Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở Mỹ và Pháp, khi thay răng trẻ em tin rằng Thần Răng cho em nhiều đồ chơi mới. Ở Tây Ban Nha, khi thay răng, trẻ em tin rằng chuột sẽ cho các em tiền. Ở Việt Nam, trẻ em để những chiếc răng chuột dưới gặm giường và nói “Chuột chuộ, chít chít, tao đổi răng mày mày đổi răng tao”. Trẻ em các nước đều ao ước có những chiếc răng mới sạch sẽ và khỏe mạnh.
Ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngay càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó vùng vẫy và có nguy cơ chết vì băng giá.
Làm thế nào để cứu chúng bây giờ? Tàu phá băng được phái đến. Tàu làm việc liên tục nhưng kết quả không được là bao. Những tảng băng bị phá lại nhanh chóng liền lại vì trời quá lạnh. Tàu đành phải quay về.
Những người ở đây thay nhau cuốc những tảng băng để cố giữ lại diện tích nước cho đàn cá bơi lội vì chúng không thể sống trong nước đóng băng, cứ chừng vài phút lại phải nhô lên mặt nước để thở. Chúng chậm chạp dần và một số con yếu sức đã bị chết.
Giữa lúc nầy, tàu phá băng quay trở lại sau khi máy bay thăm dò dẫn đi theo một con đường hợp lý nhất. Tàu đã vào được với đàn cá và đang loay hoay tìm cách dẫn chúng đi ra biển. Đàn cá bơi, quẫy ríu rít … nhưng nhất định không chịu bơi theo con kênh do tàu phá băng dẫn ra biển.
Lúng túng mãi, mọi người tưởng như đành bó tay thì một thủy thủ chợt nhớ ra rằng cá heo rất nhạy cảm với âm nhạc. Anh ta liền mở băng nhạc và giữa biển khơi mênh mông trắng toát của miền Bắc cực, tiếng nhạc vút lên như lay động không gian bao la.
Sự căng thẳng của mọi người như tan biến hết và đàn cá cũng như reo vui với tiếng nhạc. Đủ các loại nhạc vui, buồn được phát ra. Nhưng chỉ khi nghe nhạc cổ điển, nhất là khi nghe những giai điệu đẹp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki thì đàn cá tỏ ra rất thích thú. Tiếng nhạc đã làm cho đàn cá heo say mê bơi theo con tàu ra biển, thoát khỏi vùng băng giá nguy hiểm.
Tôi là một chú chuột túi bé con. Cả ngày tôi ở trong cái túi ấm áp của mẹ. Một hôm, bố ôm tôi vào lòng và nói:
- Bố báo cho con một tin vui: Con sắp có em đấy!
- Nhưng túi của mẹ chỉ đủ cho một đứa, vậy em bé sẽ ngủ ở đâu hả bố? - Tôi băn khoăn hỏi bố.
- Con đã là anh rồi! – Bố nói với tôi. - Con sẽ nhường chỗ cho em con, đúng không?
Tôi không trả lời bố. Vì nghe bố nói thế, tôi không khoái tí nào. Chẳng lẽ từ nay trở đi, tôi sẽ phải nhảy lóc cóc theo mẹ?
Thế rồi em của tôi ra đời. Em nhỏ xíu và rất là xinh. Cả nhà tôi vui mừng khôn xiết. Tôi hãnh diện vì mình có một cô em gái. Đi đâu, gặp ai tôi cũng hớn hở khoe:
- Tôi có em rồi! Tôi có em rồi!
Tranh 1: Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân trường. A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên không tham gia nhóm nào. Thấy cô bé thẩn thơ ngoài sân, thầy giáo bảo: “Em vào chơi với các bạn đi!”. Được thầy khích lệ, A-i-a cất tiếng: “Cho mình… chơi… với!”. Nhưng em nói nhỏ quá nên chẳng ai nghe thấy. “Nào, các em!”. Nghe tiếng thầy giáo, tất cả liền dừng chơi. A-i-a lấy hết can đảm, nhắc lại một lần nữa: “Cho mình… chơi với!”
