Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân thắng lợi:
-Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia chống giặc.
-Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong mỗi cuộc kháng chiến.
-Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.
-Chiến lươc, chiến thuật đúng đắn của các vương triều nhà Trần.
Quan điểm của em về đoàn kết dân tộc là:
-Nếu đoàn kết thì không có giặc nào mà ta không chống lại được.
-Nếu đoàn kết thì ta sẽ làm được tất cả.
- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc
- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần trong mỗi cuộc kháng chiến
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của Vương triều nhà Trần: Trần Khánh Dư, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,...
- Trịnh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân
Xin lỗi bạn nha mình không biết quan điểm
Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết, hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của các tướng lĩnh nhà Trần, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn.
Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Dại Việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, để lại nhiều bài học cho đời sau.
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.
- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.
- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
- Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
-Để tập hợp lòng dân,tạo sức mạnh đoàn kết,dân tộc
-Khẳng định chủ quyền của dân tộc
Học tốt nha
*diễn biến
-Cuối tháng 1-1285,50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến công Đại Việt
- Quânta sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương)
- Sau đó rút về Thăng Long và thực hiện kế"Vườn không nhà trống" sau đó về Thiên Trường (Nam Định)
- Cùng lúc đó Toa Đô từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa kết hợp với quân cua Thoát Hoan để tiêu diệt quân ta
- Quân ta chiến đấu dũng cảm buộc Thoát Hoan rút quân về Thăng Long rơi vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng
- Từ tháng 5-1285 quân ta bắt đầu phản công đánh bại giặc ở nhiều nơi: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương
*kết quả: quân Nguyên bị đánh tan Thoát Hoan cùng toàn quân bỏ chạy về nước cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn
*diễn biến
-tháng 1/1285,Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân xâm lược nước ta
-ta:do Trần Hưng Đạo chỉ huy,sau một số trận ở biên giới ta chủ động rút về Vạn Kiếp,sau đó rút về Thăng Long,tạo "vườn không nhà trống" rồi rút về Thiên Trường
-giặc:+chiếm được Thăng Long nhưng chỉ dám đóng ở phía Bắc sông NHị
+Toa Đô:đánh ra NGhệ An,Thanh Hóa
+Thoát Hoan:tấn công phía Nam,tạo thế gọng kìm
-ta:chiến đấu dũng cảm.Thoát Hoan phải rút quân về Thăng Long
-giặc bị động gặp nhiều khó khăn
-tháng 5/12/85,ta phản công ở nhiều nơi như Tây Kết,Hàm Tử,Chương Dương
=>giải phóng Thăng Long
*kết quả:cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
- Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn : Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nông dân khởi nghĩa, vùng biên cương phía bắc nhà Tống hai nước Liêu, Hạ quấy nhiễu...
- Nhà Tống quyết định thông qua chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước nên quyết định xâm lược Đại Việt.
- Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.
Giải thích vì sao cuộc kháng chiến của nhà hồ bị thất bại nhanh chóng
- Do nhà Hồ đã cướp ngôi của nhà Trần => Không được lòng dân.
- Khi chiến tranh không tận dụng được sức mạnh của nhân dân (mặc dù cũng bắt nhân dân thực hiện "vườn không nhà trống" giống nhà Trần nhưng còn bắt nhân dân nhổ lúa để quân Minh không có lương thực, đồng thời nhân dân cũng không có lương thực)
- Khi lên ngôi chưa ổn định được đất nước nhưng nhà Hồ đã tiến hành một loạt cải cách. Những cải cách ấy tuy tiến bộ nhưng nhân dân chưa kịp thích nghi thì nhà Hồ đã sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nên nhân dân oán than
Diến biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ :
- Tháng 11 - 1406 , quân Minh tiến vào biên giới nước ta . Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm ở Lạng Sơn .
- Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ Nam sông Nhị , lấy thành Đa Bang , làm trung tâm phòng ngự .
- Ngày 22-1-1407 , sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở thành Đa Bang , quân Minh chiếm Đông Đô ( Thăng Long ) . Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Thanh Hóa )
- Tháng 4-1407 , quân Minh tấn công vào Tây Đô , Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6-1407 .
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng vì :
- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ , đã không biết dựa vào nhân dân , đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc , không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên . Trong lúc đó , quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc ,
- Thêm vào đó , những hạn chế trong các chính sách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quẩn chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh .
tháng 4-1288 , đoàn quân ô mã nhi rút theo đường thuỷ trên sông bạch đằng . khi quân ô mã nhi tiến đến bãi cọc . quân trần khiêu khích rồi bỏ chạy , chờ nc rút tổ chức tấn công.
Nguyên nhân: Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt, sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam