K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2016

   Từ cổ chí kim, tình bạn là thứ tình cảm cao đẹp luôn được con người trân trọng và gắng công gìn giữ, bồi đắp. Vậy thế nào là một tình bạn đẹp?

     Tình bạn là thứ tình cảm được gây dựng trên cơ sở những đặc điểm chung giữa người này và người khác. Đó có thể là sở thích, năng khiếu, công việc,... nhưng thường tình đó là độ tuổi cùng những đặc điểm tương đồng về tâm lí, tính cách,...

     Một tình bạn đẹp trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở là sự đồng cảm, vô tư, không vụ lợi, tính toán. Điều đó có nghĩa là những người bạn đến với nhau vì những yếu tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí,.. nên tìm đến nhau để sẻ chia, tâm sự. Một tình bạn xuất phát từ sự tính toán, vụ lợi đồng nghĩa với một tình bạn chết. Bơi vì khi người ta đến với nhau sau khi tính toán xem được gì từ nhau thì có nghĩa họ đang lợi dụng mối quan hệ của mình, và vì thế khi mối quan hệ lợi ích mất đi thì cái gọi là tình bạn giữa họ cũng tan thành hư ảo.

 Tuy vậy, bạn bè không có nghĩa là a dua theo những thói xấu của bạn. Ngược lại, cần phải biết đấu tranh với những cái xấu của nhau hướng nhau đến những điều tốt đẹp. Thấy bạn có những cách ứng xử thiếu văn hoá: nói năng thiếu lễ độ, văng tục, đánh cãi nhau,... hay có những biểu hiện tiêu cực như hút thuốc, trốn tiết, bỏ giờ,... một người bạn tốt phải là người biết tránh những sai lầm ấy và hơn thế là đấu tranh, khuyên giải giúp bạn mình sửa chữa sai lầm.

       Tình bạn là một trong những thứ tình cảm tự nhiên, thiêng liêng nhất của con người. Đặc biệt, những người học sinh càng cần xây dựng cho mình một tình bạn trong sáng, vô tư và cao đẹp.


 

10 tháng 10 2016

Những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trên muốn thể hiện ý nghĩa của từ ''bạn bè''. Bạn bè là những người luôn quan tâm, chia sẻ;và giúp đỡ ta trong mọi hoàn cảnh."Có phước cùng hưởng, có họa cùng chịu". Tình bạn là tình cảm trong sáng và hồn nhiên nhất.;Nên chúng ta;phải biết bảo vệ tình bạn đó để không bị rạn nứt., Theo tớ, một người bạn tốt là 1 người luôn biết yêu thương, giúp đỡ mình. Dù là vui hay buồn cũng luôn bên cạnh;mình, biết;sẻ chia và đồng cảm với mình. Bạn bè thì có rất nhiều nhưng một người bạn thật sự tốt thì rất khó tìm được;vì vậy chúng ta hãy trân trọng người bạn đó.                                                

dịch bài văn sau thành tiếng anhDân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.Như đã nói ở trên, truyền...
Đọc tiếp

dịch bài văn sau thành tiếng anh

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu  là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

mong các bạn và thầy cô giúp cho em ngày mai em cần gấp

11
12 tháng 5 2016

tick cho mk nhé

 

12 tháng 5 2016

Ethnic Vietnam with four thousand year history of building and defending the country, during his long history with the good traditions handed down from generation to generation. One of them is the traditional loving human spirit of solidarity is expressed through the proverb: "aches tear".

As noted above, traditional human love, the spirit of solidarity, mutual assistance difficult times is one of the oldest traditions of our nation.