Tranh 2: Đến lượt làm người đuổi bắt. A-i-a không bắt nổi ai vì cô bé chạy quá chậm, “Người đuổi bắt mà chậm thế này thì chán quá!” – Tét-su-ô kêu lên, khiến A-i-a càng lúng túng.
Tranh 3: Thầy gọi A-i-a vào lớp, hỏi: “Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.” Kể từ hôm đó, cứ đến giờ ra chơi là A-i-a lại mang các bức vẽ đến cho thầy xem. Thầy treo những bức trang đó trên bức tường dọc hành lang. “Tranh đẹp quá!”, “Tranh của A-i-a đấy!”
Tranh 4: Một hôm, Tét-su-ô đến gặp A-i-a, bảo: “Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé.”
Đây là bài đã đọc nhưng mà nó trên gg nha bạn:
Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.
Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.
Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.
Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.
Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.
Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.
Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.
Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.
Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.
Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.
Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…
Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ còn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.
Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đằng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.
Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!
Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!
Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!
đọc truyện, nói chuyện, truyện kể, câu chuyện, trồng trọt, trải chuốt, trái câu, trà sữa, trong veo
- Đọc truyện
- Nói chuyện
- Truyện kể
- Câu chuyện
- Trồng trọt
- Chải chuốt
- Trái cau
- Trà sữa
- Trong veo
:VD nhé
Giấu cày
Ngày xửa ngày xưa có 2 vợ chồng ông lão sống với nhau rất đầm ấm. Thế rồi chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra mà tự dưng vợ lại mắng chồng. Hóa ra, chuyện là thế này: Ông chồng ông ý đang gặt thì bị vợ gọi về ăn cơm. Ông bèn hô to: ''Đợi tôi giấu cái cày này vào bụi đã.'' Rồi về nhà, vợ ông trách: ''Ông la to thế cho trộm nó biết à? Giời ơi là giời!'' Ăn xong, bác vội vã ra đồng xem đã mất cày chưa. Khi về nhà, ngó trước ngó sau không thấy ai, bác mới khẽ vào tai vợ: ''Bị trộm thật.''
VD đó nha
1. Sáng Chủ nhật, chị Hai lật tờ lịch, nói như reo:
- Một tuần nữa là đến năm học mới rồi!
Tôi cũng thấy háo hức. Một tuần nữa thôi, tôi sẽ được gặp lại các bạn. Mấy tháng hè ở nhà, tôi nhớ những người bạn thân thương quá đi thôi!
2. Từ tuần trước, ba mẹ đã đưa chị em tôi đi mua sách vở. Tôi mở một quyển sách, mùi giấy mới thơm dịu khiến tôi thêm náo nức, mong đến ngày tựu trường.
3. Chị Hai rủ tôi cùng bọc sách vở. Ngắm những quyển vở mặc áo mới, dán chiếc nhãn xinh như một đám mây nhỏ, tôi thích quá, liền nói:
- Năm nay, chị để em tự viết nhãn vở nhé! Chị Hai cười, đồng ý ngay.
Tôi hơi run khi cầm bút. Nhưng rồi tên trường, tên lớp, tên môn học,... cũng theo tay tôi mềm mại hiện lên.
4. Chị Hai nhìn chiếc nhãn vở, mỉm cười:
- Em viết đẹp hơn chị rồi!
Biết chị trêu nhưng tôi vẫn thấy vui. Lần đầu tiên tôi viết nhãn vở kia mà.
Giá được đến lớp ngay hôm nay nhỉ! Tôi sẽ khoe với các bạn chiếc nhãn vở đặc biệt này: nhãn vở tự tay tôi viết.
a. Chiếc đồng mới hỏi hai chiếc đồng hồ cũ về công việc thường ngày phải làm.
b. Chiếc đồng hồ thứ nhất đã nói rằng mỗi ngày phải tích tắc rất nhiều lần.
c. Chiếc đồng hồ mới lo lắng về công việc sắp tới.
d. Chiếc đồng hồ thứ hai nói những lời an ủi và nói với chiếc đồng hồ mới rằng chỉ cần chạy đều đặn mỗi ngày sẽ hoàn thành nhiệm vụ thôi.
e. Cuối cùng chiếc đồng mới đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.