như tại các khu vực trong nhà của các trung tâm vận chuyển như sân bay và nhà ga. Du khách không bắt buộc phải đeo khẩu trang ở các khu vực ngoài trời khi đang di chuyển (như trên khu vực boong ngoài trời của phà hoặc tầng trên cùng không có mái che của xe buýt).

Giữ khoảng cách 6 feet với người khácTrong nhà: Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh, nếu có thểNếu có thể, hãy duy trì khoảng cách 6 feet hoặc 2 mét giữa người bị bệnh và những người sống cùng nhà. Nếu quý vị đang chăm sóc người bệnh, hãy nhớ đeo khẩu trang ôm khít đúng cách và thực hiện theo các bước khác để bảo vệ bản thân.Ở nơi công cộng trong nhà: Nếu quý vị chưa tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, đúng hạn, hãy giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác, đặc biệt là nếu quý vị có có nguy cơ cao hơn mắc bệnh rất nặng do COVID-19.Tránh các không gian thông khí kém và nơi đông ngườiNếu ở trong nhà, hãy đưa không khí trong lành vào bằng cách mở cửa và cửa sổ, nếu có thể.Nếu quý vị có nguy cơ mắc bệnh rất nặng cao hơn do COVID-19, hãy tránh những nơi đông người và không gian trong nhà mà không có không khí trong lành từ ngoài trời đưa vào.Xét nghiệm để tránh lây truyền sang cho người khácQuý vị có thể chọn từ nhiều loại xét nghiệm khác nhau.Xét nghiệm SARS-CoV-2(loại vi-rút gây bệnh COVID-19) cho biết là quý vị có đang nhiễm bệnh không tại thời điểm làm xét nghiệm. Loại xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm vi-rút vì nó phát hiện có nhiễm vi-rút hay không.Bất kể loại xét nghiệm quý vị chọn là gì, kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là quý vị mắc bệnh và phải cô lập cũng như thông báo cho những người có tiếp xúc gần  của mình để tránh lây truyền bệnh cho người khác.Dụng cụ tự xét nghiệm là loại xét nghiệm vi-rút không cần kê toa có thể được sử dụng tại nhà hoặc ở bất kỳ đâu, dễ sử dụng và cho kết quả nhanh chóng. Bất kỳ người nào cũng có thể sử dụng dụng cụ tự xét nghiệm, bất kể trạng thái chích ngừa hay việc họ có triệu chứng hay không.Bộ dụng cụ tự xét nghiệm COVID-19 là một trong số nhiều biện pháp giảm rủi ro cùng với tiêm chủng, đeo khẩu trang và cách ly giao tiếp xã hội, giúp bảo vệ quý vị và người khác bằng cách giảm khả năng lây lan COVID-19.Rửa tay thường xuyênRửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong tối thiểu 20 giây đặc biệt là sau khi đến khu vực công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.Điều đặc biệt quan trọng là cần rửa tay:Trước khi ăn hoặc chuẩn bị đồ ănTrước khi chạm vào mặt quý vịSau khi dùng toa-létSau khi rời khỏi khu vực công cộngSau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơiSau khi cầm khẩu trang của quý vịSau khi thay bỉmSau khi chăm sóc người bệnhSau khi chạm vào động vật hoặc thú nuôiNếu không có xà phòng và nước, sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Xoa dung dịch đều ra toàn bộ bàn tay và chà hai tay vào nhau cho đến khi khô.Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.Che miệng khi ho và hắt hơi Nếu đang đeo khẩu trang: Quý vị có thể ho hoặc hắt hơi vào khẩu trang của mình. Đeo khẩu trang sạch, mới ngay khi có thể và rửa tay.Nếu đang không đeo khẩu trang, hãy:Luôn luôn che miệng và mũi bằng khăn giấy khi quý vị ho hoặc hắt hơi hoặc sử dụng bên trong khuỷu tay và không khạc nhổ.Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.Rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy vệ sinh tay bằng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.Vệ sinh và khử trùngThường xuyên lau sạch bề mặt hay chạm vào hoặc khi cần thiết và sau khi quý vị có khách tới nhà. Bao gồm bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, mặt kệ bếp, tay nắm, bàn làm việc, điện thoại, bàn phím, toa-lét, vòi nước và bồn rửa.Nếu có người mắc bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, hãy khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên.Sử dụng sản phẩm khử trùng gia dụng có trong Danh sách N của EPA: Các chất khử trùng dùng cho Vi-rút Corona (COVID-19)external icon theo chỉ dẫn trên nhãn của nhà sản xuất.Nếu bề mặt bị bẩn, hãy làm sạch bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước trước khi khử trùng.Theo dõi sức khỏe hàng ngàyCảnh giác với các triệu chứng:Theo dõi sốt, ho, hụt hơi hoặc các triệu chứng khác của COVID-19.Đo thân nhiệt nếu thấy các triệu chứng diễn tiến.Không đo thân nhiệt trong vòng 30 phút sau khi tập thể dục hoặc uống thuốc có thể làm hạ thân nhiệt của quý vị như acetaminophen.Làm theo Hướng dẫn của CDC nếu các triệu chứng tiến triển.Theo dõi các triệu chứng là cực kỳ quan trọng nếu quý vị đang đi công chuyện, vào văn phòng hoặc nơi làm việc cũng như ở những nơi có thể khó giữ khoảng cách là 6 feet.Thực hiện theo khuyến cáo cách lyNếu quý vị chẳng may tiếp xúc gần với người mắc COVID-19: hãy thực hiện theo các khuyến cáo cách ly của CDC.Thực hiện theo khuyến cáo cô lậpNếu quý vị có xét nghiệm dương tính với COVID-19 hoặc có triệu chứng: hãy thực hiện theo khuyến cáo cô lập của CDC.Thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi đi du lịchThực hiện theo khuyến cáo đối với hành trình nội địa và quốc tế của CDC.Thông Tin Bổ Sung

