Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. - Lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ: Riêng những câu thơ còn xanh/ Riêng những bài hát còn xanh.
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự trường tồn của những giá trị tinh thần, nghệ thuật.
b. Cách diễn đạt Những câu thơ còn xanh/ Những bài hát còn xanh: Hữu hình hóa những đối tượng trừu tượng như câu thơ, bài hát; biển câu thơ, bài hát thành những thực thể có sự sống, có sức trẻ, chống lại sự tàn phá của thời gian.
* Nét tương đồng là:
- Bản tính và khát vọng:
+ Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình.
+ Em cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.
- Những nỗi niềm của em về sóng, về tình yêu:
+ Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.
+ “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn.
- Nỗi nhớ, lòng thủy chung:
+ “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu - trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày - đêm), nhớ đến “không ngủ được”.
+ “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”.
- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu: Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.
* Nhận xét về mối quan hệ giữa “sóng” và “em”:
- Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
+ "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”. Ẩn sâu hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tâm trạng của “em” trong tình yêu.
- Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời.
+ "Sóng" và "em" tuy hai nhưng là một, có khi phân tách có khi sóng đôi để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
- Âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn: nhanh, vội vã, âm thanh khô khốc, vang vọng,...
- Nội dung bài thơ: Bài thơ là những suy tư, thương xót của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ tên là Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn nhưng bạc phận. Qua đó thể hiện được những cảm xúc, suy tư của tác giả về số phận bất hạnh của người phụ nữ xã hội cũ.
a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối: gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người.
b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh “những chiếc lá” ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai.
- Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: Sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm - chiều), hai hình ảnh (hoa hồng – gai).
- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”:
+ Hoa hồng: Cái đẹp.
+ Hái hoa: Hành trình đi tìm cái đẹp.
+ Gai: Nỗi đớn đau, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó.
+ Gai cào: Sự chấp nhận cái giá phải trả để đến với cái đẹp.
- Đặc điểm hình thức:
+ Các đoạn thơ chỉ có 2 dòng thơ.
+ Được mở đầu bằng cụm từ “Gì sâu bằng…”
- Quy luật: Tác giả viết những khổ này khi trở về với thực tại đang bị giam cầm, thể hiện tâm trạng của nhà thơ mang nặng nỗi nhớ quê hương, đồng đội, nhìn lại bản thân hiện tại và khát khao tự do cháy bỏng; rồi nỗi nhớ lại hiện về vòng tròn như thế, kéo dài không nguôi.