About proverb, this question has two layers of meaning, in terms of class layers literally means that we can see that it is right in every word that we do not need to infer anything. This class can understand the meaning of a tree, the fresh leaves can "cover" for the leaves do not heal torn to jointly overcome a rain storm that leaves do not fall off the other tear. From this literal class, we can infer the metaphoric layers proverb - a layer that is not shown directly, and the reader must infer based on class literally. With this proverb one can understand its allusions are talking about love, the spirit of solidarity to help each other when in trouble, tribulation. The rich shall help the poor, incomplete, help the needy. There are also many fishing knives, proverbs speak of this spirit as saying: "My Voting trade secrets taken along / But that other varieties but share the same platform," or "government interference that takes the mirror / person in a country must trade together ".

3 tháng 11 2018

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

Bài 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dư i: "Công cha như núi ngất trời". (Ngữ văn 7- tập 1, trang 35) Câu 1. Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên. Câu 2. Tìm và giải thích 1 từ Hán Việt được sử dụng trong bài ca dao trên Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong việc diễn tả nội dung toàn bài. Câu 4. Nêu...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dư i: "Công cha như núi ngất trời". (Ngữ văn 7- tập 1, trang 35) Câu 1. Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên. Câu 2. Tìm và giải thích 1 từ Hán Việt được sử dụng trong bài ca dao trên Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong việc diễn tả nội dung toàn bài. Câu 4. Nêu nội dung bài ca dao. Qua đó, nhân dân ta muốn gửi g m đi u gì? Câu 5. Hãy tìm và viết thêm ít nhất 2 bài ca dao cùng chủ đề.

Bài 3: Đọc các câu thơ sau và trả lời câu hỏi: 33 Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ. Câu 1. Cho biết nhan đ của bài thơ trên? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em v thể thơ đó? Câu 2. Tìm từ láy trong bài thơ trên? Cho biết chúng thuộc loại từ láy nào? Câu 3. Bài thơ được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nư c ta viết bằng thơ. Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ là gì? Câu 4. Là học sinh em có suy nghĩ gì v việc giữ gìn và bảo vệ chủ quy n đất nư c trong giai đoạn hiện nay?

giúp mik vs

1
12 tháng 10 2021

woman you choice the wrong topic. Or are you want to answer on English?

Bài làm(trả lời):
1.Một mặt người bằng mười mặt của.
2.Cái răng, cái tóc là góc con người.
3.Đói cho sạch, rách cho thơm.
4.Học ăn, học nói, học gói, học mở.
5.Không thầy đố mày làm nên.
6.Học thầy không tày học bạn.
7.Thương người như thể thương thân.
8.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
9.Một cây làm chẳng nên non,
   Ba cây chụm lai nên hòn núi cao.

Giải thích câu:
Câu 1: Là lời khẳng đinh về giá trị to lớn, quý báu của con người:Một mặt người bằng mười mặt của. Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được. Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu. Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…). Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sáng tỏ thêm quan điểm quý trọng con người của ông cha ta như: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe… Câu 2: Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp bên ngoài của người xưa: Cái răng, cái tóc là góc cọn người. Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ. Nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ vi hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều câu ca 

ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ:

Tóc em dài, em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý, anh thương1
Hay: Mình về có nhớ ta chăng ?
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười !

Câu 3: Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa:

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ trong mỗi vế đã có sự đối lập về ý: đói >< sạch; rách >< thơm và sự đối xứng giữa hai vế: Đói cho sạch – rách cho thơm.

Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã được chuyển nghĩa, dùng để miêu tả phẩm giá trong sáng, tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa hai vế của câu.

Nghĩa đen của câu là: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho. Tuy vậy, nghĩa chính lại là nghĩa hàm ngôn: Dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.

Câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chỉnh. Người xưa mượn chuyện cái ăn, cái mặc để nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân cách trong những tình huống khó khăn để giống như hoa sen : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. Trong dân gian còn lưu truyền rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chết trong còn hơn sống đục… có nội dung tương tự.
Câu 4: Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành:

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ học lặp lại bốn lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người.

