K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2016

Có lẽ ko cần hay qá làm gì chỉ cần mk có tấm lòng thì thầy cô nhất định sẽ hiểu thui !!!!

 

18 tháng 11 2016

Hay Thật ! Chắc bạn là người rat qui mến thầy cô !ok

 

Tìm những câu văn , từ ngữ bộc lộ tình cảm về cây phượng trong đoạn văn sauThời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi...
Đọc tiếp

Tìm những câu văn , từ ngữ bộc lộ tình cảm về cây phượng trong đoạn văn sau

Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò." Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè . Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn. Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

  Giup mình với chiều nộp rồi ! 

0
soạn văn : mẹ tôicâu 1: tâm trạng của người bố với en -ri-cô được thể hiện qua những chi tiết nào ? Em hiểu gì về tâm trạng của người bố lúc đó ?câu 2 : theo em tại sao trong thư , người bố rất tức giận , nghiêm khắc phê phán cũng như trong bức thư người bố luôn lặp lại những lời lẽ : en-ri -cô của bố ạ , en-ri-cô à !, en -ri -cô này , bố rất yêu con , con là niềm hi vọng tha thiết...
Đọc tiếp

soạn văn : mẹ tôi

câu 1: tâm trạng của người bố với en -ri-cô được thể hiện qua những chi tiết nào ? Em hiểu gì về tâm trạng của người bố lúc đó ?

câu 2 : theo em tại sao trong thư , người bố rất tức giận , nghiêm khắc phê phán cũng như trong bức thư người bố luôn lặp lại những lời lẽ : en-ri -cô của bố ạ , en-ri-cô à !, en -ri -cô này , bố rất yêu con , con là niềm hi vọng tha thiết nhất trong đời bố ...?

dùng những lời lẽ như vậy có tác dụng gì ?

câu 3 : qua  đó giúp em hiểu thêm gì về người bố của en-ri-cô ?

câu 4 : thông qua lời nói của bố , hình ảnh người mẹ được hiện lên qua những chi tiết nào ? người bố muốn nhắn nhủ với en -ri -cô những gì về mẹ  ? em cảm nhận như thế nào về người mẹ của en -ri -cô ?

3
28 tháng 9 2020

bạn vô vietj jack á

17 tháng 1 2021

Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)

Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm

- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết cho con khi con phạm lỗi

→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao

Câu 2 (trang 11 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”

- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:

     + Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố

     + Bố không thể nén cơn tức giận đối với con

     + Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ

     + Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:

     + Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

     + Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

     + Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con

Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:

a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình

Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)

Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

20 tháng 11 2016

cho mk gửi lời chúc như vậy đến các thầy cô trên hoc24 luôn nhé .

22 tháng 12 2016

TRINH MINH ANH hay lắm

Bài 1:Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng :''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". Bài 2:Cho đoạn trích :"Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng từng hơi thở hổn hển của con !  ... Nhớ lại điều ấy, bố ko...
Đọc tiếp

Bài 1:Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng :''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". 

Bài 2:Cho đoạn trích :"Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng từng hơi thở hổn hển của con !  ... Nhớ lại điều ấy, bố ko thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En - ri - cô à!  Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ?  Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn ,  người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con ! "

a) Xác định nội dung chính của đoạn trích. 

b) Nội dung đoạn trích trên có gì giống với văn bản "Cổng trường mở ra "

c) Em hãy viết thêm 1 đến 2 câu vào đầu hoặc cuối đoạn trích để khái quát lại đoạn trích đó. 

 

1

Bài 1:Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng :''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". 

-  Không thể hiện đc sự liên kết . Về phương diện ngôn ngữ : mối lên kết chưa đc đảm bảo ( thiếu Trạng ngữ ).

sửa lại : ''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Còn bây giờ ,giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". 

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là...
Đọc tiếp

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là một bài thơ như thế.

Bánh trôi nước là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn truyền thống của dân tộc. Trước hết, Hồ Xuân Hương đã vịnh về bánh trôi một cách rất tài tình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
            Bảy nổi ba chìm với nước non

        Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
            Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Đây là lời chiếc bánh trôi nước tự giới thiệu mình trước bàn dân thiên hạ: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Để làm được chiếc bánh trôi, người ta phải xay bột nếp, nhào bột với nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn nho nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân gian. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Có thể nói, nhà thơ mượn lời của bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi cảm hứng, một ẩn dụ mà thôi:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Từ “trắng” vừa tả cái bánh bằng bột trắng, đồng thời ta có thể liên tưởng đến nước da trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng của người phụ nữ Việt Nam. Từ “tròn” vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em. Do đó, chỉ qua câu thơ thứ nhất, người phụ nữ đã hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp từ bên trong tâm hồn. Vì thế, người phụ nữ xứng đáng có được cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nhưng không, cuộc đời bất công lắm, dẫu đẹp người đẹp nết thế đó nhưng cuộc đời vẫn vùi dập họ. Ta có thể thấy điều này qua câu thơ thứ hai: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. “Bảy nổi ba chìm” là một thành ngữ giàu tính biểu tượng, chỉ sự trôi nổi, lênh đênh giữa cuộc đời của người phụ nữ. “Nước non” là sông, là biển, là núi, là non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là cuộc đời con người. Việc nhà thơ đảo từ “bảy nổi” lên đầu thành ngữ càng nhấn mạnh hơn sự truân chuyên, lận đận của cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa.