Để biết thêm thông tin, vui lòng xem:

Gia đình có người đã tiêm chủng và chưa được chủng ngừaCải thiện cách khẩu trang bảo vệ quý vịThông tin dành cho các nhóm người cụ thể (liên kết: Thông tin về COVID-19 dành cho các nhóm người cụ thể | CDC)
Giải giùm mk mấy câu này nha!!!1, Là trẻ em phải làm gì để thực hiện tốt quyền của mình?2, Công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?3, Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước? Lấy ví dụ.4, Để đảm bảo an toàn khi đi đường em cần phải làm gì? nêu nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao...
Đọc tiếp

Giải giùm mk mấy câu này nha!!!

1, Là trẻ em phải làm gì để thực hiện tốt quyền của mình?

2, Công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

3, Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước? Lấy ví dụ.

4, Để đảm bảo an toàn khi đi đường em cần phải làm gì? nêu nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở.

5, Hãy nêu một số vd về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người mà em biết. Em sẽ ứng xử như thế nào trog trường hợp bị người khác xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe?

6, Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Trách nhiệm của công dân trog việc thực hiện quyền này.

7, Quyền được bảo đảm an toàn bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại. Hành vi như thế nào là phi phạm pháp luật về bí mật thư tín, điện tín, điện thoại? Người vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?

8, Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?

9, Em hãy nhận xét tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương em, ở trường em. Hãy nêu những hoạt động, việc làm cụ thể để hưởng ứng tích cực an toàn giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

4
18 tháng 4 2016

2 . Công dân là người dân của 1 nc'

Công dân nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN

- Là người có quốc tịch VN

- Mọi công dân nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN điều có quyền và quốc tịch 

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN điều có quốc tịch VN

3 . Công dân VN có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN

- Nhà nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN bảo về và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật 

- Nhà nc' cộng hoà xã hôpị chủ nghĩa VN tạo mọi điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN có quốc tịch VN

4. Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông 

+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông 

+ Tín hiệu đèn giao thông : biển báo vạnh kẽ đường , hàng rà chắn

23 tháng 4 2016

3.Quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Quyền được hưởng nền độc lập... 
Nghĩa vụ: trung với Đảng, bảo vệ quốc gia, bảo vệ quýền của người khác. Có hiếu với cha mẹ, ông bà...