Ông bà xưa rất quan tâm đến việc khuyên nhủ, dạy bảo con cháu bằng những câu tục ngữ như: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Ăn ngay, nói thẳng. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. Lời nói đọi máu. Nói hay hơn hay nói. Ăn nên đọi (bát), nói nên lời. Lời nói gói vàng. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau…

Nghĩa của học ăn, học nói tương đôi dễ hiểu, còn thế nào là học gói, học mở! Về hai vế này có giai thoại sau đây. “Các cụ kể rằng, Hà Nội trước đây một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh rồi đặt vào lòng cái chén nhỏ bày trên mâm. Lá chuối tươi rất giòn, dễ rách khi gói dễ bật tung khi mở, phải thật nhẹ nhàng, khéo léo mới làm được. Người ăn phải biết mở sao cho khỏi tung toé ra ngoài và bắn vào quần áo người bên cạnh. Biết gói biết mở trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói vào và mở ra đều phải học”.

Suy rộng ra, nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiện là trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.
 

Mỗi hành vi đều là sự “tự giới thiệu” mình với người khác và đều được người khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy chúng ta phải học để thông qua ngôn ngữ và cách ứng xử, chứng tỏ mình là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế.

Học hành là công việc khó khăn, lâu dài, không thể coi nhẹ. Học hành để trở thành người giỏi giang và có ích là hết sức cần thiết.
Câu 5: Khẳng định vai trò quan trọng của người thầy:

Không thầy đố mày làm nên.

Thầy: tức là thầy dạy học (theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi mặt). Mày: chỉ học trò (theo nghĩa rộng là người tiếp nhận kiến thức).. Làm nên : làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp- Không thầy đố mày làm nên có thể hiểu là nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chôn thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, không thể thiếu vai trò quan trọng của người thầy.

Trong nhà trường, vai trò của người thầy được đặt lên hàng đầu. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. -Thầy dạy dỗ, giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải, giúp các em hiểu và sông theo đúng đạo lí làm người.

Với hình thức là một lời thách đố, nội dung câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy. Sự thành công trong từng công việc cụ thể và rộng hơn nữa là sự thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của thầy. Vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

Câu 6: Nói về tầm quan trọng của việc học bạn:
Học thầy không tày học bạn.

Trước hết ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầy là học theo hướng dẫn của thầy. Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh. Không tày: không bằng. Nghĩa của cả câu là: Học theo thầy có khi không bằng học theo bạn. Câu tục ngữ này đúc kết kinh nghiệm: Tự học là cách học có hiệu quả nhất.

Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học.

Sự học không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng ra nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta phải học mọi nơi, mọi lức, học suốt đời.

Vậy thì nội dung câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có trái ngược với câu Không thầy đố mày làm nên ?

Thực tế cho thấy vai trò người thầy trong quá trình học tập của học sinh là rất quan trọng. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng : Học thầy không tày học bạn. Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến sự tác động tích cực của bạn bè đối với nhau nên đã dùng lời nói cường điệu để khẳng định. Bài thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè và được bạn bè tận tình hướng dẫn. Lúc đó bạn bè cũng đã đóng vai trò của người thầy, dù chỉ trong chốc lát.

Quan hệ so sánh giữa hai vế trong câu (Học thầy, học bạn) được biểu hiện bằng từ không tày (không bằng). Câu tục ngữ đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập, Bạn bè (đương nhiên là bạn tốt) có thể học hỏi ở nhau nhiều điều có ích. Câu tục ngữ khuyến khích chúng ta mở rộng đối tượng học hỏi và chân thành học tập những điều hay, điều tốt từ bạn bè. Tình bạn cao quý là tài sản tinh thần vô giá của mỗi con người trong suốt cuộc đời.

Hai câu tục ngữ trên một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau, mới đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra chúng bổ sung nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan niệm đúng đắn của người xưa: Trong học tập, vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng.

Câu 7: Là lời khuyên về lòng nhân ái:

Thương người như thể thương thân.

Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy.

Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự.

Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra. (đồng bào).