Thân phận người phụ nữ càng đáng thương hơn qua câu thơ thứ ba: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nếu chiếc bánh trôi mềm - rắn phụ thuộc vào tay của kẻ nặn thì trong xã hội cũ, người phụ nữ không có quyền định đoạt cuộc đời mình. Quan hệ từ “mặc dầu” càng cho thấy sự phụ thuộc của họ vào xã hội. Cuộc đời người phụ nữ vô định cũng như trái bần trôi trôi nổi giữa con nước mênh mông trong bài ca dao kia:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu của họ, điều duy nhất họ làm chủ được là giữ tấm lòng mình: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. “Tấm lòng son” có thể hiểu là lòng sắt son, thủy chung của người phụ nữ. Dẫu cho cuộc đời có lắm trái ngang, có vùi dập như thế nào đi chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng kiên trinh của mình. Câu thơ còn thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận nhỏ bé, mong manh của người phụ nữ.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với thân phận lênh đênh, lận đận của người phụ nữ Việt Nam đồng thời ca ngợi những phẩm chất sáng ngời của họ. Qua đó, chúng ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn những người phự nữ xung quanh mình.

 

1.    Bài văn trên gồm có mấy phần? Chỉ rõ các phần đó.

2.    Xác định các yếu tố: liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm trong bài văn trên?

0
[Thử thách]Các em có biết guitar là một nhạc cụ có niên đại hơn 4 000 năm?  Đã bao giờ em tự hỏi làm thế nào mà người ta tạo ra được âm thanh từ đàn guitar? Trong hoạt động này, chúng ta sẽ tạo ra những cây đàn guitar của riêng mình và thử nghiệm những âm thanh khác nhau mà chúng có thể tạo ra nhé.Dụng cụ gợi ý: hộp giấy ăn hoặc hộp giấy có lỗ, dây chun, bút.Thực hiện: Hãy cuốn dây chun quanh hộp giấy, đi...
Đọc tiếp

undefined

[Thử thách]

Các em có biết guitar là một nhạc cụ có niên đại hơn 4 000 năm?  Đã bao giờ em tự hỏi làm thế nào mà người ta tạo ra được âm thanh từ đàn guitar? Trong hoạt động này, chúng ta sẽ tạo ra những cây đàn guitar của riêng mình và thử nghiệm những âm thanh khác nhau mà chúng có thể tạo ra nhé.

Dụng cụ gợi ý: hộp giấy ăn hoặc hộp giấy có lỗ, dây chun, bút.

Thực hiện: Hãy cuốn dây chun quanh hộp giấy, đi qua phần lỗ ở trước, sau đó gài chiếc bút ở hai đầu đối diện nhau của hộp giấy, gảy đàn.

Trang trí: Dùng ống giấy để thêm phần cán cho đàn, trang trí thêm các họa tiết khác cho thẩm mĩ.

Câu hỏi:

1. Trong đàn guitar, bộ phận nào phát ra âm thanh? Tại sao con người lại có thể nghe được âm thanh đó?

2. Thử thay các dây chun với độ dày khác nhau, điều gì xảy ra?

3. Thử dịch chuyển hai chiếc bút ở hai đầu lại gần nhau, âm tạo ra thay đổi như thế nào?

Các em hãy cùng khám phá và khoe sản phẩm của mình để được tặng 10 GP nhé!

13
1 tháng 4 2021

a) Dây đàn dao dộng=>Phát ra âm.

-Con người nghe được là vì âm được truyền đến vào tai ta làm màn nhĩ dao động và truyền tới não của con người.

b)-Nếu: Thay dây chun dài hơn=>Vật dao động sẽ ít hơn=>Âm phát ra nhỏ hơn.

-Nếu: Thay dây chung ngắn hơn=>Vật dao động nhanh hơn=>Âm phát ra to hơn.

c) Nếu ta để hai cây bút gần lại với nhau=>Sẽ làm cho vật dao động mạnh hơn=>Tiếng đàn sẽ phát ra to hơn.

 

1 tháng 4 2021

1.Khi gảy đàn ghitar, dây đàn phát ra âm.

Vì khi ng ta gảy đàn không khí ở xung quanh dây đàn sẽ chuyển động và đến màng nhĩ bị tác động rung lên, làm chuyển động các xương thính giác ở tai giữa.. Chuỗi xương này dao động và tác động lên ốc tai ở tai trong. Chất dịch trong ốc tai chuyển động, kích thích các tế bào lông cũng chuyển động và tạo ra các xung điện, truyền tới dây thần kinh thính giác và đưa lên não.

