K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong hai đoạn trích dưới đây:

a. Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.

- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

- Có gì ăn thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

- Đấy, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi.

- Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

(Kim Lân, Vợ nhặt)

b. Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lý trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:

- Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ giỏi lôi thôi, biết gì?

Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút:

- Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà lại xúm lại như thế này?

Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi? Ai dại gì mà đứng ì ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng! Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và nói:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi tại cái cười:

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngóe đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng, cụ thân mật hỏi:

- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi, đi vào nhà uống nước.

Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:

- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:

- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính không nghĩ trước sau. Ai, chứ với nó còn có họ kia đấy.

(Nam Cao, Chí Phèo)

2
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

a. Ngôn ngữ nói trong đoạn trích văn bản Vợ nhặt – Kim Lân: leo lẻo cái mồm, ăn miếng giầu đã, hở, đấy…

- Ngôn ngữ nói ở đây xuất hiện trong tình huống giao tiếp cụ thể: trong buổi gặp lại thị lần thứ hai.

+ Tiếp xúc trực tiếp.

+ Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai (thị và Tràng).

- Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh

- Phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ: cong cớn trước mặt hắn, thị đon đả….

- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Từ ngữ, câu (khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

b. Ngôn ngữ nói trong đoạn trích văn bản Chí Phèo – Nam Cao: đứng ỳ ra, đấy thôi, biết chừng, con ngóe đâu…

- Ngôn ngữ nói ở đây xuất hiện trong tình huống giao tiếp cụ thể: Chí Phèo đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ

+ Tiếp xúc trực tiếp.

+ Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai (Chí Phèo và bá Kiến).

- Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh

- Phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ: rên lên, đang xưng xỉa chực tâng công…

- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Từ ngữ, câu (khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ).

13 tháng 1 2018

 Khởi ngữ nằm trong câu: Hành thì nhà thị may lại còn, khởi ngữ “Hành”

- Câu có khởi ngữ tạo ra mạch liên kết chặt chẽ hơn do câu trước đó đã nhắc tới cháo hành, câu kế tiếp nhắc tới “gạo” điều đó khiến mạch văn trôi chảy hơn.

3 tháng 11 2018

ð Đáp án D

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới dây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.a)Trèo lên cây bưởi hái hoa,Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,Em đã có chổng anh tiếc lắm thay!(Ca dao)b)Thuyền ơi có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.(Ca dao)c)Yêu trẻ, trẻ đến nhà;...
Đọc tiếp

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới dây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

a)

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chổng anh tiếc lắm thay!

(Ca dao)

b)

Thuyền ơi có nhớ bến chăng, 

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

c)

Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

(Tục ngữ)

d)

Con đem con cá bống (1) ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống (2)... Nói xong, Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống (3) xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống (4) . Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống (5) lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống (6) ngày một lớn lên trông thấy.

(Tấm Cám)

1
14 tháng 7 2019

Hiện tượng không biến đổi hình thái của từ:

- Nụ tầm xuân (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái

- Nụ tầm xuân (2): chủ ngữ của động từ mở

- Bến (1): phụ ngữ cụm động từ nhớ

- Bến (2): chủ ngữ động từ đợi

- Trẻ (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng

- Trẻ (2): chủ ngữ của động từ đến

- Bống (1): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem

- Bống (2): bổ ngữ cho động từ thả

- Bống (3): Bổ ngữ động từ thả

- Bống (4) bổ ngữ động từ giấu

- Bống (5) chủ ngữ hành động ngoi lên

- Bống (6): chủ ngữ của câu

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. -Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc Em có chồng rồi anh tiếc em thay Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền -Yêu trẻ, trẻ đến nhà;kính già, già...
Đọc tiếp

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

-Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc

Em có chồng rồi anh tiếc em thay

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

-Yêu trẻ, trẻ đến nhà;kính già, già để tuổi cho.

-Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống…

Nói xong, Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau và bống ngày một lớn lên trông thấy

0
Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.Sáng hôm...
Đọc tiếp
Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pa Tra…
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ) b) Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp […].
(Nam Cao, Chí Phèo) c) Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pa Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pa Tra. Cô Mị về làm dâu nhà Pa Tra đã mấy năm. (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
1
11 tháng 6 2017

- Đoạn 1: cụm từ “ một đêm khuya” được đặt đầu câu nhằm nêu hoàn cảnh, thời gian cho các sự kiện xảy ra. Trạng ngữ “sáng hôm sau” có tác dụng liên kết câu vì thế phải nằm đầu câu

- Đoạn 2: trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, đằng sau hành động của chủ thể.

- Đoạn 3: “đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm. Tuy giữ vai trò thứ yếu về mặt ngữ pháp nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu.

27 tháng 12 2020

Cảm nhận của anh,chị về đoạn trích trong tác phẩm Chí Phèo:"Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì làm sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người"

Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.(Nam Cao - Chí Phèo)a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.

