K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3

Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

Hãy đề xuất 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt.

* Ý nghĩa:

- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

- Điều kiện văn hóa-kinh tế- chính trị là tiền đề và điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.

- Bảo tồn và phát huy giá trị thành tựu của Văn minh Việt cổ, có giá trị đối với dân tộc- quốc gia và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

* 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt:

- Bảo đảm tự tâm hướng thiện, tự giác duy trì đạo đức chung, đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ, vứt bỏ cái giả, cái ác, cái xấu, thúc đẩy ngày càng nhiều những điều tốt đẹp trong xã hội.

- Xây dựng hệ giá trị văn hóa; phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; nâng cao đạo đức công dân.

- Sáng tạo phong cách, tôn trọng sự khác biệt, cổ vũ sức sáng tạo văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người làm công tác văn hóa, đề cao chất lượng sản phẩm văn hóa, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật mang tính tư tưởng, nghệ thuật cao.

- Không ngừng nâng cao dân trí, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần khoa học.

28 tháng 3 2016

* Các biện pháp nhà nước và nhân dân ta đã tiến hành để phát triển kinh tế từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

- Sau khi giành được nền độc lập tự chủ của dân tộc, các triều đại phong kiến đều có những chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế.

+ Thời Đinh - Tiền Lê, nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng ruộng đất canh tác. Đẩy mạnh khai hoang vùng châu thổ, các con sông lớn, ven biển.

+ Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày ruộng tịch điền, cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê.

+ Năm 1248, nhà Trần cho đắp đê "quai vạc" từ đầu nguồn đến cửa biển để ngăn lũ lụt. Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp đê.

+ Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, qúy tộc mộ dân nghèo đi khai hoang, lập đền trang.

+ Thời Lê sơ, nhà nước ban hành phép quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất công ở các làng xã. Khuyến khích nhân dân khai hoang, hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.

+ Thời Lý, Trần, Lê bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, đấy mạnh chăn nuôi. Các cây trồng chính lúc bấy giờ là lúa, khoai, sắn ngoài ra còn trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả, rau, đậu....

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Thủ công nghiệp: trong nhân dân các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng cao.

+ Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cho lập các xưởng thủ công, để rèn đúc vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền chiến.

- Thương nghiệp:

Nội thương và ngoại thương phát triển: buôn bán giữa các vùng miền rất phát triển, chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi. Nhà nước xây dựng nhiều bến cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.

+ thời Lê sơ: thủ công nghiệp và thương nghiệp phục hồi và phát triển, Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường, buôn bán sầm uất.

+ Nội thương: nhiều chợ mới được mọc lên, nhà nước ban hành lệnh tập chợ, khuyến khích trao đổi hàng hóa.

+ Nhà Lê sơ không chủ trương mở rộng buôn bán với nước ngoài. Hạn chế thuyền nước ngoài vào khám xét nghiêm ngặt.

* Tác dụng:

- Do nhà nước có những biện pháp phù hợp, kinh tế nước ta thời kì này phát triển ổn định, đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội được ổn định. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, đánh tan nhiều cuộc xâm lăng của phong kiến phương bắc.

- Kinh tế phát triển, tăng cường sức mạnh quốc phòng, góp phần xây dựng quốc gia Đại Việt cường thịnh, nền độc lập được củng cố, bờ cõi được giữ vững.

Câu 22: Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, nhìn chung các tôn giáo ở đây    A. cùng tồn tại và phát triển hòa hợp. B. cùng tồn tại, phát triển nhưng ít hòa hợp.    C. phát triển độc lập, đôi lúc có xung đột.   D. không thể cùng tồn tại, phát triển lâu dài.   Câu 23: Văn học Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh cả về hình thức và nội dung từ văn học    A. Ấn Độ.            B. Nhật Bản.         C. Trung Quốc.     D....
Đọc tiếp

Câu 22: Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, nhìn chung các tôn giáo ở đây

    A. cùng tồn tại và phát triển hòa hợp.

B. cùng tồn tại, phát triển nhưng ít hòa hợp.

    C. phát triển độc lập, đôi lúc có xung đột.  

D. không thể cùng tồn tại, phát triển lâu dài.  

Câu 23: Văn học Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh cả về hình thức và nội dung từ văn học

    A. Ấn Độ.            B. Nhật Bản.         C. Trung Quốc.     D. phương Tây.

Câu 24: Thành tựu nổi bật của nền văn minh Đông Nam Á giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII đó là

    A. sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo.     

B. sự du nhập của văn hóa phương Tây.

    C. sự ra đời và bước đầu phát triển của nhà nước.

D. văn học đạt nhiều thành tựu to lớn.

Câu 25: Tác phẩm văn học viết nào của Việt Nam thời phong kiến còn được lưu giữ đến ngày nay?

    A. Kim Vân Kiều.                             B. Đẻ đất, đẻ nước.        

C. Ra-ma-ya-na.                                  D. Truyện Kiều.

Câu 26: Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là

    A. gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp.

    B. cầu sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa.

    C. lai tạp nhiều yếu tố văn hóa phương Đông.

    D. ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa rõ nét.

Câu 27: Ngày nay ở Đông Nam Á, quốc gia nào được xem là quốc gia Hồi giáo lớn nhất?

    A. Ma-lai-xi-a.     B. In-đô-nê-xi-a.   C. Phi-lip-pin.       D. Mi-an-ma.

Câu 28:                                            “Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

    Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng, tôn giáo nào?

    A. Phật giáo.                                    B. Tín ngưỡng thờ thần. 

    C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.                  D. Hin-đu giáo.

Câu 29: Ngày nay, chuyến hải trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản” là một hoạt động thường niên được tổ chức nhằm

    A. giúp các bạn trẻ tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm về lịch sử, văn hóa Đông Nam Á.

    B. thu hút thanh niên Đông Nam Á tìm hiểu, khám phá về lịch sử, văn hóa nhân loại.

    C. giúp thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản trải nghiệm chuyến hành trình trên biển.

    D. hỗ trợ thanh niên chia sẻ những giá trị trường tồn của văn hóa Nhật Bản đến thế giới.

Câu 30: Ý nào sau đây là nguy cơ của nền văn minh Đông Nam Á trước xu thế toàn cầu hóa của nhân loại hiện nay?

    A. Phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn.

    B. Tiếp nhận thêm nhiều yếu tố văn hóa mới tích cực.

    C. Đánh mất dần bản sắc văn hóa của các dân tộc.

    D. Học hỏi được những tiến bộ kĩ thuật bên ngoài.

 

 

 

1
7 tháng 5 2023

22a 23c 24c 25d 26a 27b 28c 29a 39c

24 tháng 2 2017

Chọn A

4 tháng 1 2022

Ai trả lời giúp em:)