K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2018

a, Phương thức biểu đạt : tự sự và biểu cảm 

b, Biện pháp tu từ : Điệp ngữ ( bn hok chưa z ?>) 

giúp bài thơ trở nên sinh động và hay hơn trong mắt ng đọc , ngoài ra còn cho thấy được tình yêu cao cả của ng mẹ 

dành cho con thật bao la , rộng lớn và tràn chề cảm xúc 

c, viết mk đánh máy lâu lắm ! 

nên bn tự lm đc ko ?? 

p/s ..

28 tháng 1 2018
- Cách nói ngược theo kiểu vè dân gian dựng lại một phần "chuyện cổ tích về loài người". Lẽ thường, mẹ sinh ra con nhưng ở đây, mẹ "sinh ra" để "bế bồng, chăm sóc" vì trẻ cần "tình yêu và lời ru". Qui luật tự nhiên bị đảo ngược. Cách nói có vẻ phi lí nhưng lại mang chứa logic tình cảm. Dường như cả thế giới được tạo ra là để dành cho trẻ. Trẻ em là trung tâm của toàn bộ thế giới. "Chuyện cổ tích về loài người" đã được nhà thơ Xuân Quỳnh viết từ tình yêu tha thiết, đầm ấm của một người mẹ luôn iu ấp, chiu chắt cho con.

- Giọng thơ: vừa hồn nhiên, trong veo (như giọng kể của một đứa trẻ) vừa trầm ấm, dịu dàng (như giọng nói của một người mẹ).

- Ngôn ngữ: giản dị, tươi tắn - kết quả sự hoá thân của nhà thơ vào thế giới tâm hồn trẻ (rất thơm, rất trằng, rất đắng; cái (bống, bang, hoa), ...).

- Điệp từ "Từ" kết hợp với hệ thống hình ảnh: cái bống, cái bang; cái hoa rất thơm, cánh cò rất trắng, vị gừng rất đắng, vết lấm chưa khô, đầu nguồn cơn mưa, bãi sông cát vắng => những hình ảnh gần gũi thân thuộc trong thế giới tâm hồn của trẻ; gợi thương, gợi nhớ về những lời ru thủa bé; bâng khuâng mãi giọng ru ngọt ngào của mẹ.
29 tháng 12 2017

Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ). Đoạn thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người, và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh.

Mọi vật sinh ra trên trái đất là vì con người, vì trẻ em: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất.

Qua khổ thơ đầu, ta hình dung cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người "chỉ toàn là trẻ con", vạn vật còn phôi thai, còn rất trẻ, sự sống chỉ mới bắt đầu; trái đất còn hoang sơ "trụi trần", chưa có màu xanh, "không dáng cây ngọn cỏ":

" Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ".

Qua các khổ thơ tiếp theo, ta thấy từ khi có loài người cuộc sống trên trái đất thay đổi ngày một tiến bộ, ngày một văn minh. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài.

Loài người ngày một "sinh ra" đông đúc dần lên, trẻ em được nuôi dưỡng, được chăm sóc, được bế bồng trong lời ru và tình thương của người mẹ:

“Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc”.

Có mẹ và có bố, có gia đình. Trí tuệ, sự hiểu biết của loài người, của thế giới "trẻ em" ngày một phát triển. Nhờ "bố bảo", "bố dạy" mà trẻ em “biết ngoan”, "biết nghĩ". Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh:

“Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất”.

Cuộc sống con người ngày một phát triển, ngày một đi lên. Có tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết "sinh ra thầy giáo" để dạy dỗ trẻ em.

Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy... là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, của giáo dục, ánh sáng của văn minh:

"Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo".

Lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong "tình yêu và lời ru", được "bế bồng chăm sóc".

Trẻ em được "bố bảo cho biết ngoan - bố dạy cho biết nghĩ". Trẻ em được đến trường học tập. Tình thương dành cho trẻ em, mọi cái tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Qua vần thơ, ta cảm nhận trái tim của Xuân Quỳnh rất nhân hậu:

"Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ".

26 tháng 12 2018

Câu 1 : Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt tự sự

Câu 2 : Điệp từ " từ " có tác dụng là nói lên tất cả những gì mà mẹ đã chưng cất thành lời ru, tiếng hát để dành cho người con bé nhỏ

Chúc bn học tốtvui

24 tháng 1 2017

Chữ "Từ" trong đoạn thơ được lặp đi lặp lại nhiều lần gọi là điệp ngữ. Điệp ngữ trong đoạn văn trên mang tính chất toàn cầu, tạo nên một vẻ hoàn mỹ trong đoạn văn, làm cho đoạn văn luôn sinh động hơn. Chữ "từ" trong khổ thơ trên nói về nguồn gốc.

28 tháng 12 2018

a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm

b. Biện pháp

- So sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè - Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh"

- Nhân hóa: "Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi", gọi con sông qua từ "hỡi" như gọi con người

- Điệp "sông của quê hương.... thân yêu"

Tác dụng: Khẳng định vẻ đẹp của con sông quê hương, thể hiện tình yêu, sự gắn bó với con sông quê hương, lớn hơn nữa là tình yêu đất nước. 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0

Biện pháp điệp cấu trúc "Bao giờ... bao giờ"

- Tác dụng: 

+ Tăng sức biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc 

+ Gợi lại kí ức tuổi thơ êm đềm bên người mẹ của mình 

+ Qua đó ta thấy tình yêu thương và nỗi nhớ dành cho người mẹ của mình

 

1. Cho đoạn văn sau: "Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa co đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mỏ ra "a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? của ai?b, Người mẹ muốn nhắn nhủ điều gì với...
Đọc tiếp

1. Cho đoạn văn sau: "Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa co đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mỏ ra "

a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? của ai?

b, Người mẹ muốn nhắn nhủ điều gì với con qua câu nói trên?

c, Theo em thế giới kì diệu mà nhà trường mở ra

d, Tìm các từ ghép có trong đoạn văn và cho biết các từ đó thuộc loại từ ghép nào?

2. Sau khi nhận được bức thư của bố, E-ri-cô rất hối hận và viết một bức thư ngắn (5 - 7 câu) để xin mẹ tha lỗi. Em hãy nhập vai vào nhân vậy để viết bức thư ấy. Gạch chân dưới 2 từ ghép chính phụ và hai từ ghép đẳng lập

3. Sau khi nhận được thư của bố, E-ri-cô rất hối hận. Thay lời E-ri-cô, em hãy viết một bức thư ngắn (5 - 7 câu) trả lời bố. Gạch chân dưới 2 từ ghép chính phụ và 2 từ ghép đẳng lập

4. Có ý kiến cho rằng : Người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra không ngủ được là vì lo lắng cho con khi lần đầu tiên đến trường. Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? vì sao?

0
''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''(Ngữ Văn 7, tập 1)a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn...
Đọc tiếp

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''
(Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn văn).
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
c. Chỉ ra các từ láy có trong câu văn trên.
d. Đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
e. Câu văn trên giúp em cảm nhận được điều gì?


Mong các bạn giúp tớ ạ, tớ đang cần rất gấp để chuẩn bị cho thi học kì, tớ thật sự cảm ơn và sẽ tick cho các bạn giúp mình càng sớm càng tốt. Tớ cảm ơn các cậu nhiều <33

    1
    GN
    GV Ngữ Văn
    Giáo viên
    3 tháng 1 2019

    a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.

    b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)

    c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa

    d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.

    - Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.

    - Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.

    e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.