K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Ngày 17 tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định. Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cũng tại nơi đây, ông đã sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhiều người đánh giá cao.

19 tháng 10 2021

khi Pháp chiếm thành Gia Định

16 tháng 1 2022

Tham khảo

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương nửa sau thể kỉ XIX. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.

16 tháng 1 2022

TK:

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh  Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.

Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang... Tình chung đau xót đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương  nửa sau thể kỉ XIX.

Tác phẩm gồm có:

Các truyện thơ: “Truyện Lục Vân Tiên", "'Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp ".

Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc”, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", “Văn tế Trương Định”, “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh”, v.v...

Tất cả văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục.

 

2 tháng 10 2021

Câu trả lời của Sử không đáp ứng đúng nhu cầu thông tin. Phương châm về lượng đã không được tuân thủ, Văn hỏi “năm nào” cụ thể nhưng Sử chỉ trả lời chung chung “khoảng đầu thế kỉ XIX”. Có thể vì Sử cũng không biết chính xác câu trả lời.

18 tháng 10 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề:

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm văn chương có giá trị

+ Ông đã để lại nhiều tác phẩm văn chương đồ sộ, trong đó có Lục Vân Tiên.

II. Thân bài

1.  Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

* Cuộc đời:

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định

- Ông xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ.

- Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.

- Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân.

- Cuộc đời riêng của ông đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang... 

* Sự nghiệp sáng tác:

- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương nửa sau thể kỉ XIX.

- Ông đã để lại cho đời những tác phẩm đồ sộ:

+ Tác phẩm gồm có:

Các truyện thơ: “Truyện Lục Vân Tiên", "'Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp ".

+ Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc”, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc",...

-> Các tác phẩm của ông có giá trị truyền bá đạo lý làm người, cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước, ca ngợi những con người sẵn sàng làm việc nghĩa, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước. Ông đã cho em bài học quý về đạo lý làm người, về ý chí nghị lực phi thường, về lòng căm thù giặc và lòng yêu nước.

2. Tác phẩm Lục Vân Tiên

- Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm tiểu biểu, độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 2082 câu thơ lục bát (có dị bản dài 2246 câu thơ lục bát).

* Giá trị nội dung:

-  Truyện ca ngợi những con người trung hiếu, tiết nghĩa.

- Truyện còn đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người khốn khó. Qua đó tác giả kính đáo thể hiện thái độ yêu thương, bênh vực trước những số phận đau khổ.

- Tác phẩm thể hiện ước mơ, khát vọng của người dân hương tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

* Giá trị nghệ thuật:

- Đây là tác phẩm mang tính tự thuật đặc sắc.

- Ngôn ngữ mộc mạc bình dị mang đậm màu sắc Nam bộ.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật rất gần với truyện cổ dân gian.

II. Kết bài

- Tác giả Nguyễn Đình Chiểu vẫn luôn là ngôi sao sáng trên bầu trời dân tộc. 

- Tác phẩm Lục Vân Tiên là một tác phẩm văn chương mang tính nhân bản sâu sắc, là sản phẩm quý báu của một thuở đã qua mà người đời sau trân trọng gìn giữ. 

24 tháng 10 2021

Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua hai câu thơ: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

Nội dung của câu thơ là: Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ta nhận thấy Vân Tiên thấy Nguyệt Nga bị nạn đã khẩn trương mau lẹ đánh tan bọn cướp. Và chàng đã đánh chúng bằng sự quả cảm giải nguy cho Kiều Nguyệt Nga. Đến khi Nguyệt Nga tỏ ý muốn được trả ơn thì chàng lại khẳng khái từ chối, đến một cái lạy của Nguyệt Nga, Vân Tiên cũng không nhận. Rõ ràng Vân Tiên đã xả thân vì nghĩa, không chút so đo tính toán. Từ hành động đó của Vân Tiên, ta hiểu được quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu: người anh hùng phải là người có tài trí phi thường để thấy hoạn nạn thì sẵn sàng cứu giúp vô tư đem lại điều tốt đẹp cho mọi người, người anh hùng phải là người hành động vì nghĩa, vì lẽ phải, vì lẽ công bằng.

