Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khaỏ
đoạn 1:từ đầu ... vậy anh vào Sài Gòn này là gì
đoạn 2:tiếp theo ... Sài Gòn này nữa
đoạn 3:còn lại
Trong xã hội, mỗi công dân đều phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội, vì thế bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ và hành động có trách nhiệm trong mọi tình huống đúng với các qui định của gia đình và xã hội đề ra. Học sinh thấy được trách nhiệm của thanh niên học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước là tích cực học tập, rèn luyện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân. Thực hiện nghiêm túc các nội qui của trường, lớp và những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xác định trách nhiệm của mình trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. Ý thức trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội dân chủ và văn minh, phát triển bền vững. Một xã hội muốn phát triển đi lên thì mỗi người phải có nghĩa vụ thực hiện và phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của bản thân.
Học tốt!!!
#Bo
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi công dân, cần giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn.
Đó là một hành động và nghĩa cử cao đẹp của người thương binh. Từ đó, gợi cho em suy nghĩ về cách sống đẹp: không so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh
1 . Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để mở trường học .
2 . Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và cũng rất thân tình. Cụ thể là: Cả buôn làng đến chật ních cả sân, quần áo như đi dự hội. Họ trải những tấm lông thú từ đầu cầu thang đến cửa bếp giữa nhà sàn cho cô giáo đi. Già làng đứng ở giữa sàn nhà đón cô giáo, trao cho cô giáo một con giao để chém một nhát vào cây cột, thực hiện một lời thề để trở thành là người của buôn theo nghi lễ của buôn làng.
3 . Đó là những chi tiết: - Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem “cái chữ”. - Mọi người im phăng phắc theo dõi Y Hoa viết chữ. - Khi Y Hoa viết xong, mọi người đều đồng thanh reo hò.
4 . Tinh cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên: nguyện vọng tha thiết muốn học chữ để hiểu biết hơn, thoát khỏi cái dốt, cái lạc hậu. Có được cái chữ sẽ mỏ mang được trí tuệ, tiếp nhận được khoa học kĩ thuật, nhờ đó mà thoát được cái nghèo, cái lạc hậu, buôn làng được ấm no, hạnh phúc.
5 . Nội dung chính: Tình cảm yêu quý của buôn làng Chư Lểnh - Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ, thể hiện nguyện vọng tha thiết muốn được học để xây dựng buôn làng ấm no hạnh phúc.
Cách mở bài thứ nhất (Tả một người thân trong gia đình em) là cách mở bài trực tiếp: Giới thiệu luôn người được tả (bà em).
Cách mở bài thứ hai (Tả một bác nông dân đang cày ruộng) là cách mở bài gián tiếp: Tả cánh đồng rồi mới giới thiệu bác nông dân đang cày ruộng.
trả lời:
Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
hok tốt
Tại một công đường có đặt một án thư lớn, trên có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính. Bỗng từ bên ngoài có một người lính nhanh nhẹn đi vào công đường.
(bước vào) Lính: - Bẩm Thái sư, người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.
(ngẩng lên, nghiêm nghị) Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào! (lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch. Anh ta là một phú nông.)
Phú nông: - Lạy Đức Ông!
Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không?
Phú nông: - Lạy Đức Ông, thưa phải ạ!
Trần Thủ Độ: - Năm nay nhà ngươi được bao nhiêu tuổi?
Phú nông: - Dạ! Thưa lạy Đức Ông, con năm nay đã ngoài 30 tuổi rồi ạ!
Trần Thủ Độ: - Vậy nhà ngươi tìm đến ta có việc gì?
Phú nông: - Trăm nghìn lạy Đức Ông, hôm nay con đến xin được trình bày cùng Đức Ông cho con làm chức câu đương.
Trần Thủ Độ: - Ngươi xin là chức câu đương? Vậy, nhà ngươi hiểu được những gì về chức câu đương?
Phú nông: (Lúng túng trả lời qua loa) - Dạ, thưa... chức câu đương... là chức... chức lớn đẻ cai quản nhiều người ạ!
Trần Thử Độ: (Cau mày, nghiêm mặt, nói chậm rãi) - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Phú nông: (Sợ hãi kêu van không ngớt) - Lạy Đức Ông... Lạy Đức Ông... xin tha cho, xin tha cho... xin không làm chức câu đương nữa ạ... không dám nữa ạ?
Trần Thủ Độ: (vẫn nói từ tốn) - Vậy ngươi hiểu rồi chứ? Ngươi về đi. Ta tha cho!
Phú nông: (vừa lạy vừa đi lui ra).
Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa như: nhân dân, dân chúng, dân. Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân là chỉ con người của một đất nước nói chung.
Hàm ý của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
Nội dung:
Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Chúc bạn học tốt ~
nội dung chính:Qua cuộc đối thoại giữa anh Lê và anh Thành trong đoạn trích vở kịch ta thể hiện lên tâm trạng day dứt,trăn trở của anh Thành (tên của Bác Hồ thời trẻ)luôn nghĩ về dân,về nước,mong tìm con đường cứu nước,cưu dân đưa đất nước ta thoát khỏi ách nô lệ của thực dân,đem lại cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho dân tộc.