2. Dây chun càng dày âm sẽ càng thấp, càng mỏng âm càng cao.

3. Khi hai chiếc bút càng gần thì âm trầm , càng xa âm càng bổng.

Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa ...(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)Bài giải :-Đoạn thơ đã bộc lộ nhiều tâm tư tình cảm , cảm xúc của tác giả đối với...
Đọc tiếp

Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

 

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa ...

(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Bài giải :

-Đoạn thơ đã bộc lộ nhiều tâm tư tình cảm , cảm xúc của tác giả đối với người mẹ:

-Phép nhân hóa : ''thời gian chạy trên lưng mẹ '' diễn tả thời gian trôi đi vô cùng nhanh , khiến cho mái tóc của mẹ bạc trắng đến nôn nao.Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác '' Một màu trắng đến nôn nao'' đã diễn tả nỗi xót xa lẫn thương yêu hòa quyện của tác giả khi nhìn thấy mái tóc đã bạc trắng , thấm nhuần những dấu vết của thời gian.

-Hình ảnh đối lập ''Lưng mẹ cứ còng dần xuống > < Cho con ngày một thêm cao.'' nhấn mạnh lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với người mẹ.

-Tiếng hát của mẹ giúp chúng ta hiểu được cuộc đời này , tiếng hát của mẹ cho ta hiểu  về tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con.

-Lời ru của mẹ như là lời ru động viên , tiếp thêm động lực để con vững bước trong cuộc đời đầy chông gai , thử thách : '' Lời ru chắp con đôi cánh / Lớn rồi con sẽ bay xa''. Mẹ chính là động lực, là chỗ dựa tinh thần vũng chắc , chính là cuộc sống của con.

1
3 tháng 7 2020

Ủa sao bn trả lời lun vậy?

 đề bài Tiếng ViệtCâu 1:Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt, câu nào là câu rút gọn?a."Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc".b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:    – Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để...
Đọc tiếp

 đề bài Tiếng Việt

Câu 1:Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt, câu nào là câu rút gọn?

a."Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc".

b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

    – Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 2: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau

a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)

b) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

c) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 3. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:

a) Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.

b) Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của con người Việt Nam.

Câu 4: Xác định câu rút gọn trong những trường hợp sau, chỉ rõ những thành phần được rút gọn và khôi phục lại thành phần bị rút gọn?

a. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! ( Khánh Hoài)

b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. (Tô Hoài)

c. - Những ai ngồi đấy?

- Ông Lí Cựu với ông Chánh hội. ( Ngô Tất Tố)

Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Bố em đi cày về.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...”

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

a, Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên?

b, Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn?

………..…….Hết……………………

Lưu ý: Các em làm câu hỏi ra giấy kiểm tra. Khi làm các em ghi câu hỏi sau đó ghi câu trả lời, ghi đầy đủ học tên. Nộp bài vào tiết 5 thứ 2 (ngày 14/02/2022). Bạn nào nộp muộn bị trừ điểm. lớp trưởng thu bài và nộp lại cho gv.

1
12 tháng 2 2022

đây là văn chứ có phải vật lí đâu

Đề 1  Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới“Củ khoai lớn ở ngoài đồngÔng trăng lên lớn ở trong bầu trờiCánh buồm lớn giữa biển khơiLá cờ lớn bởi gió vời lên cao.Con đường lớn với khát khaoNiềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tayCòn như con của mẹ đâyTrong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)Câu 1 : Xác định...
Đọc tiếp

Đề 1 

 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
“Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”

(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)
Câu 1 : Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2 : Em hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ sau:
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.
Câu 3 : Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 6 dòng thơ đầu.
Câu 4 : Theo em, qua lời ru trên, người mẹ muốn giáo dục cho con bài học gì ?
 

Giải ( by Nguyễn Thái Sơn)

Câu 1 :- Thể thơ lục bát.

           -PTBĐ : biểu cảm.

Câu 2 :

-Con được lớn khôn từng ngày chính là nhờ vòng tay yêu thương , che chở , nhờ sự chăm sóc , tận tụy của mẹ.

Câu 3:

-Điệp từ '' lớn''

-TD : nhằm nhấn mạnh rằng vạn vật đều lớn lên nhờ thế giới kì diệu , bao la này.

Câu 4 :

Qua lời ru trên , người mẹ muốn nhắn nhủ với người con rằng ;

-Không ai có thể lớn lên mà không có'' chiếc nôi ''rộng lớn của cuộc sống

-Phải biết ơn những người có công ơn sinh thành ra mình vì chính họ là người ban cho ta sự sống , ban cho ta tri thức, chăm sóc ta lớn khôn mỗi ngày đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

 

 

 

 

11