Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì trong hình thành tự nhiên thành phần của đá có chứa nhiều CaCO3 và MgCO3. Khi mưa có nồng độ NO cao sẽ chuyển thành axit HNO3 hay mưa có nồng độ CO2 cao sẽ phản ứng chuyển hóa tạo nên những muối trên.
Ta dùng $Na_2CO_3$ để kết tủa hết và loại bỏ các cation làm nước cứng
+ Vì trong tự nhiên có sấm sét, mưa: N2+O2−−−−−−>2NO NO+1/2O2−−−−−−−−>NO2 2NO2+1/2O2+H2O−−−−−−−>2HNO3 + đá vôi có lẫn MgCO3 sẻ bị nước mưa hoà tan : CaCO3+2HNO3−>Ca(NO3)2+CO2+H2O MgCO3+2HNO3−−−−−−>Mg(NO3)2+CO2+H2O +Trong không khí có CO_2 nên : CaCO3+CO2+H2O−−−−−−−>Ca(HCO3)2 MgCO3+CO2+H2O−−−−−−−−−>Mg(HCO3)2
- để loại bỏ các muối trên ta dùng Na2CO3
Trong phòng thí nghiệm, quá trình điều chế khí Z thường bị lẫn SO2 nên Z là C2H4.
Vậy để tách SO2 ra khỏi hỗn hợp C2H4 và SO2 ta có thể dùng các chất: Ca(OH)2, K2SO3.
PTHH:
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
K2SO3 + SO2 + H2O → 2KHSO3
Do CuSO4 khan là chất háo nước, CuSO4 sẽ hút nước tạo thành CuSO4.5H2O có màu xanh lam đậm => từ đó nhận biết được trong xăng có bị lẫn nước hay không.
a) Đặt số mol của MO, M(OH)2, MCO3 tương ứng là x, y, z.
Nếu tạo muối trung hòa ta có các phản ứng:
MO + H2SO4 →MSO4 + H2O (1)
M(OH)2 + H2SO4 →MSO4 + 2H2O (2)
MCO3 + H2SO4 →MSO4 + H2O + CO2 (3)
Nếu tạo muối axít ta có các phản ứng:
MO + 2H2SO4 →M(HSO4)2 + H2O (4)
M(OH)2 + 2H2SO4 →M(HSO4)2 + 2H2O (5)
MCO3 + 2H2SO4 →M(HSO4)2 + H2O + CO2 (6)
Ta có :
– TH1: Nếu muối là MSO4 M + 96 = 218 M = 122 (loại)
– TH2: Nếu là muối M(HSO4)2 M + 97.2 = 218 M = 24 (Mg)
Vậy xảy ra phản ứng (4, 5, 6) tạo muối Mg(HSO4)2
b) Theo (4, 5, 6) Số mol CO2 = 0,448/22,4 = 0,02 molz = 0,02 (I)
2x + 2y + 2z = 0,12 (II)
Đề bài: 40x + 58y + 84z = 3,64 (III)
Giải hệ (I, II, III): x = 0,02; y = 0,02; z = 0,02
%MgO = 40.0,02.100/3,64 = 21,98%
%Mg(OH)2 = 58.0,02.100/3,64 = 31,87%
%MgCO3 = 84.0,02.100/3,64 = 46,15%
Ta lấy bột lưu huỳnh có sẵn trong phòng thí nghiệm, rắc vào nền nhà những vùng có thủy ngân rơi vãi, khi đó thủy ngân ( độc) phản ứng ngay với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường tạo ra muối thủy ngân sunfua (HgS) không độc => quét gọn và đổ muối này vào thùng rác sẽ tránh được ô nhiễm môi trường
Hg + S → HgS↓
Nước tự nhiên có chứa nhiều: Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(NO3)2, Ca(NO3)2
Để loại bỏ các ion Mg2+ và Ca2+ có trong muối => ta dùng muối Na2CO3 để kết tủa hết các ion này về dạng MgCO3 và CaCO3
Mg(HCO3)2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaHCO3
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaHCO3
Mg(NO3)2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaNO3
Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaNO3
Các kết tủa này sẽ lắng xuống, tách ra khỏi nước => loại bỏ được các muối của kim loại Mg2+ và Ca2+ ra khỏi nước