K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2022

tham khảo

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.

Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ,2 3 4 5 và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam.6 7 8 Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.9 10 11

 

 

Tiểu sử và sự nghiệpXuất thân và quê quán

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Sen xã Kim Liên tại huyện Nam Đàn, Nghệ An thì:

"Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ, tổ đời thứ 2 là Nguyễn Bá Bạc, tổ đời thứ 3 là Nguyễn Bá Ban, tổ đời thứ 4 là Nguyễn Văn Dân,... tổ đời thứ 5, Nguyễn Sinh Vật là giám sinh đời Lê Thánh Đức (tức Lê Thần Tông) năm thứ 3..., tổ đời thứ 6 là Nguyễn Sinh Tài đỗ hiếu sinh khi 17 tuổi, năm 34 tuổi đỗ tam trường khoa thi Hội..., tổ đời thứ 10 là Nguyễn Sinh Nhậm12 )." Cả bốn đời đầu tiên của dòng họ đều chưa lấy đệm là "Sinh" và không rõ năm sinh, năm mất.13

Theo nhiều tài liệu chính thống cũng như tiểu sử tại Việt Nam, tên lúc nhỏ của ông Nguyễn Sinh Cung14 15 (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành.16 Tuy nhiên, một số tài liệu ghi nhận tên lúc nhỏ của ông là Nguyễn Sinh Côn.17 18 19 20 21 Điều này cũng được chính ông xác nhận bằng chính bút tích của mình trong một bài viết năm 1954.22 Quê nội ông là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Nguyễn Sinh Cung được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên23 là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố.24 Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.25

Cha Nguyễn Sinh Cung là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), từng đỗ phó bảng.26 Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Nguyễn Sinh Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).

Tuổi trẻ

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác.27

Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.28

Theo nghiên cứu của học giả William J. Duiker, vào tháng 9 năm 1907, Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.29 Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.30 Tuy nhiên, theo tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Centre des archives d'Outre-mer hay CAOM) ở Pháp, Nguyễn Sinh Cung và được nhận vào Quốc học Huế vào ngày 7 tháng 8 năm 1908.20 31 32 Theo nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Ngự Chiêu thì như vậy "không có việc Nguyễn Sinh Cung bị trục xuất khỏi trường Quốc học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế—cuộc biểu tình chống sưu dịch xảy ra ngày 9 tới 12 tháng 4 năm 1908; tức gần bốn tháng trước ngày trò Cung được nhận vào trường Quốc học."31

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành.33 34

Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc và có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Ông tuy khâm phục Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Theo quan điểm của ông, Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương", còn Phan Bội Châu thì hy vọng Đế quốc Nhật Bản giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa sau". Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình.35

Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, Nguyễn Tất Thành theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân.36 37 38 Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây39 để trở về giúp nhân dân Việt Nam.40

4 tháng 4 2022

refer

Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

11 tháng 4 2022

Tham Khảo

CÂU 2:

- Ngày 5 - 6 - 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”,...

- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

- Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

CÂU 1:

Giai cp địa ch phong kiến:

+ Chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân.

+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.

- Tầng lớp tư sn: Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc.

+ Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định.

Tng lp tiểu tư sn:

+ Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.

+ Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

+ Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.

Giai cấp nông dân:

+ Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mỏ lớn.

+ Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

Giai cấp công nhân:

+ Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh), và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); Có quan hệ tự nhiên gẳn bó với nông dân; Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga. => Đây là tầng lớp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến toàn thắng.

=> Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thảnh một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

12 tháng 4 2022

Tham Khảo

CÂU 2:

- Ngày 5 - 6 - 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”,...

- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

- Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

CÂU 1:

Giai cp địa ch phong kiến:

+ Chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân.

+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.

- Tầng lớp tư sn: Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc.

+ Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định.

Tng lp tiểu tư sn:

+ Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.

+ Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

+ Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.

Giai cấp nông dân:

+ Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mỏ lớn.

+ Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

Giai cấp công nhân:

+ Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh), và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); Có quan hệ tự nhiên gẳn bó với nông dân; Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga. => Đây là tầng lớp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến toàn thắng.

=> Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thảnh một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

4 tháng 4 2022

Nước ta đã bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân ta là nô lệ, tài nguyên bị vơ vét, không được coi ra gì, bị coi là những người hạng cuối trong xã hội.

4 tháng 4 2022

tham khảo :

 Trong khuôn khổ của bài viết, tôi không trình bày lại toàn bộ bối cảnh lịch sử và chắc rằng không cần thiết bởi đó là bối cảnh chung có thể tác động hoặc không tác động tới con đường cứu nước của Hồ Chí Minh. Vì vậy, hoàn cảnh lịch sử trong nước và quốc tế thời điểm Văn Ba - Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà chúng tôi muốn chỉ ra là những sự kiện mà Người nhận thức đã tác động đến sự hình thành quyết tâm và hướng xuất dương tìm đường cứu nước của Người, trước hết phải kể đến những sự kiện mang ý nghĩa thời đại, gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

17 tháng 11 2021

Tham khảo:

Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ:

- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ như là việc chế tạo ra máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước,...

- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại (Ví dụ: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau 2 năm sống ở Hà Lan).

- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ như việc vận dụng thành công những kĩ thuật hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ.



 

15 tháng 11 2021

Tham khảo

 

a) Trong lĩnh vực hóa học:

Định luật tuần hoàn của các nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học.

b) Trong lĩnh vực sinh học: 

- Đác-uyn (Anh): Học thuyết đề cập đến sự tiến hóa và di truyền... => Giải thích được nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.

- Lu-i Paster (Pháp): Giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.

- Pap-lốp (Nga): Thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện => Nghiên cứu được về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.

Mục d

b) Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất

- Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng.

- Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời.

- Việc phát minh ra điện tín.

- Cuối thế kỷ XIX, ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong.

- Tháng 12 - 1903, anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên => ngành hàng không ra đời.

* Trong nông nghiệp

- Máy móc được sử dụng nhiều như máy kéo, máy cày, máy gặt...

- Phương pháp canh tác được cải tiến: chế độ luân canh thay thế dần chế độ hưu canh thời phong kiến.

- Việc sử dụng phân hóa học nâng cao năng suất cây trồng.

=> Những tiến bộ khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.

 
15 tháng 11 2021

a) Trong lĩnh vực hóa học:

Định luật tuần hoàn của các nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học.

b) Trong lĩnh vực sinh học: 

- Đác-uyn (Anh): Học thuyết đề cập đến sự tiến hóa và di truyền... => Giải thích được nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.

- Lu-i Paster (Pháp): Giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.

- Pap-lốp (Nga): Thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện => Nghiên cứu được về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.

Mục d

b) Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất

- Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng.

- Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời.

- Việc phát minh ra điện tín.

- Cuối thế kỷ XIX, ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong.

- Tháng 12 - 1903, anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên => ngành hàng không ra đời.

* Trong nông nghiệp

- Máy móc được sử dụng nhiều như máy kéo, máy cày, máy gặt...

- Phương pháp canh tác được cải tiến: chế độ luân canh thay thế dần chế độ hưu canh thời phong kiến.

- Việc sử dụng phân hóa học nâng cao năng suất cây trồng.

=> Những tiến bộ khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.



 

26 tháng 10 2021

Giai cấp vô sản ngày càng đông, điều kiện sống cực khổ, họ bị bóc lột nặng nề, mỗi ngày làm từ 14 – 16 giờ và được trả đồng lương ít ỏi. Từ đó, các cuộc đấu tranh của công nhân dần dần bùng nổ. Năm 1811 – 1812, phong trào đập phá máy móc diễn ra, mở đầu cho những phong trào của giai cấp công nhân ở Anh.

26 tháng 10 2021

Giai cấp vô sản ngày càng đông, điều kiện sống cực khổ, họ bị bóc lột nặng nề, mỗi ngày làm từ 14 – 16 giờ và được trả đồng lương ít ỏi. Từ đó, các cuộc đấu tranh của công nhân dần dần bùng nổ. Năm 1811 – 1812, phong trào đập phá máy móc diễn ra, mở đầu cho những phong trào của giai cấp công nhân ở Anh.