(Nam Cao - Chí Phèo)

a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?

b) Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghiaz của câu và sự liên kết ý trong đoạn văn?

c) So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp dau:

Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì chặt làm sao được cành cây to này?

Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận câu có mục đích gì? (xét trong quan hệ về ý nghĩa với các câu đi trước, đi sau)

1
12 tháng 6 2018

a, Nếu thay đổi thành phần in đậm thành “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” về mặt ngữ pháp không sai

+ Nhưng khi đặt vào đoạn văn không phù hợp với mục đích của hành động: đe dọa, uy hiếp Bá Kiến của nhân vật Chí Phèo

b, Khi đổi vị trí từ nhỏ của cụm từ rất sắc thì ý mà tác giả muốn biểu đạt không được nhấn mạnh mà bị cắt giảm, dụng ý tác giả không được thực hiện

c, Cách sắp xếp lại vấn đề không hợp lý với những tình huống khác, ngữ cảnh khác thì sắp xếp lại phù hợp hơn

1. Mày à, tao mới té xe– What !! Mặt…. đường có sao không hả mày. Tội thế cơ chứ !!!2. Tao ước gì một lần có soái ca yêu tao mày ạ– Thôi, cỡ mày chỉ có sói ca yêu thôi nhá3. Hôm nay, trời đẹp ghê, tự dưng tao thấy yêu mày ghê á…. Cho tao mượn tập chép bài nha– Yêu yêu cái Beep, tao cũng chưa chép nữa má4. Ngồi chung với mày, mà sao tao có cảm giác bất an thế này5. Sao chữ mày xấu quá...
Đọc tiếp

1. Mày à, tao mới té xe
– What !! Mặt…. đường có sao không hả mày. Tội thế cơ chứ !!!

2. Tao ước gì một lần có soái ca yêu tao mày ạ
– Thôi, cỡ mày chỉ có sói ca yêu thôi nhá

3. Hôm nay, trời đẹp ghê, tự dưng tao thấy yêu mày ghê á…. Cho tao mượn tập chép bài nha
– Yêu yêu cái Beep, tao cũng chưa chép nữa má

4. Ngồi chung với mày, mà sao tao có cảm giác bất an thế này

5. Sao chữ mày xấu quá vậy
– Mày có biết, chữ xấu là dấu hiệu của thiên tài không hả ???

6. Mày mua cái này ở đâu mà đẹp vậy mày
– Tao mua ở ngoài tiệm đó mày, tiệm đó ở trên trái đất, dưới mặt trời !!!

7. Gì thế, mày ăn gì mà ngon thế. Cho tao miếng coi
– Nè, nước miếng tao nè, ăn đi tó !!!

 

8. Mày nhìn thấy chị kia xinh ghê hông
– Gớm, sao xinh bằng tao

 

xin hỏi những câu nói này là của câu chuyện nào ạ ??????????????????

6

Câu chuyện bạn tự viết 

Hok tt

29 tháng 11 2019

sai rồi 

1. Mày à, tao mới té xe– What !! Mặt…. đường có sao không hả mày. Tội thế cơ chứ !!!2. Tao ước gì một lần có soái ca yêu tao mày ạ– Thôi, cỡ mày chỉ có sói ca yêu thôi nhá3. Hôm nay, trời đẹp ghê, tự dưng tao thấy yêu mày ghê á…. Cho tao mượn tập chép bài nha– Yêu yêu cái Beep, tao cũng chưa chép nữa má4. Ngồi chung với mày, mà sao tao có cảm giác bất an thế này5. Sao chữ mày xấu quá...
Đọc tiếp

1. Mày à, tao mới té xe
– What !! Mặt…. đường có sao không hả mày. Tội thế cơ chứ !!!

2. Tao ước gì một lần có soái ca yêu tao mày ạ
– Thôi, cỡ mày chỉ có sói ca yêu thôi nhá

3. Hôm nay, trời đẹp ghê, tự dưng tao thấy yêu mày ghê á…. Cho tao mượn tập chép bài nha
– Yêu yêu cái Beep, tao cũng chưa chép nữa má

4. Ngồi chung với mày, mà sao tao có cảm giác bất an thế này

5. Sao chữ mày xấu quá vậy
– Mày có biết, chữ xấu là dấu hiệu của thiên tài không hả ???

6. Mày mua cái này ở đâu mà đẹp vậy mày
– Tao mua ở ngoài tiệm đó mày, tiệm đó ở trên trái đất, dưới mặt trời !!!

7. Gì thế, mày ăn gì mà ngon thế. Cho tao miếng coi
– Nè, nước miếng tao nè, ăn đi tó !!!

 

8. Mày nhìn thấy chị kia xinh ghê hông
– Gớm, sao xinh bằng tao

 

xin hỏi những câu nói này là của câu chuyện nào ạ ??????????????????

5

I don't know

29 tháng 11 2019

thử đón đi