Câu 8: Nói về lòng biết ơn:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Quả: hoa quả. Cây: cây trồng sinh ra hoa quả. Kẻ trồng cây: người trồng trọt chăm sóc để cây ra hoa kết trái. Nghĩa đen cả câu : Hoa quả ta ăn đều do công sức người trồng mà có, đó là điều nên ghi nhớ. Nghĩa hàm ngôn là: Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó.

Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có. Mọi thứ chúng ta được thừa hưởng đều do công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động và biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành quả vật chất, tinh thần tốt đẹp dành cho các thế hệ sau.

Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như để thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, hoặc tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo… Cao hơn nữa là để nói về lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh, bảo vệ đất nước…

Câu 9: Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chum lại nên hòn núi cao.

Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số từ cụ thể mà nó có ý nghĩa khái quát chỉ số ít và số nhiều, chỉ sự đơn lẻ và sự liên kết. Tại sao Ba cây chụm lại nên hòn núi cao? Câu này xuất phắt từ hiện tượng tự nhiên là nhiều cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao.

Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn. Do đó mỗi người phải có ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ.

Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. Điều đó đã được chứng minh hùng hồn qua thực tiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến chồng thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.

Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dễ hiểu và thấm thía, nhớ lâu. Về nội dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người.

*học_tốt*

16 tháng 11 2018

đáp án chuẩn nhất:lên google mà tìm

16 tháng 11 2018

20 câu nói về tình bạn nổi tiếng

1. Hãy chậm rãi trong việc chọn bạn và càng chậm rãi trong việc thay bạn.

– Franklin – 

2. Ở đâu đó có người đang mơ về nụ cười của bạn, ở đâu đó có người cảm thấy sự có mặt của bạn là đáng giá, vì vậy khi bạn đang cô đơn, buồn rầu và ủ rũ, hãy nhớ rằng có ai đó, ở đâu đó đang nghĩ về bạn.

– Khuyết Danh –   

3. Hãy đếm tuổi của bạn bằng số bạn bè chứ không phải số năm. Hãy đếm cuộc đời bạn bằng nụ cười chứ không phải bằng nước mắt.

– John Lennon –  

4. Nếu bạn thấy một người bạn không có nụ cười, hãy lấy nụ cười của mình cho người đó.

– Khuyết Danh –  

5. Tình bạn có thể vượt qua hầu hết mọi thứ và phát triển trên mảnh đất cằn cỗi; nhưng nó cần thỉnh thoảng bồi phủ một chút với thư từ và các cuộc điện thoại và những món quà nhỏ bé ngớ ngẩn để nó không chết khô.

– Pam Brown –  

20-cau-noi-hay-ve-tinh-ban-y-nghia-2

Tình bạn sẽ đến khi ta tôn trọng lẫn nhau. Tình bạn sẽ mất khi ta ích kỉ với nhau

6. Phần lớn sức sống của tình bạn nằm trong việc tôn trọng sự khác biệt, không chỉ đơn giản là thưởng thức sự tương đồng.

– Khuyết Danh –  

7. Bạn là người ta cảm thấy thoải mái khi ở cùng, ta sẵn lòng trung thành, đem lại cho ta lời chúc phúc và ta cảm thấy biết ơn vì có họ trong đời.

– William Arthur Ward –  

8. Bạn thân, không cần bạn phải nhắc nhở, không cần cố gắng giữ liên lạc, dù không gặp nhau một thời gian dài, chỉ cần ngồi xuống là có thể cùng ăn với nhau, ngay cả một câu “chào” cũng không cần, vén tay áo lên vừa ăn vừa nói “Tao kể cho mày nghe…”. Như thể bao nhiêu năm về trước cũng chẳng qua chỉ là ngày hôm qua mà thôi.

