Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, kể về những người lính nhỏ tuổi khác nhau. Với tôi “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh … những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, dựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các bạn thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng.
- Cung cấp đúng các thông tin
- Mở bài gây tò mò, ấn tượng, hấp dẫn
- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ
- Thể hiện rõ các nội dung
- Nêu ra thông điệp, ý nghĩa
Tham khảo
Hương rừng Cà Mau (1986) của nhà văn Sơn Nam là một tác phẩm rất hay và thú vị cho chúng ta những hiểu biết về thiên nhiên con người Cà Mau.
a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:
Văn bản | Nội dung chính |
Quang Trung đại phá quân Thanh | Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc đem lại chiến thắng hiển hách trước quân Thanh. |
Đánh nhau với cối xay gió | Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội. |
Bên bờ Thiên Mạc | Kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. |
=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
b.
- Nhận xét: truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.
- Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:
+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?
+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.
+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).
+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.
tham khảo
Cuốn sách "Mắt biếc" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh quả thực là một cuốn sách hay và ý nghĩa. Cuốn sách đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thú vị về mối tình trẻ con của Ngạn và Hà Lan. Cả Ngạn và Hà Lan đều là những đứa trẻ ngây thơ , chúng yêu quý nhau bằng tình cảm hết sức hồn nhiên, trong sáng. Thế nhưng khi môi trường sống thay đổi, Hà Lan lớn lên, rời quê đi lên thành phố, cô đã dần cảm thấy ngôi làng Đo Đo trở nên nhàm chán, thấy cuộc sống ở thành phố sôi động và thích thú hơn nhiều. Chỉ còn mỗi Ngạn vẫn khư khư ôm mối tình cũ với Hà Lan. Câu chuyện được tiếp diễn với sự kiện Hà Lan sa chân vào một mối tình với cậu bạn Dũng, thế rồi có con với anh ta nhưng lại bị chính anh ta khước từ. Lúc này người duy nhất ở bên chăm sóc Hà Lan và con chỉ có Ngạn. Thế nhưng với những mặc cảm trong quá khứ , Hà Lan đã không thể nào đến với Ngạn, bỏ lại mối tình dang dở với anh chàng thầy giáo chân quê - Ngạn. Đọc truyện, người đọc như được cuốn vào một thế giới với những tình cảm trong sáng của hai nhân vật Ngạn và Hà Lan lúc còn nhỏ, được cảm nhận giá trị nhân văn sâu sắc của tình người, tình bạn và tình yêu. Nguyễn Nhật Ánh đã đưa bạn đọc cùng nhân vật trải qua những cảm xúc thật khó tả, mang đến cho ta một chân lý sâu sắc được kết lại ở cuối tác phẩm "Trên đời này có hai thứ không thể bỏ lỡ là chuyến xe cuối cùng trở về nhà và người thật lòng thương ta".
1 – đ; 2 – c; 3 – d; 4 – b; 5 - a