K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2015

Đặng Tuấn Hưng ngu mới đúng , anh ta ít tuổi bố nên bố anh ta chết trước là đúng rồi !!!!!!!

 

Còn    vu tien dat thì hay thật , phần này có Đố vui gì đâu , phải là " Giải trí " mới đúng chứ !!!!!!!!

22 tháng 8 2015

sao anh chàng này giốt thế anh ta chết trước cơ mà

Khá là cảm động và thấm thía:Công bằng từ yêu thươngRõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối.Khi còn nhỏ, tôi và em trai rất hay cãi lộn. Mỗi lần như vậy mẹ tôi thường bảo: "Con lớn hơn thì phải nhường em". Đương nhiên với một đứa trẻ thì cách phân xử này của mẹ thật không công bằng. Tôi tìm tới bà nội. Bà nội bảo: "Con là con gái thì phải nhu mì, hiền dịu. Sao...
Đọc tiếp

Khá là cảm động và thấm thía:

Công bằng từ yêu thương

Rõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối.

Khi còn nhỏ, tôi và em trai rất hay cãi lộn. Mỗi lần như vậy mẹ tôi thường bảo: "Con lớn hơn thì phải nhường em". Đương nhiên với một đứa trẻ thì cách phân xử này của mẹ thật không công bằng. Tôi tìm tới bà nội. Bà nội bảo: "Con là con gái thì phải nhu mì, hiền dịu. Sao cứ tranh cãi như con trai thế ?". Cả nhà chẳng ai bênh tôi.

Tôi đem chuyện này kể với bố. Bố là người thương tôi nhất. Bố cười rồi đem tới một cái bánh, hai cái đĩa và một con dao. Đầu tiên bố lấy bánh lên đĩa, lấy thước kẻ đo hai phần bằng nhau rồi dùng dao cắt làm đôi. Sau đó, bố đặt bánh lên hai chiếc đĩa rồi hỏi:

- Con thấy chiếc bánh bố chia đã công bằng chưa?

Tôi lấy thước kẻ đo lại rồi bảo: - Bằng nhau rồi ạ.

Bố tôi lắc đầu: - Thế này chưa công bằng đâu con. Con thử nghĩ mà xem, con mới chỉ thấy bố cắt chiếc bánh bằng nhau. Còn những yếu tố khác con chưa nghĩ tới phải không. Con xem, con lớn hơn em đáng lý phải được phần bánh lớn hơn chứ. Lớn hơn đương nhiên phải ăn nhiều hơn đúng không nào ?

Tôi mở mắt tròn xoe nhìn bố: - Nhưng con không cần phần lớn hơn mà.

Bố lại ví dụ tiếp: - Con có hai tay, giờ nếu bắt buộc phải bỏ một tay thì con chọn tay phải hay tay trái?

Tôi giãy nảy: - Con muốn cả hai tay cơ.

- Thế con không thấy tay phải cần thiết hơn tay trái sao? Rõ ràng con viết bài, quét nhà... chỉ cần dùng một tay là đủ.

- Nhưng có lúc phải hai tay mới làm được. Con không thể buộc tóc, ăn cơm bằng một tay.

Bố cười bảo: - Con hoàn toàn có thể làm bằng một tay, nếu như con kiên trì luyện tập.

- Nhưng dù sao có hai tay vẫn hơn mà bố.

Đến lúc ấy bố mới giải thích: - Đấy, con nhớ nhé. Rõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối. Con thấy rằng mẹ và bà không công bằng khi chị em con cãi nhau. Thế con có thấy công bằng khi em ăn ít hơn con, nhỏ hơn con nhưng lại được giao công việc bằng con. Còn nữa, khi con còn nhỏ bố mẹ luôn mua quần áo mới cho con mặc. Còn em sinh ra sau con, để tiết kiệm bố mẹ chỉ cho em mặc quần áo cũ của con. Vậy là có công bằng không? Con vẫn có nhiều lúc được hưởng biệt đãi nhiều hơn em con mà.

Bố ngừng một chút lại rồi nói tiếp: - Hai chị em con cũng giống như bàn tay của bố vậy. Rõ ràng là bố, mẹ cần cả hai con đúng không nào? Bố mẹ sẽ thấy thật không may mắn nếu thiếu một trong hai chị em con. Vì thế con hãy yêu thương em nhiều hơn. Chắc chắn con sẽ nhận được nhiều hơn những gì con đã cho đi. Lúc đó con sẽ thấy cuộc đời công bằng với con biết nhường nào.

