Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
*Thể loại :
- Tôi đi học : Hồi kí
- Trong lòng mẹ : Hồi kí
- Tức nước vỡ bờ : Tiểu thuyết
- Lão Hạc : Truyện ngắn
*Ngôi kể:
- Tôi đi học : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"
- Trong lòng mẹ : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"
- Tức nước vỡ bờ : Ngôi thứ ba
- Lão Hạc : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"
*Phương thức biểu đạt
- Tôi đi học : Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
- Trong lòng mẹ : Tự sự + miêu tả + biểu cảm
- Tức nước vỡ bờ : Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
- Lão Hạc : Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
Câu 2 :
*Nội dung
- Tôi đi học : Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- Trong lòng mẹ : Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.
- Tức nước vỡ bờ : Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
- Lão Hạc : Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.
*Nghệ thuật:
- Tôi đi học :
Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảmMiêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “ Tôi”Giọng điệu trữ tình trong sáng.- Trong lòng mẹ:
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhâ vật
Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc.giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Tức nước vỡ bờ :
Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vậtNgòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.- Lão Hạc :
Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH.Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.Câu 3 :
Giống nhau:
– Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.
– Phương thức biểu đạt: tự sự.
– Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
– Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
Câu 4 :
Lão Hạc đã chết bất ngờ trong sự nghèo đói, túng quẫn. Lão chết vì khổ quá, nghèo quá, Lão không muốn phạm vào số tiền mình để dành cho con trai. Lão chết vì thấy có lỗi với mọi người, với cậu Vàng - người bạn thân thiết của lão. Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết ấy còn tàn khốc hơn nữa.
Cái chết đó hậu quả của một xã hội phong kiến mục nát. Lão chết vì sự tàn khốc của xã hội, sự bần hàn của cuộc sống. Cái chết như đã tố cáo trức tiếp về xã hội phong kiến bất công, tàn ác, xấu xa đã chà đạp lên số phận đau thương của bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó đẩy con người và bức chân đường cùng không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết để tự giải.
Câu 5 :
Ngày đầu tiên đi học là một ngày vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, ngày con rời xa vòng tay che chở của cha mẹ tiến đến cánh cổng tri thức. Nơi đó không có cha mẹ thay vào đó là thầy cô, bạn bè, những kiến thức vô tận để con học tập rèn luyện toàn diện để khôn lớn bước vào đời. Chính xác hơn, đây là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người.
Câu 6 :
Hạnh phúc nhất của bạn khi trở về nhà là gì? Với tôi, là được nhìn thấy bóng dáng mẹ trong căn bếp nhỏ xinh, cảm giác ấy thật bình yên và ấm áp. Bao năm qua, mẹ không quản ngại gian nan và vất vả, nuôi dưỡng tôi nên người. Dù công việc bận rộn đến đâu, mẹ cũng không quên quan tâm từng miếng ăn, giấc ngủ, việc học hành của tôi mỗi ngày. Mẹ còn luôn tâm sự cùng tôi những chuyện về bạn bè, cuộc sống, mẹ dạy tôi phải biết ứng xử và yêu thương mọi người. Với tôi, mẹ luôn là điểm tựa bình an, là bờ vai tin tưởng, là người bạn thân thiết nhất để tôi chia sẻ mọi tâm tư buồn vui. Mẹ đã cho tôi cuộc sống và tôi luôn trân trọng hạnh phúc thiêng liêng đó. Nếu có một điều ước, tôi mong mẹ mãi mạnh khỏe và có nhiều niềm vui, không phải lo lắng muộn phiền. Mỗi khi đi đâu xa, tôi luôn ước ao được trở về, gối đầu lên vai mẹ để được mẹ vuốt ve và chở che như những ngày thơ bé. Có thể con không tài giỏi nhưng con hứa sẽ luôn luôn cố gắng học tập và tu dưỡn thật tốt để mẹ luôn tự hào về con. Từ đáy lòng, tôi luôn muốn được nói với mẹ: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm và tình yêu ấy mãi vẹn nguyên trong trái tim con."
tham khảo
Cái chết ấy khép lại câu chuyện và có rất nhiều người cho rằng, cái chết này ẩn chứa đâu đó hình bóng bi kịch: Đó là bi kịch của sự đói nghèo, bi kịch của tình phụ tử, bi kịch của phẩm giá làm người.
Chính cái chết này góp phần làm rõ hơn quan điểm có phần cực đoan của Nam Cao: “Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp người này kéo thì người kia hở”.
Nhưng xét một cách toàn diện thì cái chết ấy chưa hẳn là bi quan vì nó nói lên được niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp ở người nông dân của tác giả. “Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn. Mà nếu đáng buồn thì đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lão Hạc là một người nông dân chân lấm tay bùn chưa từng đọc sách thánh hiền, chưa từng được tham dự một lớp học nào về cách làm người, về tình phụ tử song cả cuộc đời lam lũ, lương thiện và trong sáng thanh cao của lão, cả cái chết kinh hoàng của lão- là minh chứng đầy đủ cảm động về nhân cách làm người, về tình cha con thiêng liêng sâu nặng.
Tham khảo
Cái chết ấy khép lại câu chuyện và có rất nhiều người cho rằng, cái chết này ẩn chứa đâu đó hình bóng bi kịch: Đó là bi kịch của sự đói nghèo, bi kịch của tình phụ tử, bi kịch của phẩm giá làm người.
Chính cái chết này góp phần làm rõ hơn quan điểm có phần cực đoan của Nam Cao: “Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp người này kéo thì người kia hở”.
Nhưng xét một cách toàn diện thì cái chết ấy chưa hẳn là bi quan vì nó nói lên được niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp ở người nông dân của tác giả. “Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn. Mà nếu đáng buồn thì đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lão Hạc là một người nông dân chân lấm tay bùn chưa từng đọc sách thánh hiền, chưa từng được tham dự một lớp học nào về cách làm người, về tình phụ tử song cả cuộc đời lam lũ, lương thiện và trong sáng thanh cao của lão, cả cái chết kinh hoàng của lão- là minh chứng đầy đủ cảm động về nhân cách làm người, về tình cha con thiêng liêng sâu nặng.
Em tham khảo:
Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.
Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.
Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.
Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.
Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.
– Mở bài:
Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
– Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ
nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:
– Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).
– Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).
* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:
– Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
– Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.
– Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.
c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:
– Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.
– Kết bài:
Khẳng định vấn đề.
Tham khảo:
Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.
Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người là lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng "Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt…" đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.
Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng, suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".
Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trọng những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dân già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muốn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.
– Mở bài:
Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
– Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ
nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:
– Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).
– Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).
* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:
– Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
– Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.
– Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.
c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:
– Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.
– Kết bài:
Khẳng định vấn đề.
Chọn đáp án: D