20 tháng 4 2022

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại Điều 30 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp năm 2013). Đây là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại được hiểu là: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011). Từ khái niệm có thể thấy rằng khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính hoặc là đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

 

Cùng với khiếu nại, quyền tố cáo của công dân đã được tiếp tục ghi nhận trong Hiến pháp (cũng tại Điều 30), Luật khiếu nại, Luật tố cáo và nhiều văn bản pháp luật khác. Khái niệm tố cáo có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu: “là việc công dân theo thủ tục báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011). Như vậy, công dân dù bị ảnh hưởng trực tiếp hay không bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo đều có quyền thực hiện việc tố cáo khi biết được có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội. Công dân có thể cung cấp các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cho các cơ quan nhà nước, nhưng khác với tố cáo ở chỗ là tố cáo luôn được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định và người tố cáo luôn là chủ thể xác định, có những quyền, nghĩa vụ được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo. Khi công dân thực hiện quyền tố cáo thì giữa họ với cơ quan nhà nước sẽ phát sinh những quan hệ pháp luật nhất định và họ phải chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp. Nội dung tố cáo của công dân rất đa dạng và phức tạp; có tố cáo về những việc làm trái pháp luật của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; có những tố cáo về những sai phạm trong công tác quản lý của các cơ quan, trong đó có cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Ngoài ra, công dân có thể tố cáo các hành vi vi phạm về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức… Khi thực hiện quyền tố cáo là công dân đã thực hiện quyền làm chủ của mình trong việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước làm cho bộ máy nhà nước ngày càng phát huy hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội; hay nói rõ hơn thực hiện quyền tố cáo chính là việc tỏ rõ trách nhiệm của công dân không chỉ trong việc giám sát hoạt động quản lý của Nhà nước để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh mà còn đối với cả việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước để đây thực sự là những “người đại biểu của nhân dân”, góp phần ngăn chặn, tiến tới loại trừ những hành vi quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu quần chúng của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước.

 

Có thể nhận thấy, quyền giám sát chính là cơ sở để phát sinh quyền khiếu nại, quyền tố cáo bởi vì thông qua giám sát, công dân mới phát hiện những sai trái, vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và cán bộ của cơ quan Nhà nước để tiến hành khiếu nại hoặc tố cáo. Vì vậy, quyền khiếu nại và quyền tố cáo là hai quyền chính trị cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và công dân, khẳng định tính chất tham gia quản lý Nhà nước của công dân.

 

2. Thực tiễn pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo hiện nay

 

Quá trình cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân tại Việt Nam nhìn chung trải qua nhiều giai đoạn và có rất nhiều các văn bản dưới luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Có thể nhận thấy xuất phát từ nhiều bất cập của các quy định pháp luật giai đoạn trước đây đã làm cơ sở cho việc ban hành Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011 (được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 02 thông qua ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012). Hai đạo Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành đã khắc phục nhiều hạn chế bức xúc của giai đoạn trước của pháp luật ảnh hưởng đến quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân như khiếu nại tập thể, cơ chế bảo vệ người tố cáo,... Có thể kể đến một số điểm mới về quyền khiếu nại, quyền tố cáo trong hệ thống các văn bản hiện hành như sau:

 