 

3
20 tháng 4 2018

hay quá lại còn làm mình hiểu nữa ,thật cảm động

3 tháng 1 2021

Very good!😍😍😍😘

chả biết từ lúc nào cuộc sống của tôi bỗng tràn ngập nước mắt , tôi sinh gia trong gia đình không được khá giả , nhưng có thể nói tôi không phải làm những công việc nặng nhọc , có thể lí do là vì họ hàng anh em tôi đều học giỏi , đều đỗ vào các trường lớn có tiếng tăm , sự nghiệp phát triển , mà bố mẹ lúc nào cũng ép tôi phải học , học , học cho bằng họ , ngay từ khi 2 , 3...
Đọc tiếp

chả biết từ lúc nào cuộc sống của tôi bỗng tràn ngập nước mắt , tôi sinh gia trong gia đình không được khá giả , nhưng có thể nói tôi không phải làm những công việc nặng nhọc , có thể lí do là vì họ hàng anh em tôi đều học giỏi , đều đỗ vào các trường lớn có tiếng tăm , sự nghiệp phát triển , mà bố mẹ lúc nào cũng ép tôi phải học , học , học cho bằng họ , ngay từ khi 2 , 3 tuổi , bố mẹ đã gửi tôi ở với ông bà để đi làm , ừ thì biết rằng đi để kiếm tiền nuôi tôi , nuôi gia đình nhưng họ cũng ít khi về thăm con , hay hỏi thăm này nọ tôi vẫn chấp nhận , bình thường , ừ có sao đâu .... tôi ổn mà , đến khi 5 tuổi  thì họ về sống cùng với tôi , những ngày tháng đầu tôi hạnh phúc , hạnh phúc lắm , nhưng càng dần về sau tôi lại cảm thấy .... cảm thấy ức nghẹn  hằng ngày họ bắt tôi học , học , từ 5 tuổi tôi đã phải tính các phét tính có 4 chứ số , đọc thuộc hết các bảng nhân bảng chia , làm những bài tập của học sinh lớp 3 lớp 4 lúc ấy , tôi thèm lắm cái cảm giác được chơi cùng bạn bè , có những lần nhìn qua khe cửa thấy lũ bạn rủ nhau chơi nhảy dây này nọ , mà tôi chảy nước mắt , ở độ tuổi này đáng nhẽ tôi phải được vui chơi là chính nhưng không học học là quan trọng nhất ,  tôi lúc nào cũng nghe lời bố mẹ , cố gắng học thật tốt nghe lời , năm nào cũng được giấy khen học giỏi thi này thi nọ, nhưng cho đến năm tối lên cấp 2 tôi đã bắt đầu Yêu , chả biết vì lí do gì mà tôi lại yêu sớm  thế , bắt đầu có cảm giác thích một ai đó , nhưng hồi ấy chỉ thích đơn phương và không nói cho ai biết , rồi dần dần tôi sao nhãng học hành , kết quả tụt thấp bài kiểm tra bắt đầu xuất hiện những con 5 ,6 thậm chí là 2  tôi giấu bố mẹ những bài kiểm tra ấy và rồi cũng bị phát hiện , họ la mắng quát tháo thậm chí đánh , tát tôi '' tao không có đứa con như mày '' '' mày nhìn con *** xem , nó lúc nào cũng đứng nhất lớp , còn mày thì ? '' '' mày chỉ mỗi việc ăn với học mà cũng không xong , mày nghỉ mẹ mày đi '' '' học nốt lớp 9 tao cho mày đi làm '' những lần đầu tiên nghe những lời chửi bới xúc phạm ấy , tôi suy sụp , nhưng ai biết được , ngày nào họ cũng lặp lại những câu nói đó thường xuyên , thậm chí còn thậm tệ hơn nhiều ,lên lớp 7 , tôi đã tìm ra thứ giúp tôi giảm stress là Face , tôi dùng Face để kết bạn , nch với bạn bè , hay là crush , tôi cảm thấy họ còn yêu thương quan tâm hơn chính bố mẹ mình rồi họ cũng cấm tôi chơi facebook   bắt tập trung vào học hành , nhưng tôi vẫn dùng trộm , lên lớp 8 tôi bắt đầu biết tán tỉnh , thả thính , rồi dần dần đánh nhau , cúp học , chia bè kéo phái trở thành một đứa học sinh hư hỏng , tôi của lúc này là người mà lúc nhỏ tôi cực ghét nhà trường biết , bố mẹ biết , họ lại càng xúc phạm tôi thậm tệ hơn , '' mày cút khỏi nhà , mày không phải ở cái nhà này nữa , tao mà biết mày khốn nạn như thế này tao đã đéo thèm đẻ mày ra rồi , sao mày không chết luôn đi cho xong , tao thà không có con còn hơn có loại người như mày , họ bắt đầu lôi tôi ra so sánh , hết với còn nhà người ta , thậm chí là một con chó , con bò họ chỉ xúc phạm đánh đập , họ nói thôi thay đổi làm họ thất vọng mà chả bao giờ hỏi lại vì sao tôi đổi thay ? ......... rồi đến bây giờ thì tôi cũng chẳng có gì làm động lực phấn đấu chán nản , nhiều lúc có suy nghĩ tiêu cực , dần dần trở nên ít nói , ít cười , mỗi khi gặp bàn bè họ cứ tưởng tôi hạnh phúc , nhưng không .......... tôi không Hạnh Phúc

