Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cau 1,Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ tương lai của nước nhà"1; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người".
Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Người viết: "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa".
Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ và đạo đức công dân. Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong "Sáu cái yêu:
Yêu Tổ quốc, Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân.
Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm. Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.
Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.
Yêu khoa học và kỷ luật: bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ luật".
Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, "không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hoi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào". Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang"1. Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: "Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù... Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ".
câu 2,Câu 2 : Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng chí Bí thư Chi bộ Trường THPT Nguyễn Trân đã phát động sâu rộng phong trào đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Trong quá trình triển khai đã xuất hiện nhiều tấm gương học sinh nổi bật trong học tập và phong trào. Tiêu biểu nhất là em Hoàng Quốc Đạt, học sinh lớp 11AB1 (Niên khóa 2016 – 2019) đã đạt nhiều thành tích cao trong học tập, trong hoạt động phong trào của Đoàn trường, của lớp.
Đối với Hoàng Quốc Đạt, nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh là học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức. Vì vậy việc học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ phải được thể hiện trong suy nghĩ và hành động một cách cụ thể, thiết thực nhất. Về học tập, Đạt đặt ra cho mình nguyên tắc để thực hiện: “Xác định đúng động cơ, mục đích học tập. Rèn luyện các kỹ năng để việc học tập đạt hiệu quả”. Theo lời Bác dạy: “Ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên, việc giáo dục đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học tập, tự xác định được con đường phấn đấu cho tương lai”. Hoàng Quốc Đạt luôn xây dựng một thời gian biểu một cách khoa học, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Vào giờ học, em luôn chăm chú lắng nghe lời thầy cô giảng bài, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và thảo luận nhóm. Trong các cách học em luôn đặt tự học lên hàng đầu. Học là để biết rộng hiểu sâu, học đi đôi với hành. Không chỉ tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè mà Đạt còn tìm kiếm tài liệu từ các nguồn khác. Khi nghe giáo viên giảng một vấn đề nào đó mà bản thân quan tâm, Đạt đã tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng để hiểu sâu hơn về nó. Ở em không có kiểu học đối phó, lệ thuộc vào sách mẫu giải sẵn.
Với tính kỉ luật cao, niềm đam mê và phương pháp học tập đúng đắn, trong nhiều năm liền Hoàng Quốc Đạt đều đạt Học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra em còn sở hữu một số thành tích hết sức đáng khích lệ: giải Ba cuộc thi Chinh phục vũ môn (dành cho học sinh cấp THCS); là một trong hai học sinh thi tuyển vào trường THPT Nguyễn Trân với số điểm cao nhất (năm học 2016 - 2017). Năm học lớp 10, Đạt tham gia Kì thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh, em đã đạt giải Khuyến khích môn Toán khối 11; đạt Huy chương bạc Cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp quốc gia; kết quả năm học 2016 – 2017, với số điểm tổng kết là 8,9 Hoàng Quốc Đạt được xếp vị thứ nhất trong 10 học sinh giỏi nhất trường.
Vào đầu năm học mới 2017 - 2018, em Hoàng Quốc Đạt tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18, kết quả ban đầu gặt hái được: giải Nhì tuần thứ nhất với số điểm 285 điểm. Đây là số điểm nhì cao nhất trong ba tuần, Đạt đã được chọn vào kỳ thi tháng thứ nhất. Một kết quả bất ngờ và xứng đáng đã dành cho sự nỗ lực của em: giải Nhất tháng số điểm là 235 điểm. Với thành tích cao trong kỳ thi tháng, Hoàng Quốc Đạt đã trở thành thành viên đầu tiên có mặt trong kỳ thi Quý I sẽ tổ chức vào tháng 10/2017 này. Tất cả mọi người đều gửi đến em những lời chúc tốt đẹp với hy vọng về một cầu truyền hình Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 sẽ được đặt ở ngôi trường THPT Nguyễn Trân thân yêu này.
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, em Hoàng Quốc Đạt có lối sống giản dị, gần gũi, trung thực, khiêm tốn. Tính cách hồn nhiên, trong sáng, nhiệt tình của em luôn nhận được sự tin yêu, giúp đỡ của thầy cô và sự yêu mến của bạn bè. Những kết quả Đạt có được trong thời gian qua chính là nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy cô giáo, sự rèn cặp của gia đình, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân em trong việc học tập và “làm theo” lời Bác.
