K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì? “Phạm Văn Đồng (1906-2000) : Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi...
Đọc tiếp

Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì?

“Phạm Văn Đồng (1906-2000) : Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.”

A. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

B. Ông từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm.

C. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. “Phạm Văn Đồng (1906-2000) : Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn.

1
20 tháng 5 2017

Chọn đáp án: D

“Sáng tạo là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Nó được coi là dạng hoạt động đặc biệt và là biểu hiện cao nhất của đời sống tâm hồn. Lịch sử loài người là một dòng những suy nghĩ sáng tạo mà trước hết là của các nhà khoa học, nghệ nhân, nghệ sĩ… Thực tế cho đến ngày nay những phát minh vĩ đại làm thay đổi diện mạo của xã hội loài...
Đọc tiếp

“Sáng tạo là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Nó được coi là dạng hoạt động đặc biệt và là biểu hiện cao nhất của đời sống tâm hồn. Lịch sử loài người là một dòng những suy nghĩ sáng tạo mà trước hết là của các nhà khoa học, nghệ nhân, nghệ sĩ… Thực tế cho đến ngày nay những phát minh vĩ đại làm thay đổi diện mạo của xã hội loài người, làm cho xã hội phát triển đều là hoạt động sáng tạo. Chính vì vậy, hoạt động sáng tạo được xem là cơ chế của sự phát triển. Con người trong hoạt động sáng tạo vừa tiếp thu những kinh nghiệm của thế hệ đi trước, vừa tích cực tìm kiếm những điều mới hơn nhằm góp phần vào sự phát triển của xã hội”.

   (Theo “Tài liệu tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh Trung học”)

a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. (0.5 điểm)

b. Tìm ít nhất 3 từ trong doạn văn thuộc cùng một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó. (1.0 điểm)

c. Theo đoạn văn, thế nào là hoạt động sáng tạo? (0.5 điểm)

d. Dựa vào đoạn văn, hãy cho biết con người có vai trò ra sao trong hoạt động sáng tạo? (0.5 điểm)

e. Từ thực tế của cuộc sống hiện nay, em hãy kể về những sáng tạo của nhân dân ta trong công cuộc đẩy lùi dịch Covid 19. (HS viết đoạn văn từ 40 đến 60 chữ). (1.5 điểm)

giúp e với ạ

0
a) Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn.(1) Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế...
Đọc tiếp

a) Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn.

(1) Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.

(Theo Hoa học trò)

(2) Phạm Văn Đồng (1906 – 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

(Ngữ văn 7, tập hai)

1
9 tháng 4 2018

- Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn.

   - Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

   - Đoạn văn thuyết minh (a) và (b) câu chủ đề nằm ở đầu đoạn “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng.” “ Phạm Văn Đồng… tỉnh Quảng Ngãi.”

   - Các câu trong đoạn văn phục vụ mục đích làm rõ câu chủ đề.

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

Câu hỏi:

- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?

- Những câu này dùng để làm gì?

- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?

1
16 tháng 1 2019

- Những câu trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là:

    + "Lịch sử ta đã có… một dân tộc anh hùng."

    + "Cai Tứ là một người đàn ông thấp…. má hóp lại."

  - Những câu này dùng để kể sự việc, miêu tả, nhận định.

  - Trong những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả vì mục đích của con người dùng để trao đổi thông tin.

Đọc đoạn trích dưới đây:''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây:

''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.

Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.

Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''

(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo, http://dienngon,vn)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, để phá vỡ thói quen im lặng" thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?

Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ "Hãy bắt đầu" góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác” ? Vì sao?

1
12 tháng 3 2020

1. Đoạn trích chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai là:

- im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác.

- im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả những người quanh ta.

2. Để phá vỡ thói quen im lặng, bản thân mỗi chúng ta cần phải: lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai, có những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật như ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thê hệ. Lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/ nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Đấu tranh, phản biện mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử.

3. Hãy bắt đầu được điệp lại bốn lần để nhấn mạnh những việc làm cần thiết, ngay tức khắc góp phần phá vỡ thói quen im lặng, tránh những hậu quả đáng tiếc bằng những việc làm nhỏ nhất.

4. Học sinh nêu ý kiến của mình và giải thích thuyết phục/.