- Đầu tiên có thể kể đến việc nhờ Luật sư giúp đỡ trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu như trước đây Luật khiếu nại, tố cáo chỉ quy định người khiếu nại có quyền nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại thì lần này Luật Khiếu nại năm 2011 quy định  người khiếu nại được nhờ Luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đây là một điểm mới, tiến bộ nhằm giúp cho người khiếu nại vốn là bên “yếu thế” ít hiểu biết pháp luật được trợ giúp, tiếp cận những quy định của pháp luật để nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, để phù hợp với những quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, trong trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho Trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là quy định thể hiện tính nhân văn sâu sắc của nhà nước ta chăm lo đến các đối tượng chính sách, người nghèo, người già yếu cô đơn, đồng bào dân tộc thiểu số… nhằm giúp họ về mặt pháp lý để bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Một điểm nữa cần quan tâm là đối với quyền được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, lần này Luật Khiếu nại năm 2011quy định rõ hơn, cụ thể hơn so với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Điều này đã giúp cho người khiếu nại tiếp cận được nguồn thông tin cần thiết để làm căn cứ cho việc khiếu nại của mình.

 

- Luật Khiếu nại quy định cho người khiếu nại có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại (trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước). Việc quy định trên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho người khiếu nại tiếp cận với những tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại để làm cơ sở cho việc khiếu nại của mình. Điều này đã xóa bỏ được “cơ chế xin cho” trong việc đề nghị các cơ quan tổ chức cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan, đồng thời giải tỏa được “gánh nặng” của người khiếu nại khi phải đi “xin” tài liệu ở các cơ quan, tổ chức đang lưu giữ.

 

- Một quy định mới nữa về quyền của người khiếu nại đó là họ có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Xuất phát từ thực tiễn đã có không ít vụ việc vì thi hành quyết định hành chính sai, để lại hậu quả lớn rất khó khắc phục về sau gây khó khăn cho công dân và các cơ quan nhà nước. Nay với quy định này sẽ giúp làm tránh những thiệt hại không thể khắc phục được do phải thi hành quyết định hành chính có sai trái. Vấn đề khởi kiện hành chính tại Tòa án cũng được Luật Khiếu nại quy định rõ hơn, cụ thể hơn. Nếu như trước đây, việc khởi kiện hành chính tại Toà án của công dân gặp rất nhiều khó khăn do quy định bất cập của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Luật Tố tụng hành chính và người dân chỉ có thể khởi kiện ra tòa sau khi đã qua bước giải quyết khiếu nại tại các cơ quan hành chính nhà nước, thì nay Luật Khiếu nại quy định quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Điều đó có nghĩa là người khiếu nại có thể lựa chọn và khởi kiện thẳng ra Tòa án, khiếu nại không còn là thủ tục bắt buộc. Quy định này phù hợp với tinh thần của Luật Tố tụng hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong khi thực hiện quyền khiếu kiện của mình.

 

- Đối với người tố cáo, Luật tố cáo đã quy định bổ sung người tố cáo có thêm các quyền như: quy định việc giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác là quyền đương nhiên của người tố cáo và các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo đảm quyền này của người tố cáo. Vì đây là quyền của người tố cáo nên người tố cáo có thể thực hiện hoặc không thực hiện.

 

- Đối với người bị tố cáo, Luật mới đã bổ sung quy định người bị tố cáo có quyền được nhận thông báo kết quả giải quyết tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; được xin lỗi, cải chính công khai do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra. Người bị tố cáo cũng có nghĩa vụ giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

 

- Bên cạnh đó, đối với người giải quyết tố cáo, Luật tố cáo đã quy định một điều về quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo (Điều 11). Theo đó, người giải quyết tố cáo có các quyền: yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;... Đồng thời, người giải quyết tố cáo có nghĩa vụ: bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo; áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo...

 

- Luật Tố cáo năm 2011 đã quy định rõ hơn cơ chế bảo vệ người tố cáo. Trước đây, Luật khiếu nại, tố cáo 1998 đã ghi nhận một số nguyên tắc bảo vệ cho người tố cáo, xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ cho người tố cáo. Tuy nhiên, những quy định đó chưa được cụ thể và thiếu cơ chế tổ chức thực hiện. Khắc phục tình trạng đó, Luật Tố cáo 2011 bổ sung một chương mới - Chương V: Bảo vệ người tố cáo (từ Điều 34 - đến Điều 40). Đây là một chương mới với các nội dung cơ bản như: quy định về phạm vi, đối tượng, thời hạn bảo vệ; quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ; bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo; bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc; bảo vệ  người tố cáo tại nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm và uy tín của người tố cáo. Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo.

