K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2017

Đoạn trích Trao duyên biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ và cũng chính là bi kịch của số phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội cũ. Đây là một trong những đoạn thơ ứa máu của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong đoạn trích, nhà thơ đã thể hiện thành công mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm, Từ đó bộc lộ nhân cách và thân phận của nhân vật chính trong truyện.

Trong hoàn cảnh gấp gáp cứu cha và em, Kiều đã nhanh chóng quyết định bán mình. Khi Việc nhà đã tạm thong dong, đêm trước khi đi theo chàng họ Mã, Kiều đã thức nhẫn tàn canh để nghĩ về mốì nợ tình. Và Kiều đã quyết, định đem duyên chị buộc vào duyên em. Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được việc trao duyên cho em là vì chữ nghĩa: Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (nghì là nghĩa). Nhưng về tình cảm, tình yêu của nàng đối với Kim Trọng là bất diệt:

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

Vì vậy, Kiều cố gắng thuyết phục Vân bằng được. Trao duyên cho em, lòng Kiều đầy xót xa. Kỉ niệm của tình yêu trỗi dậy, nàng thổn thức, đau đớn, trái tim rớm máu. Tay trao nhưng lòng cố giữ. Trao được duyên nhưng tình vẫn bùng cháy mãnh liệt. Đó chính là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tinh cảm mà thực chất là mâu thuẫn giữa vấn đề đạo đức (cụ thể là chữ hiếu, chữ nghĩa với tình yêu, tâm hồn con người). Điều đó đã làm sáng lên nhân cách cùa Kiều. Hiếu, nghĩa đều trọn vẹn và tâm hồn vô cùng cao đẹp, sâu sắc. Nỗi đau của Kiều không chỉ là nỗi đau duyên. Vì vậy, ta thấy Kiều gần với con người thực, con người tự nhiều chiều chứ không phải là một tấm gương đạo lí đơn giản, một chiều.

5 tháng 5 2017

Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Kiều qua nhiều tình huống mâu thuẫn. Mâu thuẫn hiếu - tình nàng chấp nhận hi sinh tình yêu trong trắng của mình. Đứng giữa tình và nghĩa, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em trả nghĩa chàng Kim. Có lúc Kiều hành động thiên về bổn phận có khi nàng ứng xử nghiêng về nghĩa tình. Kiều tỉnh táo để chấp nhận mệnh bác. Kiều day dứt đớn đau vì sống không trọn vẹn với tình yêu đầu đời. Kiều được sống chân thực và tự nhiên với tất cả đời sống tình cảm của con người. Nguyễn Du không biến Kiều thành một tấm gương đạo đức đơn giản.

29 tháng 4 2017

Nguyễn Du khắc họa nhân vật Kiều trong tình huống éo le, việc phải lựa chọn giữa “hiếu” với “tình”

    + Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Vân

    + Về mặt tình cảm, nàng yêu tình yêu sâu sắc, mãnh liệt

Kiều thuyết phục Vân nhận lời, trong lòng Kiều vẫn không ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn

Mâu thuẫn giữa tình cảm với lí trí chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến

- Kiều hành động thiên về bổn phận nên khi phải từ bỏ tình yêu, Kiều day dứt, đau đớn

- Thúy Kiều cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách trong sáng, đẹp đẽ của nàng.

1 tháng 9 2018

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực

- Sử dụng điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

→ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên cao đẹp, có phần đáng thương, dưới góc nhìn đầy cảm thông của nhà thơ.

4 tháng 5 2017

Đưa chốn lầu xanh nhơ bẩn, chuyện gái trai tục tĩu vào tác phẩm nghệ thuật quả là vấn đề nan giải. Để tránh được chuyện tục tĩu ấy, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi, lá giỏ cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tói tìm Trường Khanh, gió tựa hoa kề... Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du không né tránh hiện thực, miêu tả được thực tế đầy nhơ bẩn chốn lầu xanh mà câu thơ vẫn trang nhã, thanh cao, không chút dung tục. Nhờ vậy, chân dung Thúy Kiều hiện lên cao đẹp. Và cũng qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của mình đối với nhân vật.

5 tháng 5 2017

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm). Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).

2 tháng 5 2017

Đọc toàn bộ tác phẩm, ta có thể thấy rõ nét chân dung về con người, tính cách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cụ thể như:
+ Trần Quốc Tuấn là một con người trung quân ái quốc, thể hiện qua lời bàn bạc của ông với vua Trần.
+ Là con người có tấm lòng yêu dân, quan tâm đến dân, thể hiện ra lời khuyên giảm tô thuế, miễn hình phạt… cho dân chúng.
+ Tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước.
+ Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài, giỏi mưu lược. Không những thế, ông còn là một người đức độ, có những phẩm chất đáng trân trọng.

12 tháng 9 2018

Phẩm chất nổi bật: lòng trung quân ái quốc

- Trung thành với vua: ý thức yêu nước sâu sắc, trách nhiệm với đất nước

- Lòng trung thành của ông được đặt trong thử thách, bản thân ông bị đặt trong mối quan hệ “trung” và “hiếu”

    + Ông đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu”, nợ nước trên tình nhà

- Là vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược, đức độ

→ Tác giả khắc họa trong nhiều mối quan hệ và đặt trong tình huống có tính thử thách: quan hệ với nước, với vua, với hộ dân, nhắc nhở vua “khoan sức dân”, với tướng sĩ dưới quyền, quan hệ đối với con cái, quan hệ với bản thân

→ Ông mẫu mực là vị tướng toàn đức, toàn tài, được dân ngưỡng mộ, tới cả giặc cũng phải kính phục

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

 Giữa lựa chọn và số phận chỉ cách nhau bởi một vách ngăn mỏng manh, số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta và cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta. Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.