dù đăng lên đây là không đúng nhưng tôi cảm thấy thoải mái , có khóa nick cũng được

4
15 tháng 3 2021

những cái loại cha mẹ không chấp nhận được 

vui lên đi cứ nghĩ cái gì vui vẻ là nỗi buồn sẽ tan ngay ấy mà 

3 tháng 11 2021

quắbacaw

 Chuộc lương tâmCách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước...
Đọc tiếp

 

Chuộc lương tâm

Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.

Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: "Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ!"

Mẹ tôi trả lời: "Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con?"

Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: "Con cần đồng hồ làm gì thế hả?"

Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: "Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp."

Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý, thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng.

Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: "Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy! Thôi, mẹ về đây."

Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: "Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ?" Mẹ tôi trả lời: "Bố mày bán máu lấy tiền đấy!"

Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi? Trời ơi! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.

Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.

Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: "Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé!" Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể.

Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lị xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: "Chiếc đồng hồ vẫn còn đây."

Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !

Tôi kinh ngạc hỏi: "Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ?" Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: "Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy!"

Tôi hỏi tiếp: "Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ?" Thầy bảo: "Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người."

đã bao giờ các bạn đòi hỏi bố mẹ như thế chưa ?

4
9 tháng 7 2015

Lê Quang Phúc: Dô duyên vừa phải thôi chứ, người ta đăng thì kệ người ta đi.

9 tháng 7 2015

người ta muốn gửi hay làm j thì kệ người ta chứ

Câu đố vui 1: Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?Câu đố vui 2: Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay?Câu đố vui 3: Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh cây mà không làm động con chim?Câu đố vui 4: Cái đầu giống mèo, chân giống mèo, và tai...
Đọc tiếp

Câu đố vui 1: Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?
Câu đố vui 2: Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay?
Câu đố vui 3: Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh cây mà không làm động con chim?
Câu đố vui 4: Cái đầu giống mèo, chân giống mèo, và tai giống con mèo, nhưng không phải con mèo. Vậy là con gì?
Câu đố vui 5: Miệng rộng nhưng không nói một từ, là gì?
Câu đố vui 6: Không bố mẹ nào phản ứng khi giáo viên đánh những đứa trẻ trong lớp, tại sao?
Câu đố vui 7: Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy?
Câu đố vui 8: Cái gì bạn không mượn mà trả?
Câu đố vui 9: Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi?
Câu đố vui 10: Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 tiếng?
Câu đố vui 11: Lúc lý tưởng để ăn trưa?
Câu đố vui 12: Cái gì nằm ngay trước mắt mà con người luôn bỏ qua?
Câu đố vui 13: Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả: Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?
Câu đố vui 14: Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người?
Câu đố vui 15: 30 chia 1/2, và cộng thêm 10, bằng bao nhiêu?
16: Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?

Giải nhé

9
8 tháng 10 2015

​1.tàu điện ko có khói

​2.đừng để tay vào

​3.đợi con chim bay đi

4.con của con mèo

5.con sông

7.tương lai

​8.lời xin lỗi

9.ngày mai

​10.lúc đồng hồ bị hỏng

​11.sau buổi sáng

13.bạn còn 2 quả táo

​14.có 7 người

15.25

​16.thắp que diêm

8 tháng 10 2015

1)ko đi về hướng nào hết vì đó là tàu điện

 

29 tháng 8 2015

Hay vồn

5 tháng 9 2015

haha tui thik cả 2 bài đây là bài hay nhất

27 tháng 1 2016

chẳng tấy pùn cười tí ti nào

 Bài học từ người họa sĩNgày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi. Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành...
Đọc tiếp

 

Bài học từ người họa sĩ

Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi. Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò. Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo, nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.

Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:

- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.

Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:

- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra sơ suất trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó. Rajeev làm theo lời thầy, đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất. Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.

 

Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:

 - Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết – những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.

hãy đọc và suy ngẫm

4

Bài này giống trong truyên vẽ trứng, nhưng tớ thích bài này

8 tháng 7 2015

Mình thích bài này của bạn!