 

Có thể nhận thấy với những quy định mới về quyền của người khiếu nại, người tố cáo đã hướng đến việc mở rộng dân chủ trong việc thực hiện quyền chính trị cơ bản của công dân và hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong quá trình cải cách hành chính của nước ta. Tuy nhiên, pháp luật về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân hiện nay vẫn còn một số bất cập như:

 

- Chủ thể của quyền khiếu nại còn chưa thống nhất trong Luật khiếu nại năm 2011. Theo khoản 1, 2 điều 2 của Luật khiếu nại năm 2011 thì người nước ngoài và người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam không được có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 điều 3 của Luật Khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác” thì cá nhân nước ngoài vẫn có quyền khiếu nại và vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật khiếu nại năm 2011. Điều này cũng phù hợp với quy định tại Điều 50 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001): “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Tuy nhiên, với quy định của khoản 1, 2 của Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện quyền hiến định này của người nước ngoài.

 

- Về quy định người giải quyết khiếu nại cũng còn bất cập. Khoản 6, điều 2 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Bên cạnh đó, Khoản 1 điều 7 của Luật Khiếu nại năm 2011 cũng quy định: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”. Những quy định này không phù hợp và có sự mâu thuẫn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật Khiếu nại 2011 bởi thẩm quyền giải quyết bao giờ cũng thuộc về cá nhân chứ không thuộc về cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật khiếu nại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. Do đó, nếu như phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật thì người khiếu nại phải khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chứ không khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính, càng không phải là cơ quan có người có hành vi hành chính trái pháp luật. Tuy nhiên, với quy định không rõ ràng như khoản 1, điều 7 Luật khiếu nại 2011 thì trong nhiều trường hợp người khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại lòng vòng, không đúng người có thẩm quyền giải quyết và mất quyền khiếu nại khi thời hiệu khiếu nại đã hết.

 

- Theo quy định hiện hành, công dân chỉ có quyền khiếu nại một quyết định hành chính mang tính cá biệt mà không có quyền khiếu nại quyết định mang tính quy phạm của cơ quan nhà nước. Đây là một hạn chế đối với quyền khiếu nại của công dân vì trên thực tế, chính những quyết định này mới gây nhiều bức xúc trong nhân dân và thậm chí dẫn đến những khiếu nại đông người, vượt cấp. Theo thống kê của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), qua kết quả kiểm tra bước đầu từ năm 2002 đến năm 2005 đã phát hiện 33 tỉnh, thành ban hành 86 Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị có nội dung trái pháp luật. Lĩnh vực có nhiều văn bản sai trái nhất là: xử lý vi phạm hành chính, ưu đãi đầu tư, biên chế, đất đai, lệ phí. Tuy nhiên quá thời hạn ngày 10/2/2006 (theo đề nghị của Bộ Tư pháp) chỉ có 16/33 địa phương tự bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của mình.

 

- Hiện nay các văn bản khác có liên quan (nhất là quyền khiếu nại, tố cáo trong một số lĩnh vực nóng như đất đai, phòng chống tham nhũng,…) vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân hiện nay chưa cao, vẫn chưa đủ cơ sở để thực thi hiệu quả trong thực tế dù các văn bản quan trọng đã có những thay đổi đáng kể.