– Khuyết Danh –  

9. Người bạn thực sự biết điểm yếu của bạn nhưng chỉ cho bạn thấy điểm mạnh; cảm nhận được nỗi sợ của bạn nhưng củng cố niềm tin; thấy được những lo lắng của bạn nhưng giúp bạn giải phóng tinh thần; nhận ra những điều bạn bất lực nhưng nhấn mạnh những điều bạn có thể làm.

– William Arthur Ward –

10. Trong sự cô đơn, trong đau ốm, trong bối rối – nhận thức về tình bạn khiến ta có thể bước tiếp, thậm chí ngay cả khi bạn ta bất lực không thể giúp ta. Họ ở đó là đủ rồi. Tình bạn không phai nhạt bởi không gian hay thời gian, bởi sự giam cầm của chiến tranh, bởi khổ đau hay sự im lặng. Chính trong những thứ đó mà nó bắt rễ sâu nhất. Chính từ những thứ đó mà nó nở hoa.

– Pam Brown –   

nhung-cau-noi-ve-tinh-ban

Xin thề là tình bạn lãng mạn hơn tình yêu

11. Ai cũng lắng nghe điều bạn phải nói. Bạn bè lắng nghe điều bạn nói. Bạn thân lắng nghe điều bạn không nói.

– Khuyết Danh –  

12. Câu hỏi không phải là liệu bạn có sẵn sàng chết vì bạn mình không, mà là bạn có người bạn nào đáng để mình chết không?

– Khuyết Danh –  

13. Không ai có thể hạnh phúc mà không có bạn bè, hay chắc chắn về bạn bè mình cho tới khi gặp bất hạnh.

– Thomas Fuller –  

14. Bạn là người vươn ra tìm tay ta và chạm đến trái tim ta.

– Khuyết Danh –  

15. Mất đi một người bạn cũng như mất đi một cánh tay. Thời gian có thể chữa lành nỗi đau nhưng sự thiếu hụt không bao giờ được lấp đầy.

– Robert Southey –  

20-cau-noi-hay-ve-tinh-ban-y-nghia

Có ít nhất một người bạn để ta chia sẻ những tư tưởng và tình cảm thì tốt hơn là có cả một lô bạn hời hợt

16. Bạn bè có ích không phải chỉ bởi họ sẽ lắng nghe ta, mà còn bởi họ sẽ cười nhạo ta; qua họ, chúng ta học được đôi chút khách quan, đôi chút khiêm tốn, đôi chút nhã nhặn; chúng ta học được những nguyên tắc của cuộc đời và trở thành người chơi tốt hơn trong cuộc đời.

– Will Durant –  

17. Để có bạn bè, đầu tiên bạn phải làm một người bạn đã.

– Elbert Hubband –  

18. Tình bạn nhân đôi niềm vui và chia sẻ nỗi buồn.

– Khuyết Danh –  

19. Một người bạn trung thành là tuyến phòng thủ mạnh mẽ và người tìm thấy anh ta đã tìm thấy một báu vật.

– Louisa May Alcott –  

20. Thử thách của tình bạn là sự trợ giúp lẫn nhau trong nghịch cảnh và hơn thế, trợ giúp vô điều kiện.

– Mahatma Gandhi –  



Nguồn: https://chamngoncuocsong.com/20-cau-noi-hay-ve-tinh-ban-noi-tieng-nhat/#ixzz5X1ViNZ6Y

6 tháng 10 2021

Tham khảo :

Being a volunteer is one of the best things you can do with your life . It's a great way to help other people . It's also very satisfying to know that you are not wasting your time and are helping people who need help .
Many of us could and should be out there doing voluntary activities of some kind . So many volunteer organizations need extra hands . It really is easy . Just pick up the phone and offer your services . I think too many of us settle into a lazy lifestyle . We just want to come home and watch TV . Life is much more interesting when you're a volunteer . I've found it really opens your eyes to how some people live . It's sometimes sad to see how the government lets people down , but at least I'm doing my bit .

6 tháng 10 2021

giúp tui với!