18 tháng 3 2017

- Đoạn trích Thề nguyền có quan hệ chặt chẽ với đoạn trích Trao duyên vì:

    + Sau màn thề nguyền, ước hẹn sự gắn bó của Kim Kiều còn được minh chứng bởi vầng trăng, chén giao bôi

Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục logic quan niệm về tình yêu của Kiều:

    + Khi tình yêu vuột mất, hay ngay cả khi sống cuộc đời hoen ố, Kiều vẫn một mực coi trọng tình đầu

Đoạn trích này là một cơ sở chắc chắn, góp phần hiểu đúng đoạn Trao duyên, cũng như hiểu đúng sự chung thủy, son sắt trong tình yêu Kiều dành cho Kim

21 tháng 2 2021

Tham khảo dàn ý nhé:

1. Mở bài

Giới thiệu chủ nghĩa nhân đạo qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) của Đặng Trần Côn - Bản dịch của Đoàn Thị Điểm

2. Thân bài

- Khái niệm giá trị nhân đạo.

- Giá trị nhân đạo trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trước hết được thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi nhớ mong của người con gái chờ chồng nơi phương xa.

 4 câu đầu: Sự mong ngóng, đợi chờ trong vô vọng của người chinh phụCâu 5 đến câu 8: Nhận ra không ai để mình có thể chia sẻ nỗi buồn, sự đau khổ càng tăng lên. Cực tả nỗi cô đơn trong tình cảnh lẻ loi.Câu 9 đến câu 12: Nỗi buồn nổi bật lên trên nền của không gian và thời gianCâu 13 đến câu 16: Người chinh phụ gắng tìm cách vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn, nhưng rốt cuộc vẫn không thoát nổi.

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở tiếng nói cảm thương cho tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ gửi tới chồng ở miền xa.

Câu 17 đến câu 20: Nỗi nhớ mong muốn được nhắn gửi, nhưng lại xa vời vì khoảng cáchCâu 21 đến câu 24: Chinh phụ nhìn cảnh vật bằng đôi mắt chất chứa buồn thương nên thấy bất cứ cái gì cũng gợi dậy bao nỗi đoạn trường.Câu 25 đến câu 28: Tất cả những hình ảnh, âm thanh như đang xoáy sâu vào tâm hồn, ăn mòn tâm trí của chinh phụ.

- Nhà thơ còn bộc lộ sự nhân văn của mình thông qua việc trân trọng, đồng tính với khát vọng được hưởng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.

Thủ pháp trùng điệp liên hoàn tạo ra những hình ảnh lồng xoáy vào nhau, những lớp hình ảnh giao hòa.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã đạt đến mức điêu luyện.Những khao khát thầm kín và mãnh liệt của người chinh phụ – đó cũng là những khát vọng trần thế và nhân bản của con người.

- Qua tất cả những sự đồng cảm ấy, tác giả đã lên án chiến tranh phi nghĩa, chia cắt đôi vợ chồng chinh phu - chinh phụ.

- Nghệ thuật của đoạn trích.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, và đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

26 tháng 4 2021

1. Mở bài

Giới thiệu chủ nghĩa nhân đạo qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) của Đặng Trần Côn - Bản dịch của Đoàn Thị Điểm

2. Thân bài

- Khái niệm giá trị nhân đạo.

- Giá trị nhân đạo trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trước hết được thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi nhớ mong của người con gái chờ chồng nơi phương xa.

 4 câu đầu: Sự mong ngóng, đợi chờ trong vô vọng của người chinh phụCâu 5 đến câu 8: Nhận ra không ai để mình có thể chia sẻ nỗi buồn, sự đau khổ càng tăng lên. Cực tả nỗi cô đơn trong tình cảnh lẻ loi.Câu 9 đến câu 12: Nỗi buồn nổi bật lên trên nền của không gian và thời gianCâu 13 đến câu 16: Người chinh phụ gắng tìm cách vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn, nhưng rốt cuộc vẫn không thoát nổi.

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở tiếng nói cảm thương cho tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ gửi tới chồng ở miền xa.

Câu 17 đến câu 20: Nỗi nhớ mong muốn được nhắn gửi, nhưng lại xa vời vì khoảng cáchCâu 21 đến câu 24: Chinh phụ nhìn cảnh vật bằng đôi mắt chất chứa buồn thương nên thấy bất cứ cái gì cũng gợi dậy bao nỗi đoạn trường.Câu 25 đến câu 28: Tất cả những hình ảnh, âm thanh như đang xoáy sâu vào tâm hồn, ăn mòn tâm trí của chinh phụ.

- Nhà thơ còn bộc lộ sự nhân văn của mình thông qua việc trân trọng, đồng tính với khát vọng được hưởng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.

Thủ pháp trùng điệp liên hoàn tạo ra những hình ảnh lồng xoáy vào nhau, những lớp hình ảnh giao hòa.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã đạt đến mức điêu luyện.Những khao khát thầm kín và mãnh liệt của người chinh phụ – đó cũng là những khát vọng trần thế và nhân bản của con người.

- Qua tất cả những sự đồng cảm ấy, tác giả đã lên án chiến tranh phi nghĩa, chia cắt đôi vợ chồng chinh phu - chinh phụ.

- Nghệ thuật của đoạn trích.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, và đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

9 tháng 3 2023

   Giữa lựa chọn và số phận chỉ cách nhau bởi một vách ngăn mỏng manh, số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta và cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta. Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.