 

3. Một số bất cập trong quá trình thực thi quyền khiếu nại, tố cáo

 

Có thể nói rằng quy định của pháp luật hiện nay về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân đã có một bước phát triển rất lớn so với các quy định trước đó và đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và đảm bảo chắc chắn để người khiếu nại, người tố cáo yên tâm thực hiện quyền của mình góp phần đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, theo những quy định hiện hành về quyền khiếu nại, quyền tố cáo từ góc nhìn thực tiễn của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số nội dung cần làm rõ và quán triệt để các quy định này đi vào đời sống xã hội và có hiệu lực trên thực tế. Trong bối cảnh Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011 chỉ mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2012, Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số hạn chế điển hình trong thực thi pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo thời gian qua như sau:

 

Thứ nhất, về tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 

Có thể thấy đây là hai lĩnh vực rất nóng bỏng của đời sống xã hội từ nhiều năm nay. Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, từ năm 2005 đến 30/6/2009, các cơ quan hành chính nhà nước trung ương và địa phương đã tiếp nhận 628.305 đơn khiếu nại với tổng số 442.433 vụ việc và đã giải quyết 295.820 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt 93,42%. Trong số đó, Ủy ban nhân dân các cấp đã nhận 520.586 đơn khiếu nại với tổng số 263.225 vụ việc thuộc thẩm quyền và đã giải quyết 246.404 vụ việc, đạt 93,6%. Các Bộ, ngành nhận được 107.719 đơn khiếu nại với tổng số 53.401 vụ việc thuộc thẩm quyền và đã giải quyết 49.416 vụ việc, đạt 92,53%. Trong năm 2010, cả nước đã phát sinh 22.997 lượt đơn tố cáo với 13.152 vụ việc chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đọat tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý. Qua giải quyết các cơ quan chức năng  đã kiến nghị, thu hồi cho Nhà nước 48.187 triệu đồng, 63,35 ha đất, trả lại cho tập thể, công dân 50.982 triệu đồng, 123 ha đất và xử lý hành chính 754 trường hợp, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 46 vụ với 89 người. Cụ thể tại một địa phương, từ năm 2006-2010, số công dân khiếu nại, tố cáo tại Thành phố Hà Nội là 173.265 (tăng 20% so với giai đoạn 2001-2005). Số cuộc thanh tra đã triển khai là 1400; đã giải quyết 11.821 vụ khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, trong năm 2008 khi phân tích 3.278 đơn tố cáo cho thấy có 1.206 đơn tố cáo đúng và 1407 đơn tố cáo sai (42,8%). Qua đó, khá nhiều đơn tố cáo còn chưa chính xác. Cá nhân hoặc đơn vị nếu bị tố cáo sai, ở mức độ nhẹ thì chưa có thiệt hại, nhưng nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì rõ ràng cần phải có hình thức xử lý người tố cáo.

 

Thứ hai, về cơ chế giải quyết khiếu nại, cơ chế bảo vệ người tố cáo.

 

- Hiện nay, cơ chế giải quyết khiếu nại chưa đảm bảo đầy đủ tính khách quan, công khai, dân chủ trong quá trình giải quyết; việc khởi kiện của người dân tại Toà án còn bị hạn chế; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại chưa cụ thể, rõ ràng, nhất là giải quyết khiếu nại lần đầu còn quá phức tạp, thời hạn giải quyết dài, chưa tạo thuận lợi cho công dân; chưa đề cao vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại; thiếu chế tài cụ thể trong việc xử lý trách nhiệm thực hiện công tác giải quyết khiếu nại; hiệu lực thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại chưa cao; chưa gắn trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật hiện hành có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nhất là trong lĩnh vực đất đai… còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, chưa tạo được thống nhất trong các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại.

 

- Về bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo: Theo quy định của Luật Tố cáo và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP thì việc bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo có thể coi là một nguyên tắc xuyên suốt quá trình tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, do mô hình cơ quan, tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo thường là những tập thể với nhiều bộ phận khác nhau cho nên nếu cán bộ, công chức và những người có liên quan chưa được quán triệt sâu sắc, nâng cao ý thức về việc giữ gìn bí mật thông tin của người tố cáo thì quy định này khó có thể được đảm bảo. Ví dụ như trường bà M có đơn tố cáo ông P và gửi tới Báo D, sau khi nhận được đơn này, Báo D đã chuyển đơn cho cơ quan Thành phố nhưng theo quy định của pháp luật thì cơ quan Thành phố lại không có thẩm quyển giải quyết mà thẩm quyền giải quyết nội dung tố cáo này thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh N. Do đó, cơ quan Thành phố đã có văn bản chuyển đơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh N để giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời gửi một bản để trả lời Báo D. Sau khi nhận được văn bản của cơ quan Thành phố, Báo D đã cho đăng toàn bộ văn bản trả lời của cơ quan Thành phố trên mặt báo với với đầy đủ thông tin cá nhân của người tố cáo là bà M và người bị tố cáo là ông P. Vấn đề đặt ra là bất kể bà M có yêu cầu bảo vệ thông tin cá nhân hay không nhưng việc tiết lộ thông tin cá nhân của bà M là không đúng quy định của Luật Tố cáo về bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo.