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Thơ của Nguyễn Đình Chiểu thường dùng để truyền bá đạo lí làm người . Khi xây dựng hình tượng Lục Vân Tiên , ông viết chàng là một người mới rời trường học , bước vào đời đầy hăm hở, muốn lập công danh, thi thố tài năng,cứu người giúp đời

-> Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng thẩm mĩ của tác giả về con người

-> Ông khắc họa nhân vật theo mô típ một chàng trai tà giỏi cứu cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo : Trong thời buổi nhiễu nhương, người dân mong có người tài đức ra tay cứu nạn

-> Lục Vân Tiên còn là nhân vật lí tưởng và nơi gửi gắm ước mơ của ông

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

      Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc họa một cách sinh động, chân thực, đặc biệt là thông qua đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Trong chuyến đi về miền Hà Khê, Kiều Nguyệt Nga đã phải đối mặt với một mối nguy hiểm lớn từ đám “ bớ đảng hung đồ”. Thân gái yếu ớt không thể làm gì hơn nên khi bị bọn hung đồ chặn cướp thì nàng đã rất hoảng loạn, sợ hãi. Tuy nhiên, khi được những hành động nghĩa hiệp, nhân nghĩa của Lục Vân Tiên cứu giúp thì những lời nói, hành động sau đó của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ được phẩm chất đoan trang, dịu dàng, có học thức của một tiểu thư khuê các. Ta thấy nàng là một người con gái hết mực đoan trang, dịu dàng; một người con có hiếu, luôn vâng lời cha “ làm con đâu dám cãi cha”. Và để làm theo mong muốn của cha là “tiện bề nghi gia” thì nàng cũng ngại thân con gái phải ngàn dặm xa xôi mà “ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.Như vậy, ta có thể thấy, hình tượng Kiều Nguyệt Nga có thể coi là một hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến xưa, nết na, hiền thục, có học thức và cũng là một người con có hiếu. Trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga tha thiết muốn được đền ơn và tỏ mong muốn mời Vân Tiên về nhà cùng mình để tiện bề báo đáp “Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”. Qua lời nói của Nguyệt Nga ta cũng thấy một con người đầy chính nghĩa, đề cao tư tưởng “đền ơn, tạ nghĩa “đối với người “ân nhân” của mình. Vốn là một tiểu thư đài các, nhưng Nguyệt Nga tự xưng mình là “tiện thiếp”, thể hiện sự chuẩn mực, nề nếp, cũng thể hiện được sự khiêm nhường, từ tốn. Cũng trong cuộc đối đáp với Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thể hiện được tài năng văn thơ hết mực tài hoa, tinh tế.

18 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Xã hội phong kiến thời xưa đề cao công, dung, ngôn, hạnh. Những phẩm chất đó được coi là thước đo khuôn mẫu, đức hạnh của người phụ nữ. Trong văn học trung đại nổi lên với muôn vàn hình tượng nhân vật nữ khác nhau. Tuy nhiên Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu vẫn là nhân vật được đánh giá cao nhất về vẻ đẹp tâm hồn lẫn đức hạnh của người phụ nữ phong kiến, và đặc biệt hình tượng nhân vật này đã được khắc họa hết sức sinh động và sâu sắc, nhất là trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Kiều Nguyệt Nga vốn là một cô gái xuất thân trong gia đình lư hương có cha làm quan trong triều đình. Trên đường về miền Hà Khê để đoàn tụ với gia đình, nàng đã gặp phải bọn cướp Phong Lai dữ tợn chuyên cướp bóc của dân làng. Hình ảnh bọn cướp ngang dọc hoành hành chính là phản ánh cho cả thời đại, ấy là một thời đại đầy loạn lạc. Trong bối cảnh đó, người ta mong ước có được một vị anh hùng hào kiệt sẽ dang tay cứu giúp dân lành, và Lục Vân Tiên đã xuất hiện trong bối cảnh đó. Chàng đã dẹp tan bọn cướp cứu được Kiều Nguyệt Nga. Hình ảnh nàng hiện lên không phải thông qua miêu tả kĩ càng trong thơ văn mà chỉ thông qua đoạn hội thoại ngắn ngủi với Vân Tiên. Chỉ bấy nhiêu đó thôi, chúng ta đã cảm nhận được nét đẹp của nàng, đó là sự thùy mị, nết na, đoan trang mà lại có học thức:

“ Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”.

