Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 42, Sau khi Ngô Quyền mất, nhà Ngô suy vong, đất nước ta rơi vào cảnh
A. loạn 12 sứ quân
B. độc lập thống nhất
C. chia cắt lâu dài
D. ngàn năm Bắc thuộc
Câu 43. Dưới thời Trần thế kỷ XIII, những ngưới đứng đầu xã được gọi là
A. Xã quan
B. Xã trưởng
C. tể tướng
D. Đại thần
Câu 44. Dưới thời Lê Sơ thế kỷ XV, những ngưới đứng đầu xã được gọi là
A. Xã trưởng
B. Xã quan
C. tể tướng
D. Đại thần
Câu 45. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, nhà nước thành lập các xưởng thủ công gọi là
A. quan xưởng
B. công trường
C. chiến trường
D. thao trường
Câu 46. Cuối thế kỷ XIV, một công trình kiến trúc nổi bật được xây dựng ở Thanh Hóa là
A. thành Nhà Hồ
B. thành Thăng Long
C. thành nhà Mạc
D. thành Hoàng đế
Câu 47. Các thế kỷ XVI – XVIII, nhân dân có câu ”Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” là nói về điều gi?
A. Sự hưng khởi của các đô thị
B. Sự phát triển văn hóa, giáo dục
C. Sự phát triển khoa học, kỹ thuật
D. Sự phát triển của nông nghiệp
Câu 48. Trong cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông ở thế kỷ XV, những chức quan nào bị bãi bỏ?
A. Tể tướng và Đại hành khiển
B. Ngự sử đài và Hàn lâm viện
C. Hàn lâm viện và Viện cơ mật
D. Viện cơ mật và Quốc sử quán
Câu 49. Vị vua nào dưới triều Lê sơ đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành chính là đạo thừa tuyên?
A. Lê Thánh Tông
B. Lê Nhân Tông
C. Lê Hiển Tông
D. Lê Thái Tông
Câu 50. Hai câu thơ sau: “Đứng mãi nào hay ngày đã tận/Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh” cho chúng ta biết điều gì?
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển
B. Sự phát triển của thương nghiệp
C. Tình yêu quê hương, đất nước
D. Đất nước ổn định, thống nhất
ảo quá toàn A
Câu 61. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:
A. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.
B. Lí, Trần, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.
C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ.
D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.
Câu 62. Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc, mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?
A. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
B. giữa nông dân với địa chủ phong kiến phương Bắc
C. giữa vua, quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.
D. giữa vua, quan lai với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 63. Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.
C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá ở nước ta.
D. Xây dựng chính quyền phong kiến ở nước ta
Câu 64. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần, Lê Sơ nhằm mục đích
A. bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến
B. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội
C. bảo vệ đất đai và lãnh thổ của Tổ quốc.
D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân
* Đánh giá chung về công cuộc xây dựng đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ.
- Thông qua các cuộc kháng chiến chống phương Bắc thắng lợi đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, đưa nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ, củng cố quốc gia dân tộc.
- Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương,
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với các triều đại phong kiến Trung Quốc với tư cách là một nước độc lập, đồng thời đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng khác.
- Có những chính sách tích cực phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, ổn định xã hội.
- Đạt được một số thành tựu về văn hóa.
* Hoàn cảnh dẫn đến "loạn 12 sứ quân"
Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Nam Hán, năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ loa – kinh đô cũ thời Âu Lạc, thành lập chính quyền mới. Đất nước bắt đầu ổn định, Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha chiếm ngôi vương. Nội bộ chính quyền trung ương lục đục, một số thế lực địa phương nhân đó nổi dậy, gây nên tình trạng chia cắt, tranh chấp lẫn nhau, sử cũ gọi là "loạn 12 sứ quân".
* Sau khi dẹp "loạn 12 sứ quân"
-Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Nối tiếp sự nghiệp của Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê (980-1009) củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước Trung ương, chia làm 13 đạo, giao cho các con và các tướng lĩnh trung thành cai quản. Quân đội cũng được chấn chỉnh.
- Quan hệ ngoại giao Việt- Tống được thiết lập trên cơ sở nhà Tống công nhận nền độc lập của nước Đại Cồ Việt. Nhà Tiền Lê bắt đầu quan hệ với Chăm pa, củng cố các vùng biên cương của đất nước.
* Ý nghĩa:
- Tạo ra uy lực và thế đứng cho nước ta thời đó.
- Tạo được khối đoàn kết toàn dân trong việc bảo vệ đất nước.
Đáp án A