 

- Về căn cứ để yêu cầu bảo vệ: Mục 2 và Mục 3, Chương 3 của Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định "khi có căn cứ" cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe; xâm hại đến tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm; hoặc bị trù dập, phân biệt đối xử tại nơi làm việc... của bản thân người tố cáo và người thân thích của người tố cáo thì tùy từng trường hợp họ có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an, cơ quan, tổ chức có liên quan áp dụng biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, việc hiểu như thế nào là "có căn cứ" theo quy định trên đang còn là một vấn đề vì quy định này không liệt kê hoặc định lượng ở  mức độ nào, những biểu hiện nào, những hành vi nào thì được coi là "có căn cứ". Vì vậy, trên thực tế có thể dẫn đến một trong hai tình huống: Một là, việc tố cáo chưa thực sự có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe; chưa thực sự có thể xâm hại đến tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm... của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo nhưng khi được yêu cầu, người có thẩm quyền, trách nhiệm vẫn quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ. Trường hợp này không những gây tốn kém không cần thiết mà còn có thể dẫn đến những tình huống không hay về mặt tâm lý, dư luận xã hội... Hai là, tình huống thực sự rất cần phải bảo vệ người tố cáo nhưng có thể do quan điểm chưa đủ "căn cứ" nên người có thẩm quyền, trách nhiệm chưa kịp thời áp dụng các biện pháp bảo vệ dẫn đến hậu quả việc bảo vệ người tố cáo không đạt yêu cầu theo quy địn

 

- Về quan hệ phối hợp giữa người giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong bảo vệ người tố cáo: Theo quy định của Luật Tố cáo và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP, trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo trước hết thuộc người giải quyết tố cáo, sau đó là trách nhiệm của các cơ quan phối hợp như cơ quan quản lý người tố cáo tại nơi công tác, Ủy ban nhân dân địa phương nơi người tố cáo cư trú, cơ quan công an có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan khác. Có thể nói về mặt nguyên tắc, việc quy định như vậy đã cơ bản khắc phục được tình trạng người tố cáo “phải tự đi tìm người bảo vệ mình”, hạn chế được khả năng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, nếu việc phối hợp giữa người giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan không tốt, thì việc bảo vệ người tố cáo vẫn khó có thể đạt yêu cầu trên thực tiễn, nhất là trong các tình huống bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân khác của người tố cáo theo quy định tại Mục 2 của Nghị định số 76/2012/NĐ-CP. Chẳng  hạn, Khoản 2, Điều 14, Mục 2 của  Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định: “Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu có căn cứ cho thấy có nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ biết”. Thực hiện quy định này có thể nảy sinh 02 vấn đề: Một là, việc xác định “cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập” là cơ quan cấp nào? Cấp xã, cấp huyện, hay cấp tỉnh? Nếu chưa xác định rõ vấn đề này cũng sẽ là một lúng túng cho người giải quyết tố cáo khi yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ. Hai là, trên thực tế, rất hiếm khi người giải quyết tố cáo đồng thời là người trực tiếp xác minh nội dung tố cáo mà thông thường là giao cho cơ quan thanh tra thành lập đoàn xác minh cho nên khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình có thể bị gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe… thì họ thường sẽ thông báo và yêu cầu đến người xác minh. Sau đó, người xác minh báo cáo lại người giải quyết tố cáo tiến hành chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ....

