Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. PTBĐ chính: tự sự
b. Thành phần phụ trong câu:
Câu 1: "Ngay lúc ấy" -> trạng ngữ
c.
- Phép thế:
"Cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát sau khuôn cửa sổ" được thế bởi cụm "con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông này" ở câu sau.
- Phép lặp từ "cánh buồm" giữa câu trước và câu sau.
d. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng qua hình ảnh "miền đất mơ ước" => cụm từ này tượng trưng cho những thứ vốn gần gũi giản dị thân quen mà con người vô tình quên đi, chợt nhận ra không bao giờ có thể chạm tới nên cảm thấy tiếc nuối.
Đoạn văn trên gửi gắm tâm tư của tác giả về triết lý cuộc đời qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Dòng suy nghĩ đánh thức trong lòng người đọc về nghịch lý cuộc sống. Con người ta không thể thoát khỏi những chùng chình, vòng vèo khiến ta quên lãng đi giá trị hạnh phúc, lâu bền ở ngay cạnh ta. Tuổi trẻ, ai cũng chăm chăm kiếm tìm giá trị hạnh phúc ở nơi xa mà không nhận ra rằng chính quê hương, gia đình là giá trị, vẻ đẹp đích thực. Tới khi nhận ra được chân lí này thì cũng đã muộn.
Ý nghĩa - Giá trị- Về nội dung: Học sinh cảm nhận, phân tích được những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, đồng thời biết thức tỉnh, trân trọng giá trị của những vẻ đẹp bình dị ngay cạnh ta, tôn trọng giá trị cuộc sống gia đình.
- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng và cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật trong ngòi bút của tác giả.
a)
Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn mà trái lại thật hào hùng, phấn chấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả , mà cả " câu hát" - hơi thở khỏe khoắn của hồn người cũng có sức thổi căng cánh buồm của đoàn thuyền đang lướt sóng. Như vậy, ngay từ đoạn thơ thứ nhất ở bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã thể hiện tâm hồn phơi phới của những con người làm chủ cuộc đời.
b. Từ có thể thay thế từ " chiều hôm" trong đoạn văn em vừa chép : Chiều hôm => Hoàng hôn
c. Xác định câu chủ đề của đoạn văn: Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa cảnh ra khơi
1. Chép ba câu thơ
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.
3. Yêu cầu:
- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy
- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh: Không khí lặng im như bị gió chặt đứt ra từng khúc, gió lại giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.
- Tác dụng:
+ Biện pháp so sánh nêu lên cảm nhận của anh thanh niên về sự khắc nghiệt của thời tiết.
+ Khắc họa không gian núi rừng Sa Pa vào lúc 1 giờ sáng – giờ ốp của anh thanh niên: vắng lặng, giá rét…
+ Qua biện pháp so sánh cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên. Người con trai ấy vẫn miệt mài, nghiêm túc thực hiện công việc của mình theo đúng lịch trình dù không có ai theo dõi, dù điều kiện thời tiết khó khăn.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh: Không khí lặng im như bị gió chặt đứt ra từng khúc, gió lại giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.
- Tác dụng:
+ Biện pháp so sánh nêu lên cảm nhận của anh thanh niên về sự khắc nghiệt của thời tiết.
+ Khắc họa không gian núi rừng Sa Pa vào lúc 1 giờ sáng – giờ ốp của anh thanh niên: vắng lặng, giá rét…
+ Qua biện pháp so sánh cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên. Người con trai ấy vẫn miệt mài, nghiêm túc thực hiện công việc của mình theo đúng lịch trình dù không có ai theo dõi, dù điều kiện thời tiết khó khăn
– Đoạn văn là lời kể của anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đang kể về công việc của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ.
– Lời kể ấy được nói ra trong tình huống mọi người đang lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.
– Những lời tâm sự cho thấy:
+ Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.
+ Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.
– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.
1. Hoàn cảnh:
- Viết năm 1970, kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.
- Tác phẩm in trong tập Giữa trong xanh (xuất bản năm 1972).
Tình huống truyện
- Đơn giản, tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.
- Cơ hội khắc họa những chân dung lao động của anh thanh niên một cách tự nhiên: khi chính anh bộc lộ qua lời nói, hành động và qua sự đánh giá của người họa sĩ già. Đánh giá khách quan
- Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà chỉ nghe đến thôi người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc miệt mài say mê cho đất nước.
a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
b. Thành phần phụ chú: "cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau cửa sổ"
Thành phần phụ chú trên bổ nghĩa cho từ "cánh buồm"
c. Phép liên kết câu trong đoạn văn:
- Phép lặp: Cánh buồm - Cánh buồm.
- Phép thế: con đò, cánh buồm, cánh buồm nâu bạc => đều chỉ một sự vật là "con thuyền"
d. Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn đó là phép ẩn dụ "miền đất mơ ước".
"Miền đất mơ ước" chính là miền đất mà Nhĩ không bao giờ còn có thể đặt chân tới. Nhĩ vốn là người quảng giao, đi nhiều, chưa từng bỏ xót một xó xỉnh nào trên quả địa cầu, nhưng chỉ riêng bãi bồi bên sông là anh chưa từng đặt chân tới. Trong những ngày cuối đời, khi anh bị liệt nửa người và việc di chuyển từ mép giường ra đến cửa sổ cũng khó khăn như đi nửa vòng trái đất, thì việc đặt chân sang bãi bồi bên sông chính là tượng trưng cho những việc, những giá trị vốn quen thuộc, bình dị, ý nghĩa nhưng lại bị con người lãng quên. Con người cả cuộc đời thường đuổi theo những giá trị hư ảo, danh vọng, địa vị nhưng khi nhìn lại, họ dường như quên đi mất những gì vốn quen thuộc, gần gũi với mình. Nói như Nguyễn Minh Châu thì vì những "vòng vèo chùng chình" của cuộc sống mà con người đã không thể đặt chân tới được "vùng đất mơ ước". Hình ảnh ẩn dụ này nói riêng và cả thiên truyện nói chung đã gợi ra những ý nghĩa triết lý sâu sa về cuộc sống và về cuộc đời/