Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy:
-Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.
- In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.
*Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ.
+) - "mặt" trong ngửa mặt: khuôn mặt -> nghĩa gốc
"mặt" 2 : mặt trăng -> nghĩa chuyển
Phương thức :
- Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đó khiến cho người lính áy náy dù cho không bị quở trách một lời nào. Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thơ: mặt trăng và mặt người đang cùng nhau trò chuyện . ( từ mặt thứu nhất là mặt ngời, thứ 2 lặmt trăng)
Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình - ánh trăng tri kỉ Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” Ngưia mặt lên nhìn trăng người lính thấy cả một bầu kỉ niệm hiện ra, những ngày tháng bên trăng cùng trăng. Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và những giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! ( nó cũng báo trước cho ta bik sẽ có một giây phút giật mình đối ngộ sau đó "đủ cho ta giật mình" ) Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.
Nếu viết ngửa mặt lên nhìn trăng thì câu thơ không có sự đăng đối trong câu, hơn nữa từ “mặt” thứ hai trong câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho chất thơ.
Câu thơ cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài khe cửa
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh)
Tham Khảo:
*Mở đoạn: đạt yêu cầu về nội dung, hình thức.
*Thân đoạn: biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (giọng điệu, ngôn ngữ thơ, cách sử dụng các hình ảnh…) có dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ cảm xúc và những suy ngẫm của tác giả:
- Điệp từ “mặt”, lối chuyển nghĩa độc đáo:
+ Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng.
+ Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình.
- “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình -> để rồi thức tỉnh.
- “Đồng, bể, sông, rừng”:
+ Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ.
+ Kéo trăng và người xích lại gần nhau.
+ Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ.
+ Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình.
Càng thức tỉnh sâu sắc hơn khi:
- “Trăng”:
+ “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.
+ “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc -> cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.
- Người “giật mình” -> thức tỉnh:
+ Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn.
+ Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng.
+ Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.
Nếu viết ngửa mặt lên nhìn trăng thì câu thơ không có sự đăng đối trong câu, hơn nữa từ “mặt” thứ hai trong câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho chất thơ.
Câu thơ cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài khe cửaTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ(Vọng nguyệt – Hồ Chí Minh)
Trăng xưa như đã đến với người. vẫn tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung. Người ngắm trang rồi bang khuân suy ngẫm:
"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rung rung".
Con người đang "mặt đối mặt" với trăng, với những giá trị tinh thần mình đã lãng quên, khước từ. Hai "mặt" ấy mãi là một, không thể tách rời và cũng chưa từng tách rời. Chỉ có con người cắm cúi vào những vật chất, phồn hoa tầm thường mà quên mất thôi. Từ láy "rưng rưng" đã thể hiện sâu sắc cảm giác con người lúc này.
Đây là bài mình tự làm. Không cop mạng. Vì vậy... bạn làm ơn xem giùm mk nha!
Sống trong hiện tại mà quên đi quá khứ , sống trong hoà bình có đầy đủ vật chất mà quên đi những ngày gian khổ .
Nhưng nhà thơ không dừng lại ở đó mà còn sáng tạo ra một cuộc sống chân thật mà cũng rất quen thuộc xảy ra ở đô thị đó là hệ thống đèn điện tắt cả.Một không gian phòng buyn-đinh tối om .Người chiến sĩ cũng giống như bao người khác vội bật tung cửa sổ , đột ngột thấy vầng trăng .Như vậy trăng xưa lại đến với người vẫn tròn vẫn đẹp và thuỷ chung với mọi người .
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng, là bể
Như là sông, là rừng
Người ngắm trăng và suy ngẫm bâng khuâng “Ngửa mặt lên nhìn mặt ”. Hai chữ “mặt ”trong một vần thơ , mặt trăng và mặt người đối diện nhau . Đó là nhìn mặt tri kỉ, mặt của tình nghĩa mà bấy lâu nay mình dửng dưng. Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Trăng chẳng nói chẳng trách nhưng tâm trạng của người lính có gì đó rưng rưng .Phải chăng đó là tâm trạng xúc động nghẹn ngào .Nước mắt như trực ứa ra .Bao kỉ niệm đẹp của một đời người đã ùa về trong tâm trí người chiến sĩ .Từ "rưng rưng" gợi tả nỗi xúc động của thi sĩ. Những kỷ niệm ngày nào bấy lâu tưởng bị chôn vùi nay lại ùa về đánh thức tâm hồn người trong cuộc "như là đồng là bể,như là sông là rừng”.Câu trúc của câu thơ sóng đôi kết hợp với phép tu từ so sánh , từ “là" được nhắc lại bốn lần cho ta thấy ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa.Ông đã gợi ta được sự gắn bó chan hoà với thiên nhiên của người chiến sĩ trong quá khứ. Bởi lẽ nhớ tới đồng, tới sông , tới bể là nói tới thời ấu thơ , nói tới rừng là nói tới thời chiến tranh. Hai hình ảnh thơ này được lặp lại ở khổ thơ đầu .Như vậy vầng trăng trong đoạn thơ không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là biểu tượng của quá khứ tình nghĩa.Vầng trăng đã đánh thức dậy tất cả, từ những năm tháng hoa niên cho đến khi cầm súng hành quân đuổi giặc dưới những cánh rừng. Hóa ra những ký ức đẹp đẽ ấy đã không mất đi và con người không phải hoàn toàn vô tâm đến thế. Ký ức ấy chỉ tạm lắng xuống, con người trong lúc bận rộn có thể lãng quên đi nhưng chỉ cần một tác động nhỏ nào đó, chúng sẽ sống dậy vẹn nguyên, thậm chí còn đằm sâu hơn, tạo nên vẻ đẹp không gì sánh nổi của tâm hồn con người.