Mặc dù còn đang trong cơn hãi hùng trước bọn cướp Phong Lai, tuy nhiên đứng trước những lời hỏi thăm đầy chân tình của Vân Tiên, nàng đã đáp lại hết sức dịu dàng thể hiện đúng mực thước của một cô gái có học thức, đồng thời cũng thể hiện sự cảm kích, ân tình trước ơn cứu mạng của Vân Tiên. Trong cuộc đối thoại với Vân Tiên, nàng cũng đã thổ lộ rõ cảnh ngộ của mình. Đó là việc nàng từ ngàn dặm xa xôi tới đây, không quản hiểm nguy chỉ mong đến được vùng Hà Khê để đoàn tụ với gia đình “tiện bề nghi gia”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng thực khiến cho người đời cảm động. Hình tượng Kiều Nguyệt Nga chính là hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến đương thời.

“ Quê nhà ở quận Tây Xuyên

Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê

Sai quân đem bức thư về

Rước tôi qua đó định bề nghi gia

Làm con đâu dám cãi cha

Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.

Tuy nhiên nét đẹp của nàng không chỉ dừng lại ở đó. Phẩm chất cao quý nhất của Kiều Nguyệt Nga đó là tấm lòng chân thành sâu sắc, mong muốn được đền ơn đáp nghĩa đối với ân nhân của mình, quả là một cô gái thủy chung, ân nghĩa vẹn toàn.

“Hà Khê qua đó cũng gần

Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”.

Nàng không phải là một cô gái mang ơn cho có, lời nói của nàng đầy chân tình chứ không hề sáo rỗng. Nàng tha thiết muốn đề ơn đáp nghĩa cho Lục Vân Tiên, đấy là biểu hiện của một con người đầy nhân nghĩa, luôn đề cao đạo lí “đền ơn đáp nghĩa” đối với ân nhân của mình. Kiều Nguyệt Nga muốn thực tâm bày tỏ tấm lòng sâu sắc của mình qua hai lần mong muốn được đền ơn. Lần đầu chỉ là quỳ lạy, người đọc có thể nhầm tưởng đây là lời cảm ơn đầy khách sáo nhưng lần thứ hai nàng đã thực tâm tha thiết, chân tình mời chàng về nhà để đền ơn, đến đây chúng ta đã thực sự cảm động trước sự chân thành mà sâu sắc của cô gái này. Cái ơn đó không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cả danh tiết của một người con gái, điều mà với một cô gái nó còn quan trọng hơn cả tính mạng.

“Lâm nguy chẳng gặp giải nguy

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.

Và cũng chính từ tình huống gặp gỡ với con người hiệp nghĩa này, cảm kích trước ơn cứu mạng và phong thái hào hiệp trượng nghĩa của Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã lựa chọn tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai này. Đến đây nó không đơn thuần chỉ là đền ơn đáp nghĩa nữa mà là sự thủy chung, gắn bó sâu sắc với người mà mình yêu thương. Những phẩm chất này sẽ ngày càng được bộ lộ sâu sắc và rõ nét vào những trích đoạn sau của tác phẩm.

Có thể thấy rằng bên cạnh Lục Vân Tiên thì Kiều Nguyệt Nga cũng là nhân vật được khắc họa chân thực và đầy sống động với những nét đẹp tiêu biểu của người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Hình tượng nhân vật nổi bật đến mức trở thành hình mẫu mà những sáng tác văn học trung đại trước và sau vẫn khó có thể vượt qua

19 tháng 10 2021

https://friendshiptag.com/vn/d_a/1809489

4 tháng 6 2016

Của ông Ngư

4 tháng 6 2016

ông Ngư

9 tháng 3 2019

 Truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có nhiều dị bản, bản ngắn nhất có 2082 câu thơ lục bát, bản dài nhất có 2246 câu thơ. Tình tiết nhà vua nhường ngai vàng cho Lục Vân Tiên rồi đi tu là sự khác biệt, tạo nên sự dài, ngắn về văn bản ấy.