23 tháng 3 2022

Nghĩa vụ :

- Xây dựng gia đình ấm no , chan hoà, ấm no

- Không để gia đình luôn có tiếng cãi vã .

- Đối xử công bằng , không " trọng nam khinh nữ " .

- ....

Quyền :

- Quyền được yêu thương 

- Quyền được sống trong ngôi nhà hạnh phúc và đầm ấm 

- Quyền được giúp đỡ , chia sẻ trong gia đình 

- ....

Pháp luật có quy định trên vì pháp luật muốn tất cả các gia đình sẽ có một gia đình như bao người , được sống trong những tiếng cười đùa , được sống trong những lời yêu thương ,... Và pháp luật không muốn gia đình nào phải sống khổ cực , chỉ có tiếng chửi mắng , đánh đập và hành hạ.


Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình chúng ta phải : 

-  yêu thương , nhường nhịn trẻ nhỏ .

- bố mẹ yêu thương nhau , hạnh phúc khi sống với nhau 

- Đồng cảm với những thành viên gia đình 

- Không mang ra so sánh với con nhà người ta .

- Được yêu thương , nói ra những lời hay , trìu mến 

23 tháng 3 2022

Công dân trong gia đình có:

+Quyền được chăm sóc

+Quyền được bảo vệ bởi những thành viên trong gia đình với nhau

+Gia đình hạnh phúc, ấm no,..

Nghĩa vụ của công dân trong gia đình:

+Xây dựng một gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định, ấm no cho mọi thành viên

+Anh/chị em hòa thuận, vợ chồng chung thủy

+Công dân tuân thủ pháp luật, không sa vào tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng tới gia đình và xã hội

Pháp luật có những quy định trên nhằm giúp các gia đình phát triển theo hướng tích cực, không những không gây ảnh hưởng, trở thành gánh nặng cho xã hội mà còn góp phần đóng góp cho đất nước. Trong gia đình giảm thiểu những bất đồng quan điểm nhằm giảm tỉ lệ tội phạm trên cả nước. Trẻ em được nuôi lớn trong vòng tay của bố mẹ, của gia đình một cách đầy đủ và tốt nhất từ đó giảm tối đa tỉ lệ tội phạm mà trẻ em khi lớn lên sẽ thành.

Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình chúng ta cần:

+Mọi người, chúng ta đoàn kết, hòa thuận, không cãi nhau

+Cùng nhau xây dựng một gia đình văn minh, hạnh phúc,...

+Tuyên truyền, vận động mọi người cùng xây dựng gia đình theo hướng tốt đẹp

+Tham gia tích cực các phong trào xây dựng gia đình

...

1/ Là học sinh em phải làm gì để tránh xa các tệ nạn xã hội? 2/ HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào? Quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. 3/ Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Cho ví dụ. 4/ Công dân có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản của người khác? 5/ Thế nào là tài sản Nhà nước và lợi ích công công? Cho ví dụ. 6/ Những quy định của pháp luật...
Đọc tiếp

1/ Là học sinh em phải làm gì để tránh xa các tệ nạn xã hội? 2/ HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào? Quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. 3/ Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Cho ví dụ. 4/ Công dân có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản của người khác? 5/ Thế nào là tài sản Nhà nước và lợi ích công công? Cho ví dụ. 6/ Những quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của Nhà nước. 7/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Vì sao phải sử dụng quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật? 8/ Phân biệt điểm khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo? 9/ Quyền khiếu nại, tố cáo có tầm quan trọng như thế nào đối với công dân? 10/ Hiến pháp là gì? Vị trí, vai trò của Hiến pháp.

0
16 tháng 4 2018

Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nền nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.

- Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện:

+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.

+ Phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn Đội...) phụ huynh học sinh.

- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xả hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phát triển được.

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”

3 tháng 4 2017

Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nền nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.

- Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện:

+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.

+ Phôi kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn Đội...) phụ huynh học sinh.

- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xả hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phát triển được.

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”

1 tháng 7 2020

trả lời của bạn hay thật