Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giống nhau:
- Đều muốn nhân giống vật nuôi.
- Trước khi tiến hành yêu cầu phải chuẩn bị chu đáo về kĩ thuật cũng như dụng cụ.
Khác nhau:
Nhân giống thuần chủng | Lai giống |
Cùng giống với bố mẹ | Khác giống với bố mẹ |
Duy trì lâu dài 1 loại giống | Tạo 1 loại giống mới |
Mang hoàn toàn gen của bố mẹ | Mang 1 nửa gen bố, nửa gen mẹ |
Ví dụ minh họa:
- Nhân giống thuần chủng: Con lợn đực và con lợn cái cùng giống lợn Móng Cái.
- Lai giống: Gà Rốt đực và gà Ri cái.
* Mục đích của nhân giống thuần chủng:
- Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.
- Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội.
- Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.
* Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng đối với đối tượng vật nuôi nội
* Giống vật nuôi: Là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người.
* Vai trò của các giống vật nuôi và ví dụ minh họa:
- Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc thì các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Ví dụ:
+ Gà Ai Cập: năng suất trứng khoảng 250 – 280 quả/mái/năm.
+ Gà Ri: năng suất trứng khoảng 90 – 120 quả/mái/năm.
- Các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho chất lượng sản phẩm chăn nuôi khác nhau. Ví dụ:
+ Lợn Móng Cái tỉ lệ nạc khoảng 32 – 35%
+ Lợn Landrace tỉ lệ nạc khoảng 54 – 56%
Tham khảo:
- Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
- Vai trò:
+ Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
+ Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Ví dụ: Giống lợn Landrace có tỉ lệ thịt nạc cao trong khi đó lợn Ỉ lại có tỉ lệ nạc thấp, tỉ lệ mỡ cao.
Định nghĩa: là quần thể vật nuôi cùng loài, có cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau. Chúng được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người và chúng phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Vai trò;
-Quyết định đến năng suất chăn nuôi
-Quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi
Tham khảo:
Mục đích:
- Tăng số lượng cá thể của giống
- Bảo tồn quỹ gene vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng
- Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống
Những cơ sở giống thường sử dụng phương pháp nhân giống thuần chủng là:
- Giống mới nhập về, giống gây thành có số lượng ít.
- Giống địa phương có năng suất thấp thường bị suy giảm về số lượng và có nguy cơ tuyệt chủng.
Tham khảo:
Nhân giống thuần chủng là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái của cùng một giống cho giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con chỉ mang những đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất.
Ví dụ: quá trình lai tạo giữa hai con chó cùng giống Labrador Retriever để tạo ra một thế hệ mới có đặc tính giống hệt cha mẹ, như màu lông đen, vẻ ngoài mạnh mẽ, khả năng săn bắt tốt, thân thiện với con người.