Truyện có thể tóm tắt như sau:    

Ở quận Đông Thành, vợ chồng họ Lục sinh được đứa con trai rất tuấn tú, đặt tên là Lục Vân Tiên. Sau khi lên núi tầm sư học đạo, Vân Tiên trở thành một con người xuất chúng: văn võ kiêm toàn.

Trên đường xuống núi về kinh ứng thi, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình. Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công - người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, 2 kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với 4 sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời.

Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin nhà. Chàng vội trở về quê chịu tang mẹ . Quá đau khổ mà lâm bệnh, hai mắt bị mù, Vân Tiên bị bọn lang băm, phù thủy, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền; Trịnh Hâm đẩy xuống sông hãm hại. Vân Tiên được con giao long và ngư ông cứu thoát. Vân Tiên trở lại nhà Võ Công, bị hắt hủi và bị bỏ vào hang sâu cho chết. Vân Tiên được thần núi và ông Tiều cứu ra, gặp lại Hớn Minh, người bạn nghĩa hiệp. Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, tìm đến nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý gả con gái cho Vương Tử Trực, nhưng đã bị chàng mắng nhiếc, y quá nhục mà chết.

Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên gặp nạn đã qua đời, nàng vô cùng thương tiếc, nguyền sẽ thủ tiết. Tên thái sư trong triều hiến kế cho nhà vua bắt đem Kiều Nguyệt Nga cống cho giặc Ô Qua. Nàng đã ôm theo bức hình Lục Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu sống Kiều Nguyệt Nga; sau đó nàng lại dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công muốn nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga bỏ trốn, nương nhờ lão bà ở giữa rừng sâu.

Lục Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà đôi mắt sáng lại. Chàng vội trở lại quê nhà: thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm Kiều Công. Chàng lại đi thi, đậu Trạng nguyên; vua sai đi dẹp giặc Ô Qua. Trên đường chiến thắng trở về, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga, hai người mừng mừng tủi tủi.

Lục Vân Tiên trở lại triều đình, tậu hết sự tình đầu đuôi. Tên thái sư và bọn gian ác bị trừng phạt, những người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, vinh hiển.



 

Ở quận Đông Thành, vợ chồng họ Lục sinh được đứa con trai rất tuấn tú, đặt tên là Lục Vân Tiên. Sau khi lên núi tầm sư học đạo, Vân Tiên trở thành một con người xuất chúng: văn võ kiêm toàn.

Trên đường xuống núi về kinh ứng thi, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình. Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công - người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, 2 kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với 4 sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời.

Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin nhà. Chàng vội trở về quê chịu tang mẹ . Quá đau khổ mà lâm bệnh, hai mắt bị mù, Vân Tiên bị bọn lang băm, phù thủy, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền; Trịnh Hâm đẩy xuống sông hãm hại. Vân Tiên được con giao long và ngư ông cứu thoát. Vân Tiên trở lại nhà Võ Công, bị hắt hủi và bị bỏ vào hang sâu cho chết. Vân Tiên được thần núi và ông Tiều cứu ra, gặp lại Hớn Minh, người bạn nghĩa hiệp. Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, tìm đến nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý gả con gái cho Vương Tử Trực, nhưng đã bị chàng mắng nhiếc, y quá nhục mà chết.

Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên gặp nạn đã qua đời, nàng vô cùng thương tiếc, nguyền sẽ thủ tiết. Tên thái sư trong triều hiến kế cho nhà vua bắt đem Kiều Nguyệt Nga cống cho giặc Ô Qua. Nàng đã ôm theo bức hình Lục Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu sống Kiều Nguyệt Nga; sau đó nàng lại dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công muốn nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga bỏ trốn, nương nhờ lão bà ở giữa rừng sâu.

Lục Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà đôi mắt sáng lại. Chàng vội trở lại quê nhà: thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm Kiều Công. Chàng lại đi thi, đậu Trạng nguyên; vua sai đi dẹp giặc Ô Qua. Trên đường chiến thắng trở về, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga, hai người mừng mừng tủi tủi.

Lục Vân Tiên trở lại triều đình, tậu hết sự tình đầu đuôi. Tên thái sư và bọn gian ác bị trừng phạt, những người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, vinh hiển.