Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam từ những lí do sau:
*Về mục đích của sự thành lập (chuẩn bị về tư tưởng)
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên trong đó có Cộng sản Đoàn làm nòng cốt để đào tạo những người yêu nước Việt Nam thành những cán bộ tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, bồi dưỡng rèn luyện những người yêu nước Việt Nam thành những chiến sĩ cộng sản, chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
*Về đường lối chính trị (chuẩn bị về đường lối chính trị)
- Mục đích tôn chỉ của Hội: làm cách mạng dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở, rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).
- Lực lượng cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng do công nông làm nòng cốt.
- Cách mạng phải có Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo.
- Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới.
*Về hệ thống tổ chức (chuẩn bị về tổ chức)
- Gồm năm cấp đồng thời xây dựng các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ.
- Trên cơ sở hoạt động đến 1929 đã làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam góp phần dẫn tới sự phân hóa về tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên hình thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Công sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng. Đến năm 1930 hợp nhất với Đông Dương Cộng sản liên đoàn hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam.
=> Như vậy, có thể khẳng định Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chính là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
- Năm 1924: Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu-Trung Quốc. Tại đây, Người đã tập hợp những người Việt Nam yêu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin.
- 2/1925: Người lập ra nhóm “Cộng sản Đoàn”. Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, cho xuất bản báo Thanh niên.
- 7/1925: Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên , Inddoonexia lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”.
- Tại Quảng Đông, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản thành tác phẩm Đường Kách Mệnh.
- Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa’, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ hoạt động cùng với giai cấp công nhân.
Tân Việt cách mạng Đảng
- Hội Phục Việt được thành lập vào năm 1925 sau đó đổi thành Hội Hưng Nam. - Năm 1928, đổi tên thành Tân Việt cách mạng Đảng.
Đây là Đảng tập hợp những trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Tân Kì. Đảng chủ trương lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một chế độ bình đẳng và bác ái.
- Đảng Tân Việt ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và đường lối của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có sức cuốn hút đối với nhiều đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt.
Việt Nam Quốc dân đảng
- Từ cơ sở hạt nhân là Nam Đồng thư xã, một số nhà yêu nước đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Bản chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929, đã nêu các nguyên tắc tư tưởng: “Tự do-bình đẳng-bác ái”. Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực. Địa bàn hoạt động của Quốc dân đảng chủ yếu ở Bắc Kì.
- 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành một cuộc khủng bố dã man. Việt Nam Quốc dân Đảng quyết định dốc hết lực lượng nhằm thực hiện cuộc bạo động cuối cùng. 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó nổ ra ở nhiều địa điểm khác. Mặc dù chiến đấu anh dũng nhưng cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại.
Bạn tham khảo:
Nội dung so sánh | Hội Việt Nam cách Mạng thanh niên |
| Việt Nam Quốc dân Đảng |
Thời gian thành lập | 6/1925 |
| 25/12/1927 |
Thành phần | Thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước |
| Nhóm hạt nhân của nhà xuất bản Nam đồng thư xã. |
Mục tiêu | Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai. |
| Lúc đầu chưa có mục tiêu rõ ràng. Về sau Đảng đưa ra mục tiêu “đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền”. |
Địa bàn hoạt động | Khắp cả nước và nước ngoài |
| Bắc Kỳ |
Hoạt động chính | Thực hiện “vô sản hóa”, các hội viên của hội đi sâu vào quần chúng đặc biệt là đi vào giai cấp công nhân để tuyên truyền và vận động cách mạng. |
| Chú trọng lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu” thông qua vụ ám sát trùm mộ phu Badanh và cuộc khởi nghĩa Yên Bái. |
Xu hướng phát triển | Thúc đẩy phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 làm tiền đề cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
|
| Không vượt qua nổi sự đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp nên Việt Nam Quốc Dân Đảng tan rã.
|
Đáp án: C