Đạt chia sẻ: mỗi đoàn viên, học sinh phải thường xuyên học tập và làm theo tấm gương của Bác từ chính những công việc, hoạt động liên quan đến mình, thể hiện cụ thể trên hai mặt học tập và tu dưỡng đạo đức. Trước hết, học sinh cần phải học tập tốt để có kiến thức, kỹ năng, khẳng định được bản thân và góp phần cống hiến cho xã hội mai sau. Hai là học sinh nên trau dồi đạo đức, sống đẹp, sống lành mạnh, có kiến thức xã hội, có văn hóa. Rèn đức luyện tài là hai yếu tố quan trọng để tự hoàn thiện bản thân của người học sinh. Đồng thời, mỗi người khi rèn luyện cho mình một lối sống đẹp, cũng nên tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phải luôn ý thức học tập từ tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và việc học đó phải thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không phải là những hoạt động chỉ có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.
Nhận xét về em, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Trang, chủ nhiệm lớp 11AB1, chia sẻ: em Hoàng Quốc Đạt là một tấm gương tiêu biểu trong việc tự phấn đấu rèn luyện trong học tập và đã đạt được một số thành tích đáng tự hào. Ngoài việc học tập tốt, em còn là hạt nhân tham gia tốt trong công tác Đoàn và phong trào của lớp. Em Hoàng Quốc Đạt xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; là tấm gương cho các em học sinh, đoàn viên toàn trường noi theo.
Tham khảo:
Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Ai cũng có trách nhiệm bởi mỗi người đều có một vị trí nhất định trong các mối quan hệ xã hội, như gia đình, dòng họ, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội, công dân của một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộng nhất là của nhân loại… Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương… Trách nhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội.
tk nhé
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đến trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng Người còn để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên, lực lượng quyết định cho sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Tôi cho đó là một kho tàng về lý luận cũng như về thực tiễn hết sức quý báu, một lời căn dặn hết sức tỉ mỉ, một sự dự báo, dự đoán hết sức tài tình và đồng thời cũng là lòng mong ước, hoài bão lớn nhất của một vị lãnh tụ vĩ đại đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, đối với Đảng, với phong trào cách mạng không chỉ của Việt Nam mà của cả toàn thế giới.
Thời gian và không gian đã thay đổi, gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng những lời căn dặn của Người mãi mãi như là ánh hào quang soi sáng đường chúng ta đi, luôn luôn nhắc nhở chúng ta trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với dân, với nước dù ở bất kỳ tình huống và hoàn cảnh nào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt kỳ vọng vào thanh niên. Nhớ lại năm 1945, khi nước nhà vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.
Ngay từ tháng 01/1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn ai hết, Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước nhà.
Người còn ân cần căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây đựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...
Tôi nhớ, ngày 15-4-2003, Báo Công an Thành phố đưa tin, có anh Đồng, tài xế tắc xi, đã tìm cách trả lại cho khách là vợ chồng người Mỹ Billy Leepol một túi xách, trong đó có 18.800 USD và 49 triệu 400 đồng Việt Nam.
Đối với người lái xe tắc xi, đó là số tiền khá lớn, nếu lấy cũng không sợ bị phát hiện, nhưng anh Đồng không tham, đã trả lại cho khách. Hỏi ra, thì đã được trả lời đơn giản rằng, không tham vì đã nhập tâm lời mẹ dặn, là phải ráng làm lấy mà ăn, đừng tham của người khác, hễ tham thì thâm thôi.
Như vậy dạy để hiểu lý lẽ về đạo làm người không khó, nhưng hiểu mà làm theo là phải nhập tâm tức là phải thấm sâu vào lòng mình, thành lương tâm của mình như anh Đồng, đối với nhiều người không phải dễ.
Phải có lương tâm làm người mới có hành vi đạo đức làm người. Chúng ta cũng biết có cán bộ gọi là cao cấp, được học khá nhiều về lý luận, về chính trị, tư tưởng, nhưng chỉ tham ăn hối lộ mấy ngàn đô la mà đang tâm làm điều phạm tội, chính là vì học nhiều nhưng chưa nhập tâm.
Là người đoàn viên, thanh niên chúng ta phải không ngừng tìm hiểu, học tập và tiếp thu tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Bác, trong đó cần tập trung vào các phẩm chất:
- Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tình yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng.
- Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu những tư liệu, những tác phẩm văn học, nghệ thuật và điện ảnh tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Bác
- Tổ chức tham quan, học tập tại các khu di tích cách mạng, bảo tàng, các địa danh lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
Đề ra chương trình hành động cụ thể đồng thời phải xây dựng các nội dung, mục tiêu để phấn đấu học tập và làm theo lời Bác đối với mỗi người đoàn viên, thanh niên chúng ta.
“Học tập và làm theo lời Bác” trong toàn Đoàn và tuổi trẻ được thực hiện với tinh thần vừa “xây” vừa “chống”, trong đó “xây” là chủ yếu, theo những nội dung cơ bản như:
+ Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân, tương ái vì cộng đồng.
Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm của tuổi trẻ.
+ Xây dựng ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”
Chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa trong sinh hoạt, lao động.
+ Xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, bồi đắp ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, thi cử, sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, kỷ luật, phấn đấu đạt năng suất và chất lượng cao trong lao động.
Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong lao động.
+ Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hóa, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, tích cực tham gia xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chống tự do tùy tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hóa trong đời sống, các hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thamkhao
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đến trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng Người còn để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên, lực lượng quyết định cho sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Là người đoàn viên, thanh niên chúng ta phải không ngừng tìm hiểu, học tập và tiếp thu tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Bác, trong đó cần tập trung vào các phẩm chất: Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tình yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng. Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu những tư liệu, những tác phẩm văn học, nghệ thuật và điện ảnh tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Bác. Tổ chức tham quan, học tập tại các khu di tích cách mạng, bảo tàng, các địa danh lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Đề ra chương trình hành động cụ thể đồng thời phải xây dựng các nội dung, mục tiêu để phấn đấu học tập và làm theo lời Bác đối với mỗi người đoàn viên, thanh niên chúng ta. “Học tập và làm theo lời Bác” trong toàn Đoàn và tuổi trẻ được thực hiện với tinh thần vừa “xây” vừa “chống”, trong đó “xây” là chủ yếu, theo những nội dung cơ bản như: Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân, tương ái vì cộng đồng. Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm của tuổi trẻ. Xây dựng ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”. Chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa trong sinh hoạt, lao động. Xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, bồi đắp ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, thi cử, sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, kỷ luật, phấn đấu đạt năng suất và chất lượng cao trong lao động. Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong lao động. Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hóa, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, tích cực tham gia xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chống tự do tùy tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hóa trong đời sống, các hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo - Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền - Cô và mẹ là hai cô giáo - Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền.”
Lời bài hát “Cô và mẹ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên rất quen thuộc với lứa tuổi thiếu nhi, nghe nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng để hiểu sâu sắc được về nó thì có lẽ cần phải có cái nhìn của người trong cuộc. Và với tôi lại có một sự liên tưởng tới tấm gương một cô giáo mầm non biết nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành trọn vẹn cả hai vai “giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Đó là cô giáo Lê Thi người cô giáo tôi kính trọng . Các cháu còn nhỏ hay quấy khóc, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Hay nói cách khác muốn xây dựng được một công trình vững chắc thì phải có được nền móng thật vững chắc.Đó là lời mà cô giáo Lê thi dạy cho các cô giáo mầm non mới vào nghề
Quả đúng như vậy: Để xác định được tầm quan trọng của nuôi dạy trẻ. Cô giáo Lê Thi là giáo viên trường mầm non tân viên – Huyện An Lão , đã có 15 năm cống hiến cho bậc học mầm non và dạy các cháu nhà trẻ từ khi vào nghành đến giờ, là một giáo viên có hoàn cảnh khó khăn: Chồng làm nông nghiệp nhưng đau ốm thường xuyên, và còn phải chăm sóc 2 đứa con thơ, nhưng trong công tác cô vẫn hết lòng tận tụy với công việc, luôn yêu thương quan tâm chăm sóc các cháu như con đẻ của mình, sống giản dị luôn hòa đồng với mọi người, nên được đồng nghiệp kính trọng, các cháu yêu mến và phụ huynh tin tưởng. Cô xứng đáng là một tấm gương tốt một cô giáo mẫu mực.
Cô giáo Lê Thi : Tấm gương nhà giáo tiêu biểu, vượt khó, tận tụy hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
Trong phong trào học tập và làm theo lời Bác, thực hiện phương châm “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” cô giáo Lê Thi - giáo viên trường Mầm non Tân viên – Huyện An lão là một tấm gương tiêu biểu làm theo lời Bác, luôn gương mẫu trong mọi công việc được đồng nghiệp, học sinh tin yêu và nhân dân quý mến.